Tiết dạy khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm

Trường Mầm non Yên Sở: Thiết kế một số hoạt động cho trẻ em khám phá trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

A. Đặt vấn đề

     I- Lý do chọn đề tài

     1. Cơ sở lý luận

     Như chúng ta đã biết dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh, khi đó học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy, cô có thể tìm ra, khám phá ra những tri thức mới mà bản thân còn chưa biết hoặc chưa rõ, hình thành những thói quen tư duy đọc lập, sáng tạo. Phát triển toàn diện các kỹ năng sống và những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội.

     Quá trình giáo dục hay dạy học, về cơ bản gồm hai mặt quan hệ hữu cơ giữa giáo viên và trẻ. Theo A. Kômenski: “ Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhảy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách … hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học được nhiều hơn”. R.C.Shama viết: “ Trong phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của người học. Mục đích là phát triển ở học sinh kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết vấn đề…” theo từng độ tuổi phù hợp.

     Thực chất của quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm là hệ phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm còn gọi là hệ phương pháp dạy- tự học, được xem là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

     Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy – học với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập và sự trợ giúp của phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống cho cá nhân, gia đình và xã hội.

     Với phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm thì học sinh chỉ ngồi nghe thầy cô giảng bài, ghi chép và học thuộc lòng nên kiến thức rất hời hợt và máy móc. Việc thay đổi phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng để đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay.

     Phương pháp dạy - học lấy trẻ em là trung tâm là phương pháp học tập tích cực, khác với phương pháp dạy học truyền thống. Giáo viên được tập huấn cách thiết kế và giảng dạy theo phương pháp dạy- học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng vai, tự làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có, sử dụng trò chơi học tập.

     Bản thân là một giáo viên tôi hiểu rất rõ về trách nhiệm của mình, tôi luôn muốn học sinh của tôi được trải nghiệm, tư duy, được tìm tòi những gì mà trẻ còn chưa biết trong cuộc sống một cách thoải mái, không gò bó. Vậy làm thế nào để có thể thục hiện điều đó? Tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Tôi phải làm thế nào để học sinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quả như mục tiêu đề ra. Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế một số hoạt động cho trẻ khám phá trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” để làm đề tài nghiên cứu.

     2- Cơ sở thực tiễn

     Năm nay tôi được BGH nhà trường giao cho phụ trách lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Lớp tôi có 34 cháu, trong quá trình dạy trẻ  tôi đó gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

     a/ Thuận lợi:

  - Phòng giáo dục quận luôn đi sâu đi sát trong việc chỉ đạo chuyên môn:

+ Thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập để giáo viên trong quận học tập, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Mời giảng viên về bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên về các bộ môn, các cách làm đồ dùng đồ chơi.

- BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất , thời gian để giáo viên nhà trường tham gia học tập và bồi dưỡng chuyên môn.

+ Lớp được trang bị những cơ sở vật chất như vi tính, giá đồ chơi,đồ dùng học tập đầy đủ.

+ Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường: Kiến tập, trao đổi thảo luận về phương pháp dạy học.

 - Là một giáo viên mầm non luôn yêu nghề, mến trẻ không ngại vất vả ,ham học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Có tinh thần trách nhiệm, tìm tòi và tạo một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động của trẻ.

- Được sự quan tâm ,ủng hộ của các bậc phụ huynh về các nguyên vật liệu, tranh ảnh để giao viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.

     b/ Khó khăn

- Bên cạnh những thuận lợi đó còn có những khó khăn nhất định:

+ Trong những năm qua giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện nhưng các việc tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát hiện được tính tích cực, chủ động, sang tạo ở trẻ, đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện được việc quan sát các biểu hiện, các hành vi cũng như khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ năng của mỗi trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động.

+ Phương pháp tổ chức các hoạt động còn rập khuôn, chưa sang tạo, còn cứng nhắc, việc thực hiện cáchoạt động học tập vui chơi vẫn rơi vào tình trạng giáo viên là trung tâm.

+ Lớp học thì chật hẹp trong khi học sinh thì đông, điều này ảnh hưởng rất lớn đến  việc tổ chức thực hiên các hoạt động cho trẻ .

+ Đồ chơi chưa đủ chủng loại , chưa có nhiều đồ dùng , đồ chơi làm từ nguyên vật liệu mở, các tài liệu sách truyện chưa có nhiều để phục vụ cho chương trình giáo dục mầm non mới.

+ Đa số phụ huynh bận công việc hoặc lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới trẻ, tới quá trình tiếp nhận kiến thức của trẻ.

     3- Phạm vi thực hiện đề tài

Thực hiện ở lớp 3-4 tuổi - trường mầm non Yên sở

Thời gian thực hiện từ tháng 9/2018 đến 4/2019

B. Nội dung

     I - Qúa trình thực hiện đề tài

     Ngay từ đầu năm giáo viên đánh giá sự tiếp thu của trẻ để lựa chọn phương pháp và biện pháp cho phù hợp.

     Tôi tiến hành khảo sát kĩ năng của trẻ như sau:

     a. Khảo sát 34 trẻ tôi thấy 

STT

Kỹ năng quan sát ,tìm ra đặc điểm ,

khả năng so sánh

Kết quả

Số lư­ợng

Tỷ lệ %

1

Loại tốt

4

12

2

Loại khá

9

27

3

Loại TB

16

54

4

Loại yếu

5

15

     Từ kết quả như­ trên , tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và dựa trên nhu cầu, khả năng của trẻ đưa ra nhiều đề tài phù hợp để “hoạt động khám phá trải nghiệm” đạt hiệu quả cao hơn.

     Dựa vào vốn kiến thức đã học và đư­ợc bồi d­ưỡng chuyên môn , tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:

     II- Các biện pháp thực hiện

     1. Biện pháp 1: Tìm đề tài phù hợp với trẻ.

    Trước hết giáo dục hướng trẻ chuẩn bị sớm thích nghi với sự thay đổi của môi trường, nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống. Tôn trọng nhu cầu và lợi ích, tiềm năng của trẻ. Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của trẻ là sự phát triển toàn diện nhân cách cho mình, hình thành và phát triển bản thân. Tôi dựa trên nhu cầu và nhận thức của trẻ lớp tôi để đưa ra đề tài phù hợp với khả năng của trẻ. Trẻ của lớp tôi đa số là con em của những gia đình buôn bán, không có thời gian để giúp con tìm tòi khám phá nên hạn chế về mọi mặt. Tôi không thể áp đặt các con phải đạt được những yêu cầu như trẻ khác mà đưa ra những đề tài quá với nhận thức của trẻ.

     + Tôi căn cứ vào đặc điểm của trẻ như: Khả năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ mà tôi đã quan sát được trong thời gian đầu trẻ đến trường để xác định đề tài cho phù hợp.

     + Tôi căn cứ vào nội dung giáo dục theo từng độ tuổi [ trong chương trình giáo dục mầm non] để xác định đề tài phù hợp cho trẻ cụ thể như sau: 

Tháng

Tên đề tài

Hoạt động

10

Đôi bàn chân của bé

Khám phá

11

Những đôi tất xinh

Khám phá

12

Chiếc áo khoác xinh

Khám phá

1

Vì sao bé nghe được

Khám phá

2

Vật chìm, vật nổi

Khám phá

3

Cách pha sữa bột

Khám phá XH

4

Nước nóng, nước lạnh

Khám phá

     2. Biện pháp 2 : Thiết kế giáo án

     Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi này mầm non là: “Học bằng chơi, chơi mà học”. Vì vậy khi ta truyền thụ kiến thức cho trẻ bằng phương pháp, biện pháp trò chơi mà trẻ lĩnh hội được khi tri thức việc cung cấp cho trẻ mầm non về các sự vật hiện tượng chỉ nên dừng lại ở mức độ biểu tượng. Cần tăng cường yếu tố trực quan sinh động và hấp dẫn việc tổ chức và hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ thực sự là trẻ em được tự nói và tự làm. Giáo viên không nên nói và làm thay trẻ. Muốn phát huy tính tích cực của trẻ, yêu cầu giáo viên phải soạn bài tỉ mỉ và soạn theo hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó và phải lồng ghép các môn học khác như: hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, câu đố. Câu hỏi đặt ra phải phù hợp với nội dung bài học và khả năng tiếp thu của trẻ ở mọi đối tượng trong từng tiết học nên tôi đã mạnh dạn đưa 1 số giáo án vào giờ học.

Giáo án :

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Đề tài: Bàn chân của bé


I. Mục đích- yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của bàn chân - Biết nói lên cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động trải nghiệm 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 3. Thái độ: - Tích cực tham gia các hoạt động

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ đôi chân

II. Chuẩn bị 1. Địa điểm: - Trong lớp 2. Đội hình: - Trẻ ngồi sàn 3. Đồ dùng - Mô hình đường cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm cảm giác bàn chân - Màu nước cho trẻ in hình bàn chân - Giấy một mặt - Sơ đồ bàn chân - Quyển sách ảo thuật

- Giáo án điện tử

III. Cách tiến hành :

Nội dung

Thời gian

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức vào bài

1-2p

- Cô cho xuất hiện các chú chim cánh cụt được tạo hình từ bàn chân

- Xuất hiện con chim đại bàng bay đến lấy mất cái mũ của chú chim cánh cụt

- Cô tạo tình huống đi tìm mũ giúp chú chim cánh cụt đó.

- Trẻ quan sát

2.Phương pháp, hình thức tổ chức

a.Hoạt động1: Đặc điểm của bàn  chân
 

b.Hoạt động 2: Tác dụng của bàn chân

c.Hoạt đồng 3: Luyện tập củng cố

7-8p

7-10p

- Cho trẻ đi tìm con mũ theo sơ đồ đường đi gồm ngón chân, gót chân, bàn chân được sắp xếp bất kì. -> Cho trẻ phát hiện, quan sát và nhận xét bàn chân:

+ Chúng mình vừa đi trên con đường có gì?

+ Cái gì đây?

+ Con có nhận xét gì về bàn chân? + Bàn chân có đặc điểm gì? Gồm những phần nào?

+ Chúng mình có mấy bàn chân?

-> Chốt: Chúng mình có 2 bàn chân, một bàn chân phải và một bàn chân trái. Bàn chân gồm mũi chân có các ngón chân, lòng bàn chân và gót chân.
- Cho trẻ tiếp tục đi tìm mũ   theo sơ đồ đường đi, vừa đi vừa nhắc lại đặc điểm của bàn chân: gót chân, ngón chân, bàn chân…

- Cô tạo tình huống đã nhìn thấy mũ, để đến được chỗ lấy cái mũ cần phải di chuyển qua 1 đoạn đường. Yêu cầu 1 nhóm dùng chân, 1 nhóm không được dùng chân để di chuyển đến chỗ cái mũ.
-> Cho trẻ tự nhận xét đội nào nhanh hơn

-> Kết luận: Bàn chân giúp chúng ta đi lại thuận tiện hơn . Nếu không có bàn chân ta sẽ rất khó di chuyển, phải dùng đến các bộ phận khác: tay, mông…hoặc các dụng cụ hỗ trợ: xe lăn; lạng

[ Xem hình ảnh]
-> Chốt: Bàn chân không chỉ giúp ta đi lại mà còn giúp ta cảm nhận nhiều cảm giác khác nhau

- Giới thiệu con đường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: cát, sỏi , thảm bông, thảm gai, … cho trẻ dự đoán khi đi trên những chất liệu đó sẽ có cảm giác gì

-> Cho trẻ trải nghiệm đi trên đường-> Kết luận: Bàn chân giúp ta cảm nhận các vật mềm, cứng, nhọn, nóng, lạnh….

-> Giáo dục đi giầy dép để bảo vệ đôi bàn chân
 

- TC : Tìm đôi
+ Cách chơi: Trẻ tìm chân phải, chân trái tạo thành đôi chân

- TC1:  Đôi bàn chân xinh

+ Mục đích: Giúp trẻ củng cố lại đặc điểm của bàn chân

+ Cách chơi: Cho trẻ  nhúng chân vào màu-> in hình bàn chân ra giấy.

- Trẻ chia 2 nhóm theo 2 cô

- Trẻ trả lời
 

- Trẻ thực hiện

Trẻ chơi

3. Kết thúc

1p

- Nhận xét, kết thúc giờ học

     

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Đề tài: Những đôi tất xinh.

I. Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên đôi tất. Biết đặc điểm của chiếc tất: có phần cổ tất , gót tất và mũi tất.

- Trẻ biết đôi tất gồm 2 chiếc tất giống nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định ở trẻ. Trả lời được câu hỏi của cô.

- Trẻ tìm được 2 chiếc tất giống nhau ghép thành đôi.

- Trẻ có kỹ năng đi tất đúng cách.

3. Thái độ:

- Trẻ có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe vào mùa đông: đi tất.

- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của của cô:

- Khung cảnh Noel

- Trang phục : Công chúa tuyết, ông già Noel. Túi đựng quà

- 2 đôi tất. [ 2 cô], 1 số đôi tất người lớn, loại tất cổ cao.

- Powerpoint có chèn nhạc bài hát: Mèo con tìm tất, Nhạc Noel, Finger family, Bước chân cổ tích, video Ông già Noel, Video hướng dẫn cách đi tất.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

- Đủ số lượng mỗi trẻ 1 đôi tất [ các loại]

- Bài vè “ Đôi tất xinh”

- Bài hát “ Chiếc tất xinh” [ nhạc Finger family]

3. Đội hình:

- Cho trẻ ngồi trên sàn tại lớp.

III. Tiến trình hoạt động:

Thời gian

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1- 2 phút

18 – 20 p

1- 2 phút

3. Kết thúc:

1 ph

1. Ổn định tổ chức:

Cô C: Cho trẻ xem video Ông già Noel xếp quà đi tặng

Cô P [ đóng Ông già Noel] xuất hiện -> Trẻ phát hiện Ông già Noel đi thiếu 1 chiếc tất. 

Cô P : Vì vội chuẩn bị quà mang tới tặng các cháu nên Ông đi thiếu 1 chiếc tất. Không biết nó có lẫn trong hộp quà không nhỉ? Các cháu cùng về nhóm xem quà Ông tặng các cháu nhé!

- 2 cô cho trẻ về 2 nhóm tìm hiểu về chiếc tất.

2. Phương thức, hình thức tổ chức:

* HĐ 1: Bé biết gì về chiếc tất?

Mở hộp quà, mỗi trẻ lấy 1 chiếc tất trẻ thích.

2 Cô, mỗi cô chọn 1 chiếc tất.

- Cho trẻ quan sát chiếc tất và nhận xét:

+ Đây là cái gì?

+ Chiếc tất gồm có những phần nào? Ai nói được về chiếc tất của mình?

- Cô chỉ vào phần cổ tất, gót tất và mũi tất, cho trẻ nhắc lại.

+ Hai bạn quay vào nhau xem những chiếc tất của nhau [ màu sắc, to, nhỏ,…]

+ Theo các con tất dùng để làm gì?

=> Chốt: Đây là chiếc tất. Chiếc tất gồm có phần cổ tất, mũi tất và gót tất. Tất giúp chúng ta giữ ấm bàn chân.

- Hát và chỉ vào các phần của chiếc tất trên nền nhạc bài hát

 “ Finger family”

* HĐ 2: Tìm cho đủ đôi:

Hỏi trẻ:

+ Chúng ta có mấy bàn chân?

+ Theo các con 1 chiếc tất đã đủ chưa?

+ 2 chiếc tất được gọi là gì?

+ 2 chiếc tất cần phải như thế nào mới đúng là 1 đôi hả các con?

=> Chốt: 1 đôi tất là gồm 2 chiếc tất giống nhau. Chúng ta phải đi đôi tất vừa chân của chúng ta các con nhé!

- Cô và các con cùng tìm cho mình nốt chiếc tất còn lại sao cho đủ 1 đôi nhé!

Cho trẻ đi tìm 1 chiếc tất giống với chiếc tất của mình để ghép đôi [ Mở cánh cửa thần kỳ]

+ Vì sao con chọn chiếc tất này?

+ Làm thế nào để con biết đây là 1 đôi tất?

-> Cô mời các con xếp chồng 2 chiếc tất lên nhau để kiểm tra. Phần cổ tất, gót tất và mũi tất trùng nhau là đúng 1 đôi.

Cho trẻ xếp chồng 2 chiếc tất để kiểm tra.

- Giáo dục:

+Vào mùa đông , chúng ta cần giữ gìn sức khỏe như thế nào hả các con?

-> Mùa đông thời tiết lạnh, chúng ta cần mặc quần áo ấm và đặc biệt là đi tất để giữ ấm đôi bàn chân các con nhé!

* Hoạt động 3: Thực hành kỹ năng cởi và đi tất:

+ Các con đã biết cách đi tất chưa?

+ Theo các con đi tất như thế nào?

[ Cho trẻ nói theo ý hiểu]

- Cho trẻ xem video hướng dẫn cách đi tất : 2 tay kéo căng phần cổ tất, xỏ mũi bàn chân vào đúng mũi tất , sau đó kéo phần gót tất đúng vào gót chân, cuối cùng là kéo phần cổ tất ôm lấy cổ chân.

-> Cho trẻ thực hành đi tất.

- Củng cố: Cô và trẻ đọc bài vè “ Đôi tất xinh”

 Ve vẻ vè ve

Cái vè đôi tất

Mỗi chân một chiếc

Không thể tách rời

Giúp cho đôi chân

Ấm ơi là ấm

Ve vẻ vè ve!

A! Chân chúng ta ấm rồi!

Nào chúng ta cùng hát vang chào đón 1 mùa Giáng sinh an lành và vui vẻ nhé!

[ Cô cho trẻ đứng hát vận động bài hát: Jingle bell]

- Ngồi xem video và trò chuyện cùng cô

- Trẻ về 2 nhóm

- Trẻ lấy 1 chiếc tất trẻ thích.

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ trả lời

[ Cá nhân, tập thể ]

- 2 bạn quay vào nhau trò chuyện về chiếc tất của mình.

- Trẻ hát và chỉ vào phần mũi tất, cổ tất, gót tất khi hát.

- Trẻ nói theo ý hiểu

Trẻ  đi tìm chiếc tất còn lại [ trẻ tự quan sát màu sắc, họa tiết, xếp chồng để kiểm tra]

- Trẻ xếp chồng 2 chiếc tất để kiểm tra

- Trẻ trả lời.

Trẻ thực hành

- Hát và nhảy vui vẻ theo bài hát Jingle bell.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Đề tài:  Nước nóng - Nước lạnh

I. Mục đích- Yêu cầu

1 Kiến thức:

- Trẻ nhận biết nước nóng, nước lạnh, nước ấm.

2 Kỹ năng :                                                                                                   

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Trẻ sử dụng giác quan, mắt nhìn, tay sờ... để phân biệt nước nóng, lạnh

3 Thái độ :

- Tránh xa những vật gây bỏng và vật quá lạnh

- Hứng thú tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho cô:

- Giáo án điện tử

- Nhạc bài hát : Rain rain go away, nhạc trò chơi.

- Các dụng cụ: 10 Bình thủy tinh[ 4 bình nước nóng, 4 bình nước lạnh, 2 bình nước ấm], 2 Cốc thủy tinh.

- Rối: Giọt nước, tuyết, ông mặt trời, mây…

2. Đồ dùng của trẻ

- 18 Cốc nhựa.

- Lô tô hình ảnh: bị bỏng, ăn đá lạnh, uống phải nước nóng...

III. Cách ti ế n h à nh

Thời gian

Nội dung và tiến trình hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động

của trẻ

2-3 phút

15 -16 phút

5 phút

1 phút

1.Ổn định tổ chức

2.Phương pháp ,hình thức tổ chức

- Cô cho trẻ xem rối “giọt nước” kể về một ngày đi chơi của mình và xem có điều gì xảy ra.

 Cô hỏi trẻ:

+ Bạn giọt nước trong câu chuyện vừa rồi bị làm sao?

àHướng  trẻ vào bài: Đúng rồi các con ạ! Nước có thể nóng lên và cũng có thể lạnh đi đấy vậy bây giờ cô và các con cùng tìm hiểu về nước nóng – nước lạnh nhé!

a.Hoạt động 1 : Cho trẻ tìm hiểu về nước nóng, nước lạnh.

- Cô phụ bê 2 cốc nước ra

- Cô chính hỏi:

+ Cô có mấy cốc nước?

+ Chúng mình có biết làm thế nào để có nước nóng, nước lạnh không? [ Muốn có nước nóng thì phải đun trên bếp, muốn có nước lạnh thì phải cho vào tủ lạnh]

+ Cho một số trẻ sờ, và hỏi trẻ : Con thấy 2 cốc nước này như thế nào?

Và bây giờ cô mời chúng mình về 2 nhóm để tìm hiểu rõ hơn về nước nóng và nước lạnh.

-Cô chuẩn bị mỗi nhóm 3 chiếc bình: Một bình nước nóng, một bình nước lạnh, một bình nước ấm.

-Cô cho từng trẻ sờ, áp má và cảm nhận, sau đó hỏi trẻ về các bình nước. Vì sao con biết?

-Cô cho mỗi trẻ uống 1 cốc nước ấm và hỏi trẻ: Con thấy cốc nước này như thế nào?

=> Cô chốt :Vậy bình nước nóng, nhìn thấy có khói bốc lên và có cảm giác nóng ở bàn tay của chúng mình. Còn bình nước lạnh chúng mình không thấy khỏi bay lên nhưng sờ vào rất lạnh và có hơi nước bám ở thành cốc. Còn cốc nước ấm thì sờ thấy ấm tay,uống vào thấy ấm cơ thể trong những ngày lạnh.

- Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh trên power point: Uống nước nóng, ăn đá, nghịch nước nóng…

Hỏi trẻ: + Chúng mình có được uống nước nóng, lạnh không?

+ Chúng mình có được nghịch nước nóng không?

àGiáo dục: Khi nước còn nóng mình không được uống vì sẽ bị bỏng, nước lạnh mình uống sẽ bị đau họng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

b. Hoạt động 2: Luyện tập củng cố

* Trò chơi: Bé chọn cho đúng nhé:

- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội là chạy lên chọn   lô tô hành động đúng sai với nước nóng, nước lạnh. Đúng thì gài sang mặt cười, sai thì gài sang mặt mếu.

- Luật chơi: Diễn ra trong 1 bản nhạc, đội nào gài đúng thì chiến thắng

Cô nhận xét tuyên dương và khen trẻ.

- Trẻ trả lời

[ Bị nóng, lạnh]

-Trẻ trả lời

-Nước nóng phải đun, nước lạnh để trong tủ lạnh

-Trẻ trả lời [nước nóng có khói, nước lạnh có đá]

-Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe.

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Đề tài:Vật chìm - vật nổi

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi được tên các vật sẽ nổi hoặc sẽ chìm khi thả vào nước

- Bước đầu trẻ biết những vật nhẹ sẽ nổi khi thả vào nước, Vật nặng sẽ chìm khi thả vào nước.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu giúp trẻ phát triển khả năng phán đoán.

- Sử dụng đúng các từ chỉ sự vật để diễn đạt về vật chìm, vật nổi.

- Trẻ có kĩ năng quan sát, nhận xét phân biệt được vật nổi, vật chìm sau trải nghiệm.

3. Thái độ:

 - Trẻ có ý thức kỉ luật, cất dọn đồ dùng cùng cô.

-  Hứng thú tham gia hoạt động , có ý thức tập luyện.

I. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm:  

   - Trong lớp

2. Trang phục:

   - Trẻ ăn mặc gọn gàng, phù hợp với thời tiết.

3. Đồ dùng :

* Đồ dùng của cô:

Bể nước, 2 chú thỏ, mô hình sân chơi, quả bóng.

Các vật làm thí nghiệm:  Sỏi, thìa nhựa, quả bóng , ốc vít, kẹp sách, lá, giấy, đồ chơi lắp ghép, viên bi, thìa inok....

Nhạc TC.

- Giáo án điện tử.

- Video vật chìm, nổi: Áo phao, giường phao, phao bơi, sắt, đá....

*Đồ dùng của trẻ:  .

Khay đồ dùng các vật thí nghiệm xung quanh lớp, 2 bể nước cho trẻ thí nghiệm.

