Thuế vat vãng lai là gì

Thuế vãng lai là gì? Đối tượng kê khai thuế vãng lai? Hồ sơ và trình tự khai thuế vãng lai như thế nào? Qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên.

Thuế vãng lai là gì? Thuế vãng lai thực chất không phải là một sắc thuế riêng biệt mà chính là một khoản thuế GTGT phải trích nộp lại cho địa phương nơi phát sinh doanh thu khi bán hàng ngoại tỉnh. Thế nào là “bán hàng ngoại tỉnh”?

Người nộp thuế cần cân nhắc về thuế vãng lai khi phát sinh doanh thu ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, trong các hoạt động:

Kinh doanh xây dựng

Bán hàng vãng lai

Lắp đặt

Chuyển nhượng bất động sản

Ví dụ:

Công ty B có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, có các kho hàng tại Hải Phòng, Nghệ An không có chức năng kinh doanh. Khi Công ty B xuất bán hàng hóa tại kho ở Hải Phòng cho Công ty C tại Hưng Yên thì Công ty B không phải kê khai thuế GTGT bán hàng vãng lai tại địa phương nơi có các kho hàng [Hải Phòng, Nghệ An].

2. Đối tượng kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh

Là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng tiếp tục tỉnh mà không lập đơn vị trực thuộc đơn vị giao cho đơn vị ở địa phương. – Là doanh nghiệp kinh doanh có các tỉnh phụ thuộc các tỉnh khác nhưng không thực hiện kế toán hạch toán, không khai thuế.

3.Trình tự kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh

Căn cứ khoản 6, Điều 10, Chương II Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011:

  1. Thuế suất thuế GTGT vãng lai tạm tính:

Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% thì chịu mức thuế suất thuế GTGT vãng lai là 2%

Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% thì chịu mức thuế suất thuế GTGT vãng lai là 1%

  1. Hồ sơ và trình tự kê khai thuế

Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 05/GTGT

Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được nộp theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai thuế trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với Chi cục Thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế để chuyển sang nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng

  1. Trình tự kê khai thuế

– Kê khai thuế GTGT vãng lai tại nơi xây dựng…:

Khi xuất hóa đơn cho khách hàng thì các bạn phải kê khai thuế GTGT vãng lai bằng cách vào phần mềm HTKK -> Thuế GTGT -> chọn tờ khai thuế GTGT KD ngoại tỉnh [05/GTGT] -> chọn tờ khai lần phát sinh.

– Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai 05, sau đó kết xuất và nộp tờ khai 05 tại cơ quan thuế nơi có hoạt động xây dựng…

– Nộp tiền thuế GTGT vào kho bạc nhà nước nơi có hoạt động xây dựng, sau đó sẽ được cấp chứng từ khấu trừ thuế. [lưu ý: các bạn phải lưu lại chứng từ này để chứng minh công ty đã nộp thuế].

– Kê khai thuế GTGT vãng lai tại trụ sở chính:

Sau khi nhận được chứng từ khấu trừ thuế, các bạn sẽ tiến hành kê khai tại trụ sở chính như sau: Đăng nhập vào phần mềm HTKK -> chọn tờ khai GTGT khấu trừ [01/GTGT] -> chọn phụ lục 01-1/GTGT, 01-2/GTGT, 01-5/GTGT. Tại Phụ lục 01-5/GTGT các bạn điền đầy đủ thông tin theo chứng từ khấu trừ thuế -> Ghi. Sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật số tiền vào chỉ tiêu số 39 trên tờ khai thuế.

Trong hệ thống thuế, thuế vãng lai đóng góp trong việc tăng cường nguồn thu ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, thuế vãng lai không áp dụng cho tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế. Vậy thuế vãng lai là gì? Khi nào phải nộp và cách tính thuế vãng lai như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Thuế vãng lai là gì?

Thuế vãng lai là loại thuế giá trị gia tăng phát sinh khi người nộp thuế có hoạt động xây dựng, lắp đặt trong ngành xây dựng, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh, nơi diễn ra các hoạt động đó.

Người nộp thuế vãng lai sẽ phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo một tỉ lệ [%] nhất định trên doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng. Số thuế này được nộp cho cơ quan thuế địa phương nơi thực hiện các hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản.

Lưu ý: không phải mọi giao dịch xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản đều thuộc đối tượng nộp thuế vãng lai. Mà đối tượng nộp thuế vãng lai được quy định theo pháp luật, sẽ được trình bày ở phần sau.

2. Khi nào phải nộp thuế vãng lai?

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 thông tư số 26/2015/TT-BTC:

“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính [sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh] thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.”

Nếu người nộp thuế phát sinh hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không phân biệt giá trị thì phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.

Ví dụ 1:

Công ty A có trụ sở ở Hà Nội, ký kết một hợp đồng với công ty B là chủ đầu tư về hoạt động tư vấn, giám sát công trình xây dựng tại Hải Phòng. Công ty A không phải kê khai và nộp thuế vãng lai trong trường hợp này.

