Thủ tướng chính phủ bây giờ là ai

[Bqp.vn] - Ngày 28/7, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, Trưởng ngành nhiệm kỳ Chính phủ 2021 - 2026. Căn cứ Hiến pháp 2013, các Nghị quyết của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký các Quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Chính phủ. [ảnh: TTXVN]

Chiều tối cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ Công bố và trao các Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cùng dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao các Quyết định của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các ông: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái và Lê Văn Thành. Riêng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang chủ trì công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam nên không tham dự buổi Lễ.

Chủ tịch nước cũng đã trao Quyết định bổ nhiệm các vị trí Bộ trưởng gồm: Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an; ông Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư; ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài Chính; ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng; ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đang bận chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 không tham dự buổi Lễ.

Bốn Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gồm: ông Trần Văn Sơn - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ông Đoàn Hồng Phong - Tổng thanh tra Chính phủ cũng được trao Quyết định bổ nhiệm lần này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa, chúc mừng các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Trưởng ngành, thành viên Chính phủ được trao Quyết định bổ nhiệm lần này.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong những thành tựu phát triển của đất nước nói chung, những kết quả đáng tự hào của Chính phủ qua các nhiệm kỳ nói riêng trong những năm qua đều có sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tầng lớp nhân dân.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được biết từ thời điểm kiện toàn các chức danh Lãnh đạo Nhà nước đến nay, tuy thời gian không nhiều nhưng tập thể Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu đã bắt nhịp, kịp triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành; tiếp tục thể hiện một tập thể năng động, quyết liệt hành động. “Chỉ có tinh thần đoàn kết, quyết tâm mới thành công. Chỉ có khát vọng trong suy nghĩ và hành động mới đưa đất nước tiến lên nhanh hơn, bền vững hơn” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn tất cả các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu, khắc phục những tồn tại, yếu kém; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong công tác chỉ đạo, điều hành. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Hiến pháp và pháp luật; xây dựng tập thể Chính phủ đoàn kết, năng động, quyết liệt hành động, nói đi đôi với làm; xây dựng bộ máy Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước thống nhất, liêm chính, dân chủ, kỷ luật, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực sự là của dân, do dân và vì dân, “lấy dân làm gốc”.

Cùng với đó, các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; trước mắt là chỉ đạo ngăn chặn, đẩy lùi cho được đại dịch COVID-19, sớm đưa nước ta trở về “trạng thái bình thường mới”, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thay mặt các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ nguyện cống hiến hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thượng tôn pháp luật, tuân thủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Hiến pháp, pháp luật quy định là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội; đồng thời luôn chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Chính phủ sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu của Chính phủ qua các thời kỳ, nhất là Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIV đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV quyết tâm tiếp tục xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước các cấp đoàn kết, liêm khiết, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; năng động đổi mới sáng tạo vì dân, gần dân, trọng dân; xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là chống dịch hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội thông qua; bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho nhân dân và an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế. Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được coi là công việc quan trọng cấp bách hiện nay. Để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, Chính phủ sẽ cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng nhau kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và nhất là thực hiện chiến lược vaccine.

Chính phủ quyết tâm thực hiện hiệu quả chiến lược vắc-xin với ba mũi nhọn là mua được vắc-xin nhiều nhất, nhanh nhất có thể, thúc đẩy nghiên cứu chuyển giao công nghệ để chủ động sản xuất vắc-xin trong nước và tiêm chủng miễn phí cho toàn dân kịp thời, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu là đầu năm 2022 cố gắng đạt miễn dịch cộng đồng và không để lỡ nhịp so với các nước khác trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Chia sẻ với những khó khăn của nhân dân do đại dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Chính phủ mong nhân dân vững tin, đoàn kết, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng “bình minh” của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ sẽ bằng mọi giải pháp với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội đã đề ra, đảm bảo đời sống cho đồng bào, xứng đáng với niềm tin, hy vọng và khát vọng phát triển đất nước của nhân dân ta.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, đất nước và nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

5 tháng 4 2021

Nguồn hình ảnh, STR/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sáng 5/4

Sáng nay 5/4, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc được 100% số phiếu.

Theo kết quả được Quốc hội Việt Nam công bố, ông Nguyễn Xuân Phúc được 468/468 đại biểu tín nhiệm.

