Thủ tục phá sản là gì

Phá sản là một trong những yếu tố không thể tránh khỏi kinh tế vi mô. Tình trạng doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả, dẫn đến việc mất khả năng thanh toán các chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh thì bắt buộc phải phá sản. Vậy phá sản là gì? Luật phá sản mới nhất hiện nay quy định thế nào về thủ tục và các điều kiện để tuyên bố phá sản hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Phá sản là gì?

Theo Wikipedia, Phá sản [tiếng anh: Bankrupt, Bankruptcy] là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.

Tại Việt Nam phá sản được định nghĩa trong Luật Phá Sản 2014 như sau: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Phá sản là gì

Các hình thức phá sản

Có 2 hình thức phá sản đó chính là: phá sản đơn và phá sản gian lận.

Phá sản đơn là khi chủ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản để duy trì và phát triển công ty.

Phá sản gian lận là khi chủ doanh nghiệp cố tình gian trá trong hoạt động kế toán, che giấu tài sản nợ, khai gian tài sản hiện có.

Luật phá sản 2014 mới nhất hiện nay

Luật phá sản 2014 mới nhất hiện nay

==> Link tải: Luật Phá Sản 2014 PDF.

==> Link tải: Luật Phá Sản 2014 Word.

>

Thủ tục làm hồ sơ phá sản doanh nghiệp

Thủ tục làm hồ sơ phá sản doanh nghiệp

1. Đối tượng thực hiện

Chủ nợ, người lao động trong trư­ờng hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động.

Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước Các cổ đông công ty cổ phần Thành viên hợp danh công ty hợp danh. Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

2. Cơ quan thực hiện

Tòa án nhân dân tỉnh nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh thành phố. Toà án nhân dân huyện, thành phố có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố đó.

3. Lệ phí

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản [sau đây gọi là lệ phí phá sản] là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Mức lệ phí phá sản được quy định hiện nay là 1.500.000 VNĐ. Tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ do tòa án nhân dân quyết định dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và sẽ được thông báo sau khi nộp đơn yêu cầu phá sản.

Thời hạn giải quyết

Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.

Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Hồ sơ xin phá sản doanh nghiệp

Hồ sơ phá sản doanh nghiệp

1. Người nộp đơn là chủ nợ

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a] Ngày, tháng, năm làm đơn;

b] Tên, địa chỉ của ngời làm đơn;

c] Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d] Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đợc doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;

đ] Quá trình đòi nợ;

e] Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Người nộp đơn là người lao động

Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a] Ngày, tháng, năm làm đơn;

b] Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;

c] Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d] Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;

đ] Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3. Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a] Ngày, tháng, năm làm đơn;

b] Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c] Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a] Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b] Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c] Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được.

d] Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm.

đ] Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm [mẫu 3];

e] Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g] Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

4. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

5. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần

Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .

6. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh

Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đợc thực hiện như mục III.

Thời gian giải quyết:

Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.

Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.

Địa điểm tiếp nhận: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân các huyện, thành phố.

Tóm lại về phá sản

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản được quy định rõ ràng trong Luật phá sản 2014 [mới nhất hiện nay]. Có 2 hình thức là phá sản đơn và phá sản gian lận. Tòa án nhân dân tỉnh, huyện, thành phố là nơi tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan đến phá sản doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề