Thuốc chống say xe cho bà mẹ cho con bú

Tình hình là tết này, mặc dù rất rất không vui, nhưng em vẫn phải về quê chồng ăn tết [hơn 100km hu hu!]. Em thì say xe rất là nặng, nhất là sau một thời gian bầu bì và hậu sinh kéo dài hơn 1 năm. Mọi lần vẫn dùng thuốc + dán cao + gừng đủ kiểu, vẫn say nhưng đỡ hơn. Lần này em đang băn khoăn vì đang cho con bú, không hiểu thuốc có ảnh hưởng đến sữa không, nhưng không uống thì chắc chắn say dữ dội. Ai có kinh nghiệm vụ này không nhỉ?

bác sĩ cho e hỏi e đang cho con bú có dán được miếng dán chống say tàu xe ko ạ

Chào em ! Miếng băng dán [hay còn gọi là cao dán] dùng dán lên da sau tai để chống say tàu xe. Miếng dán chống say tàu xe là loại có tác dụng toàn thân hay còn gọi là băng dán xuyên da [có tác dụng không khác gì thuốc uống]. Sau khi dán lên da khô phía sau tai, các thành phần thuốc trong miếng dán sẽ thấm dần xuyên qua da vào máu và phát huy tác dụng toàn thân . Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn. Khi dán trên da, các dược chất sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da [vùng sau tai], thuốc sẽ thấm dần vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe. Vì mang tính chất như dược phẩm nên dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, miếng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụng phụ gọi là liệt đối giao cảm [có tác động đến hệ thần kinh] làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt [làm mắt nhìn mờ, hoa mắt].... Không được dán ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất này và có thể gây ngộ độc .Không dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Vậy em đang cho con bú cũng không nên dùng miếng cao dán chống say tàu xe này Thân chào !

Tags:Nội Khoa

Nhiều phụ nữ bị say tàu xe nặng thường xuyên phải dùng thuốc chống say xe. Tuy nhiên, khi mang bầu mà phải di chuyển bằng tàu xe thì vấn đề có vẻ trở nên nan giải hơn và thực tế nhiều người vẫn dùng thuốc chống say xe ngay cả khi mang bầu và cho con bú. Liệu có đúng không ?

Trong số các hoạt chất chống say tàu xe sử dụng theo đường uống thì thuốc chứa Cinnarizine và Diphenhydramine là hai trong số các loại phổ biến hơn cả. Trong bài viết này, hãy cùng xem, loại thuốc chứa Cinnarizin có an toàn không khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Đặc điểm chung của phân loại thuốc Cinnarizin

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai của thuốc Cinnarizin: C [FDA]

Mức độ an toàn loại C [FDA]: Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.

Nhóm thuốc: Thuốc kháng histamine H1.

Tên hoạt chất: Cinnarizine.

Biệt dược: Cinaz, Vertizon, Stugeron, Stugon-pharimex, Brawmicin, Vertiflam.

Chỉ định của thuốc Cinnarizin

Phòng say tàu xe. Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Meniere

Rối loạn mạch máu mão và mạch ngoại vi khác.

Chống chỉ định của Cinnarizin

Mẫn cảm Cinarizin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều và cách dùng của thuốc Cinnarizin

Phòng say tàu xe: 25 mg, uống 2 giờ trước khi đi tàu xe, sau đó 15 mg mỗi 8h trong cuộc hành trình nếu cần.

Rối loạn tiền đình: 30 mg/lần, 3 lần mỗi ngày.

Rối loạn mạch não: 75 mg/lần, 1 lần mỗi ngày.

Rối loạn mạch ngoại vi: 75 mg/lần, 2 – 3 lần mỗi ngày .

Thuốc nên uống sau bữa ăn.

Chuyển hóa của thuốc Cinnarizin

Thuốc đào thải qua phân là chính ở dạng không biến đổi và trong nước tiểu chủ yếu ở dạng đã chuyển hóa.

Không có thông tin về việc thuốc có qua nhau thai và sữa mẹ hay không.

Độc tính của thuốc Cinnarizin

Nghiên cứu trên động vật không cho thấy thuốc gây quái thai và dị tật thai nhi. Chưa có bằng chứng đầy đủ trên người được thiết lập về tính an toàn của cinarizin trong thời kỳ mang thai.

Độc tính trên trẻ bú mẹ chưa được biết đến.

Sử dụng thuốc Cinnarizin cho phụ nữ có thai 

Do bằng chứng chưa đầy đủ, không nên dùng thuốc trong thai kỳ.

Sử dụng thuốc Cinnarizin cho phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kì này. Nếu muốn dùng thuốc, nên tạm ngưng cho con bú và chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng điều trị bằng thuốc này từ 1 – 2 ngày  để thuốc thải hết khỏi cơ thể.