Muôi thủng, 2 rổ xanh, 2 rổ đỏ.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Thời gian

Thời gian- Nội dung và tiến trình HĐ

PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

[1p]

1.Ổn định tổ chức

Cô phụ: Giới thiệu và hát bài hát: “ Mời anh đi tàu lửa”

Cô Chính: Chào mừng các bé C5 đến “ khu vui chơi” ngày hôm nay. Đến với khu vui chơi mời các bạn cổ vũ cho 2 đội bóng của chúng tôi. Đang chơi vui thì quả bóng của 2 đội rơi xuống hố xâu.

 Làm thế nào để lấy được bóng bây giờ?

-Trẻ lăng nghe cô

-Trẻ trả lời

-Nước ạ

-Trẻ quan sát và trả lời

-Trẻ trả lời

Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời

-Trẻ quan sát

-Trẻ chơi

-Trẻ chơi

[18 – 20 p]

3-5 phút

5-7 phút

2-3 phút

2-3 phút

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

* HĐ 1: Bé biết gì về vật nổi, vật chìm:

HĐ 2: Bé trải nghiệm với các vật nổi, vật chìm.

3. Luyện tập:

TC1 : Thử thách.

TC 2: Ai giỏi nhất

Các bạn lớp C5 ơi ! Các bạn có cách nào giúp chúng tôi lấy được bóng không?

Cô có 1 cách giúp các chú lấy được bóng .

Cô có gì?

Cô đổ nước vào các con thấy quả bóng như thế nào ?[ Cô chỉ vào quả bóng:  Khi có nước quả bóng sẽ nổi trên mặt nước.]

Theo các con nếu cô thả viên sỏi vào nước thì sỏi sẽ điều gì xảy ra?

+ Cho trẻ thả và nêu nhận xét.[ Cô chỉ vào viên sỏi khi thả vào nước sẽ chìm xuống]

Trong cuộc sống xung quanh ta luôn có nhiều điều thú vị khi thả một vật gì vào trong nước.

Các con hãy về bàn làm và cùng nhau khám phá  xem những vật nào chìm, những vật nào nổi trong nước.

Cho trẻ về2bàn làm thí nghiệm:

Cô đã chuẩn bị rất nhiều vật thí nghiệm cho chúng ta xung quanh khu vui chơi.

Cho trẻ đi xung quanh chọn 1 vật à Về chỗ nói tên và dự đoán: Điều gì sẩy ra nếu thả những vật các con vừa lấy được khi thả vào nước? 

Cho trẻ lần lượt thả các vật vào khay nước.

+ Cho trẻ quan sát và hỏi trẻ vật nào chìm vật nào nổi?

Cho trẻ kể tên những vật nổi? Vì sao lại nổi?

Cho trẻ kể tên những vật chìm? Vì sao lại chìm?

Chốt [Trên GA ĐT]: Những đồ vật nhẹ như: quả bóng nhựa, thìa thìa nhựa, giấy ... khi thả vào nước sẽ nổi trên mặt nước. Những vật nặng như: Thìa inok, Kẹp giấy, ốc vít, đá sỏi ... bằng kim loại nặng nên chìm trong nước.

Mở rộng: Ngoài những vật trên còn có những vật nào nổi? Vật nào chìm? Cho trẻ xem video.

CC: Chia làm 2 đội chơi. Đội 1 sẽ tìm và vớt vật nổi,  Đội 2 sẽ tìm và vớt vật chìm ra khay, mỗi bạn chỉ được vớt 1 lần, sau đó chạy thật nhanh về cuối hàng và bạn tiếp theo sẽ được lên vớt tiếp.

Chơi lần 2 sau đó đổi ngược lại.

LC: Thời gian 1 bản nhạc đội nàovớt đúng đội đó dành chiến thắng.

CC: Mỗi trẻ cầm một vật nổi[chìm] vận động theo nhịp nhạc, hết nhạc trẻ cầm vật nổi đưa lên còn trẻ cầm vật chìm thì sẽ đưa xuống thấp

Cho trẻ chơi 2 -3 lần, sau mỗi lần chơi thì kiểm tra và đổi đồ dùng cho bạn.

LC: Bạn nào thực hiện đúng bạn đó dành chiến thắng.