Ví dụ 2:

Công ty A có trụ sở ở Hà Nội, ký kết một hợp đồng với công ty B là chủ đầu tư để thực hiện công trình được xây dựng [trong đó bao gồm cả hoạt động tư vấn, giám sát, thiết kế] Hải Phòng. Giá trị công trình bao gồm cả thuế giá trị gia tăng là 1 tỷ đồng. Công ty A phải kê khai và nộp thuế vãng lai tại Hải Phòng.

Ví dụ 3:

Công ty A có trụ sở ở Hà Nội, ký kết một hợp đồng với công ty B là chủ đầu tư để thực hiện công trình được xây dựng [trong đó bao gồm cả hoạt động tư vấn, giám sát, thiết kế] Hải Phòng. Giá trị công trình bao gồm cả thuế giá trị gia tăng là 900 triệu đồng. Công ty A không phải kê khai và nộp thuế vãng lai tại Hải Phòng trong trường hợp này.

Ví dụ 4:

Công ty A có trụ sở tại Hà Nội mua 15 căn nhà thuộc một dự án ở Đà Nẵng. Công ty A bán lại cho công ty B. Trường hợp này, công ty A phải kê khai và nộp thuế vãng lai ở Đà Nẵng.

3. Cách tính thuế vãng lai

Người nộp thuế phát sinh hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì:

  • Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng
  • Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng.
    \>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 167.000đ/THÁNG

4. Các trường hợp được miễn thuế vãng lai

4.1. Bán hàng giao đến công trình ngoại tỉnh

Ví dụ: Công ty A có trụ sở ở Hà Nội bán xi măng cho công ty B có trụ sở tại Hưng Yên. Theo hợp đồng, xi măng sẽ được giao cho công trình của công ty B tại Hưng Yên. Hoạt động này của công ty A không được coi là hoạt động vãng lai và không phải kê khai, nộp thuế vãng lai tại Hưng Yên.

4.2. Công việc sửa chữa máy móc ngoại tỉnh

Ví dụ: Công ty A có trụ sở ở Hà Nội sửa chữa máy móc cho công trình của công ty B tại Hưng Yên. Hoạt động này của công ty A không được coi là hoạt động vãng lai và không phải kê khai, nộp thuế vãng lai tại Hưng Yên.

4.3. Bán hàng tại các kho ngoại tỉnh

Ví dụ : Công ty A có trụ sở ở Hà Nội và kho hàng ở Bình Dương không có chức năng kinh doanh. Khi công ty A xuất bán hàng ở kho Bình Dương cho khách hàng thì công ty A không phải kê khai và nộp thuế vãng lai tại Bình Dương.

4.4. Hoạt động cho thuê máy móc

Ví dụ: Công ty A có trụ sở ở Hà Nội cho công ty B thuê máy móc tại công trình của công ty B tại Hưng Yên. Hoạt động này của công ty A không được coi là hoạt động vãng lai và không phải kê khai, nộp thuế vãng lai tại Hưng Yên.

4.5. Hoạt động xây dựng công trình dưới 1 tỷ đồng

Với hoạt động xây dựng công trình dưới 1 tỷ đồng thì không thuộc đối tượng được miễn thuế vãng lai. Tuy nhiên, không áp dụng với trường hợp chuyển nhượng bất động sản, tức là chuyển nhượng bất động sản có giá trị dưới 1 tỷ đồng thì vẫn phải áp dụng thuế vãng lai.

Hi vọng, qua bài viết này, các bạn có thể có thêm thông tin về thuế vãng lai, cách tính cũng như các trường hợp được miễn thuế vãng lai để áp dụng vào công việc.

Thuế vãng lai nộp bao nhiêu phần trăm?

Thuế vãng lai được thu bởi cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh. Thuế suất thuế vãng lai thường chiếm tỷ lệ 1% hoặc 2% trên tổng doanh thu của hoạt động khi bán hàng ngoại tỉnh, kể cả việc thi công xây dựng, lắp đặt và chuyển nhượng bất động sản.

Nộp tiền thuế vãng lai ở đâu?

Thuế vãng lai là thuế giá trị gia tăng tạm nộp cho ngân sách tỉnh nơi phát sinh các hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản khi trụ sở chính của doanh nghiệp không thuộc tỉnh đó.

Ai phải nộp thuế vãng lai?

Thuế vãng lai [hay thuế vãng lai ngoại tỉnh] là loại thuế phải nộp khi người nộp thuế phát sinh hoạt động kinh doanh, lắp đặt trong ngành xây dựng mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh không thuộc tỉnh đặt trụ sở chính.

Doanh thu bao nhiêu thì nộp thuế vãng lai?

Như vậy đơn vị có phải nộp tờ khai thuế vãng lai không ? Theo thông tư 156/2013/TT-BTC có nêu công trình ngoại tỉnh từ 1 tỷ đồng trở lên bao gồm thuế GTGT thì phải nộp tờ khai vãng lai.

Chủ Đề