Một số tác dụng phụ của thuốc Cinnarizin

Thuốc có thể gây ngủ gà, đặc biệt khi bắt đầu điều trị, vì vậy cần tránh các công việc cần sự tỉnh táo như lái xe.

Thường gặp ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, khô miệng, tăng cân, ra mồ hôi, phản ứng dị ứng.

Chú ý: Uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày. Thận trọng khi dùng liều cao cho người bệnh hạ huyết áp.

DS. Nguyễn Bá Nghĩa [DS. Hói]

Những nguyên nhân dẫn đến say xe

Say xe [say tàu, say sóng] là một phản ứng tự nhiên của cơ thể do không thích nghi được trước những kích thích xảy ra trong quá trình di chuyển bằng tàu biển, tàu hoả, máy bay… phổ biến nhất là ô tô. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu, chóng mặt là do não bộ không xử lý được các tín hiệu từ chuyển động trong tai, chuyển động ở mắt và cảm nhận cơ thể xảy ra khi đi tàu xe.

Những người say xe thường là những người có hệ tiền đình yếu. Hệ tiền đình nằm ở tai trong là một phần của hệ thần kinh. Hệ tiền đình không chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh bên ngoài, mà còn giúp cảm nhận các chuyển động và giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi ngồi trên tàu xe, cơ thể bị dao động nhỏ theo chuyển động của xe, khiến dịch lỏng này chuyển động gửi tín hiệu đến hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, mùi ô tô cũng là một nguyên nhân gây say xe. Ô tô là một không gian nhỏ, khá kín, thường xuyên sử dụng điều hoà. Do đó ô tô thường bị ám nhiều loại mùi như mùi hôi ẩm mốc, mùi máy lạnh, mùi cơ thể, thuốc lá… Khi cơ thể nhạy cảm, gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các mùi này cũng sinh ra triệu chứng say xe.

Ngoài ra tiếng ồn trong xe cũng dễ gây tình trạng khó chịu, đau đầu… Tình trạng này thường gặp ở những xe ô tô cách âm chưa tốt, bị nhiễm tiếng ồn từ bên ngoài, tiếng gió rít, tiếng lốp xe vọng từ gầm…

Những biện pháp chống say xe hiệu quả

1. Ngủ đủ giấc

Trạng thái cơ thể quyết định rất nhiều đến trải nghiệm trong các chuyến đi. Nếu cơ thể đang mệt mỏi thì khả năng bị say xe sẽ rất cao, ngay cả với người ít bị say xe. Do đó, trước mỗi chuyến đi, nhất là các chuyến đi xa nên chú ý ngủ đủ giấc, không nghĩ ngợi hay lo lắng nhiều, để tinh thần thật thoải mái…

2. Hạn chế ăn trước khi khởi hành

Theo các chuyên gia một trong những cách chống say tàu xe hay là hạn chế ăn no, không dùng thức uống có cồn, thức uống có ga, thực phẩm giàu chất béo, các sản phẩm chế biến từ đậu, nếp… Tuy nhiên cũng đừng để cơ thể quá đói, bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi.

3. Không ngồi ở đuôi xe

Nguyên nhân phần lớn của tình trạng say xe là do hệ tiền đình cảm nhận được sự dao động, chuyển động của cơ thể. Do đó, nếu là người dễ bị say xe, bạn nên ưu tiên chọn các hàng ghế đầu hoặc giữa. Tránh chọn hàng ghế sau vì sẽ có thể chịu dằn xóc, dao động mạnh dẫn đến say xe.

4. Không đọc sách báo

Nếu mắt lại quá tập trung 1 điểm đứng yên như đọc sách, báo… sẽ khiến não bộ càng rối loạn hơn trong việc xử lý, dẫn đến tình trạng say xe. Vì thế đây là lý do không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nhiều.

5. Ấn huyệt nội quan và hợp cốc

Theo Đông y, say xe là do khí ở bụng không thông, thêm vào việc xe di chuyển làm cơ thể lắc lư gây nên tình trạng mất cân đối khiến thanh khí [khí sạch] không lên thay đó vào khí bẩn. Huyệt nội quan nằm ở cổ tay, dưới các đường ngấn cổ tay. Huyệt hợp cốc nằm ở góc xương ngóc tay cái và tay trỏ.

6. Dùng dầu gió

Dùng dầu gió là cách chống ói khi đi xe, chống say xe được áp dụng rất phổ biến. Mùi dầu gió sẽ giúp xoa dịu cơ thể, nhất là khi cơ thể phản ứng mạnh với mùi ô tô.

7. Uống giấm ăn pha với nước ấm

Uống giấm ăn pha với nước ấm là một cách phòng chống say xe khá hiệu quả. Trước khi khởi hành, bạn có thể pha một ít giấm ăn với nước ấm. Tuy nhiên tránh uống khi bụng đói.