Trước đó, ngày 2/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước.

Chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021 có sự thay đổi về nhân sự khi giữa năm 2018, ông Trần Đại Quang qua đời. Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ chức Quyền Chủ tịch nước từ 23/9 đến 23/10/2018.

Ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?

VN: Ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội - người dân có bất ngờ?

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

Tại Đại hội XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Báo VNExpress trích lời phát biểu của Tân Chủ tịch nước rằng nhiệm kỳ vừa qua, "con tàu Việt Nam" đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố, từ bất ổn kinh tế thế giới đến đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ liên tiếp tác động rất nặng nề đến sự phát triển của đất nước.

"Những thành tựu chúng ta giành được không chỉ đo bằng con số GDP tạo ra, mà còn là những giá trị xã hội vô hình không thể tính hết, đó còn là tinh thần đoàn kết, thi đua yêu nước, lòng quả cảm nhân hậu và tình người, sự bền bỉ và ái quốc trong nhân dân", ông Phúc nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Phúc [phải] trong một lần gặp mặt với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại một sự kiện quốc tế

Cũng như ông Vương Đình Huệ trở thành Chủ tịch quốc hội, việc ông Nguyễn Xuân Phúc thành Chủ tịch nước không gây bất ngờ cho nhiều người dân Việt Nam. Tại Đại hội 13, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo rằng:

  • Ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch Quốc hội
  • Ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước
  • Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng Bí thư
  • Ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng

Cũng trong sáng hôm nay, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trình danh sách đề cử để bầu Thủ tướng. Nhân sự được giới thiệu là Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Lần đầu tiên trong lịch sử

Ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Chủ tịch nước thứ 11 kể từ năm 1945, và là Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử được bầu giữ chức người đứng đầu Nhà nước.

Tuần trước, một số nhà quan sát sát thời sự Việt Nam đã bình luận với BBC về các thay đổi, điều chỉnh trong nhân sự lãnh đạo cấp cao của nhà nước Việt Nam.

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

GS Carl Thayer: ‘Tôi muốn Thủ tướng Phúc làm tiếp nhiệm kỳ hai’

Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc 'làm việc tích cực đến giờ chót'

Cụ thể, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói với BBC:

"Có một giai đoạn chuyển tiếp... và cách làm của Việt Nam là sau khi đảng Cộng sản tổ chức Đại hội xong, xác định được 200 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng thì những Ủy viên này chắc chắn ở những cương vị lãnh đạo cao rồi.

"Để tránh khoảng trống quyền lực, người ta làm trước, lách luật ở chỗ này là vẫn bầu nhưng của khóa này, tức là người miễn nhiệm cũng ở khóa này, kể cả Chủ tịch Quốc hội, rồi Chủ tịch nước, rồi Thủ tướng.

"Tức là miễn nhiệm ở khóa này và Quốc hội này bầu lên để chuyển tiếp thôi, còn đến tháng Năm sẽ bầu lại tất cả những chức danh này. Tuy về mặt hình thức thôi, nhưng mà sẽ có một cuộc bầu nữa, sau khi Quốc hội Khóa 15 được bầu, khi đó sẽ làm lại những thủ tục này."

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch nước

Đầu tháng 3, bình luận với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận xét:

"Tôi nghĩ nhiệm kỳ của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm được nhiều việc, đạt được những thành tựu rất xuất sắc và đáng trân trọng.

"Một là giữ được tăng trưởng kinh tế, thứ hai là đã có hội nhập và đã thực hiện được hội nhập với hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam [EVFTA], rồi thực hiện hiệp định hợp tác toàn diện, tiến bộ của Thái Bình Dương và xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], và mới đây ký kết hiệp định RCEP, là hiệp định hợp tác toàn diện khu vực.

"Như thế, tất cả những biện pháp về hội nhập kinh tế, chính phủ Việt Nam đã thực hiện đúng các lịch trình. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những biện pháp đẩy mạnh đầu tư công ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long."

Ông Nguyễn Xuân Phúc thăng tiến thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 67 tuổi, cử nhân Kinh tế, quê ở Quảng Nam. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội 3 khóa XI, XIII và XIV.

Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được biết đến là người thích đọc thơ, đưa các hình tượng ví von vào phát biểu.

Video liên quan

Chủ Đề