1 phút

3. Kết thúc

Cô nhận xét giờ học và động viên khen trẻ.

Vậy giáo viên phải dùng câu hỏi làm sao giúp trẻ hiểu và trả lời đáp ứng với mục đích và yêu cầu của bài dạy.

Tránh cho trẻ trả lời tập thể nhiều mà ta nên cho cá nhân trẻ trả lời rồi các bạn nhận xét. Sau đó cô giáo mới chính xác hoá vấn đề.

Như vậy cô giáo sẽ biết được khả năng của từng trẻ. Từ đó cô có biện pháp bồi dưỡng thêm cho những trẻ còn yếu.

     3. Biện pháp 3: Ứng dụng thực tế

Hoạt động khám phá trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm khám phá như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

Hoạt động khám phá trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan [nghe, nhìn, chạm, ngửi…] để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động khám phá trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động khám phá trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy

Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.
 Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.

Trong các hoạt động trải nghiệm khám phá, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm khám phá với các tình huống đó.

Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, trường mầm non Yên sở và các cô giáo đã tổ chức cho trẻ trải nghiệm khám phá thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm như tham quan, dã ngoại, giao lưu…

Ngoài ra hoạt động trải nghiệm khám phá phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm khám phá – trải nghiệm là cuộc sống thực tế của trẻ.

Nhất thiết giáo viên phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.

Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm khám phá.

Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.

Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm khám phá, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.

Trong quá trình trải nghiệm khám phá, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm khám phá. Vì vậy, trải nghiệm khám phá đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng trải nghiệm khám phá. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm khám phá và tự trải nghiệm khám phá để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, giáo viên là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường trải nghiệm khám phá, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu được trong quá trình khám phá trải nghiệm.

C. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Qua thực hiện một số biện pháp trên kết quả đạt đ­ược như­ sau:

Bản thân đ­ược trau rồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật dạy trẻ.

Phụ huynh tín nhiệm tin yêu.

Kết quả đánh giá qua 6 tiết dạy đ­ược thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Kết quả đạt đư­ợc

STT

Phân loại

Đầu năm

Cuối năm

Số lượng

Tỷ lệ %

Số l­ượng

Tỷ lệ %

1

Loại tốt

4

12

8

24

2

Loại khá

9

27

18

54

Với trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng tiết dạy.

Trẻ có kỹ năng quan sát , so sánh , có hiểu biết về tự nhiên cũng nh­ư về xã hội.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TRẺ

Đư­ợc biểu hiện qua bảng sau :

Bảng 3 : Kết quả đạt đư­ợc của trẻ

TT

Kỹ năng quan sát , so sánh

Đầu năm

Cuối năm

Tăng

Số l­ượng

Tỷ lệ %

Số lư­ợng

Tỷ lệ %

Số l­ượng

Tỷ lệ %

1

Loại tốt

4

12

12

36

8

24

2

Loại khá

9

27

16

48

7

21

3

Trung bình

16

48

5

15

4

Loại yếu

5

15

1

3

Đối tư­ợng phụ huynh :

Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ đ­ược tầm quan trọng của việc dạy trẻ khám phá với môi tr­ường  xung quanh, tạo điều kiện cùng công tác với cô giáo để đ­ược làm quen với môi trường xung quanh của trẻ đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng môn cho trẻ khám phá trải nghiệm với môi trư­ờng xung quanh.

D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư­ phạm, nắm chắc chuyên môn.

- Có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ làm quen với môi trư­ờng sung quanh.

- Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong ph­ương pháp dạy trẻ

- Th­ường xuyên rèn luyện bản thân, kỹ năng dạy, thao tác, rèn luyện giọng nói.

- Đồ dùng dạy trẻ phong phú sáng tạo hấp dẫn với trẻ.

- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh.

- Luôn tạo đ­ược môi tr­ường học mà chơi, chơi mà làm.

- Chú ý rèn trẻ ít nói, chậm hiểu có ph­ương pháp hướng dẫn cụ thể.

- Động viên kịp thời và giúp trẻ tập luyện th­ường xuyên.

Quận Hoàng Mai

In bài viết
Gửi mail

Video liên quan

Chủ Đề