8. Uống trà hoa cúc

Theo Đông y, hoa cúc có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm tiết axit trong dạ dày… Trước khi khởi hành, bạn có thể uống trà hoa cúc hoặc chuẩn bị sẵn trà trong bình giữ nhiệt để mang theo uống khi cần.

9. Dùng cam thảo

Cam thảo là một loại dược liệu đem đến nhiều lợi ích. Bạn có thể nhai trực tiếp, sắc theo bài thuốc hoặc dùng các sản phẩm chứa thành phần này như trà cam thảo, kẹo cam thảo…

10. Ăn hoặc uống gừng tươi

Trước khi khởi hành bạn có thể cắt vài lát nhỏ gừng, giã nát rồi vắt ép lấy nước uống. Tiện hơn có thể nhai trực tiếp, sau đó uống với nước ấm. Trong quá trình đi xe, ngậm một lát gừng mỏng hoặc đặt một lát gừng ở khẩu trang cũng giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng say xe.

11. Dùng vỏ quýt/cam/chanh/bưởi

Sử dụng các loại vỏ quýt, cam, chanh, bưởi… là mẹo vặt chống say xe được khá người áp dụng, đặc biệt hợp với những người kỵ mùi ô tô. Tinh dầu trong vỏ của các loại trái cây này có hương thơm dễ chịu, tác dụng an thần [trấn an hệ thần kinh], chống co thắt dạ dày, hạn chế đau đầu, buồn nôn…

12. Tắt máy lạnh, hít thở khí trời

Nếu xe quá nặng mùi, không biết làm gì để hết buồn nôn, bạn có thể tắt máy lạnh, hạ cửa kính, hít thở không khí ngoài trời. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng cách này hơi bất tiện nếu bạn đang di chuyển các tuyến đường nhiều xe cộ, mật độ bụi dày.

13. Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang là một mẹo chống say xe nên kết hợp áp dụng với các mẹo khác. Đeo khẩu trang sẽ giúp bạn tránh được các mùi xe khó chịu, đồng thời cũng tăng cường bảo vệ cho bạn khi tiếp xúc gần với người ngồi cạnh.

15. Uống thuốc say xe

Uống thuốc say xe là một cách không bị say xe hữu hiệu. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống say xe. Trong đó có các loại thuốc chống say xe phổ biến bạn có thể tham khảo như:

Thuốc chống say xe của Nhật dạng viên Arenol: Sử dụng cho người 15 tuổi trở lên. Với người già, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Thuốc chống say xe của Thái Lan Dimenhydrinate: Sử dụng trẻ em từ 8 tuổi trở lên. Sử dụng được với phụ nữ cho con bú, phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở lên. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

16. Miếng dán chống say xe

Bên cạnh thuốc chống say xe còn có một loại khác cũng đem đến hiệu quả tương tự đó là miếng dán chống say xe, hoạt động theo hệ điều trị xuyên da. Miếng dán say xe thiết kế dạng băng dính mỏng nhỏ, hình tròn hoặc hình vuông, khi dùng dán ở vùng da phía sau tai.

17. Vệ sinh ô tô thường xuyên

Như đã nói, một trong những nguyên nhân say xe là do ô tô có mùi khó chịu. Rất nhiều người dùng ô tô chỉ quan tâm đến việc chăm sóc, vệ sinh ngoại thất mà bỏ quan vệ sinh nội thất vì cứ nghĩ “không có gì bẩn”. Bên cạnh đó nếu có thể nên nâng cấp nội thất sang trọng và sạch sẽ hơn bằng các trang bị như sử dụng thảm trải sàn xe 5D – 6D, bọc ghế da ô tô [nếu đang dùng ghế nỉ], bọc trần xe ô tô…

Nếu ô tô đang bị ồn nhiều, nhiễm nhiều tạp âm từ bên ngoài khiến đi xe bị đau đầu, khó chịu… bạn có thể dán miếng cách âm cho xe, phủ gầm xe…

18. Các thức ăn giúp giảm say xe

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt đem đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá, giúp giảm cảm giác say xe.
  • Bánh mì, bánh quy giòn, bánh sandwich: Các loại bánh giúp làm nhẹ dạ dày, giảm cảm giác say xe hiệu quả.
  • Trái cây sấy khô: Theo nhiều chuyên gia, các loại trái cây sấy khô có công dụng xoa dịu hệ thần kinh cảm giác, chứa nhiều natri giúp giảm các triệu chứng say xe.
  • Các loại kẹo ngọt, the mát: Ngậm kẹo bạc hà, kẹo trái cây, kẹo gừng hay nhai kẹo cao su giúp giảm thiểu đáng kể cảm giác buồn nôn.
  • Nước: Cơ thể luôn cần bổ sung nước đầy đủ. Theo nhiều nghiên cứu, nước có tác dụng giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên cần chú ý không nên uống quá nhiều nước trong 1 lần.

Carmudi Vietnamlà website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Video liên quan

Chủ Đề