Tìm 10 ví dụ về thành ngữ, tục ngữ có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Viết 1 đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu chủ đề tự chọn có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa và 1 thành ngữ.[gạch chân thành ngữ, cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng]

*Một mặt người bằng mười mặt của

Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cảiGiá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người,Ứng dụng cụ thể:Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.

*Cái răng, cái tóc là góc con người

Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người, Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ có nghĩa thể hiện hình thức, tính nết con người.Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi.

*Đói cho sạch, rách cho thơm

Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm to. Nghĩa bóng: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ đề cao lối sông đạo đức, trong sạch của ông cha ta, đồng thời qua đó giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cáchỨng dụng cụ thể:Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khănPhê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.

*Học ăn, học nói, học gói, học mở

Nghĩa của câu:nghĩa đen của câu tục ngữ là khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất: cách ăn, cách nói.. đến những điều phức tạp nhất.Nghĩa bóng: Con người cần phải học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sốngGiá trị kinh nghiệm: Khuyên răn con người cần phải biết học hỏi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để ứng xử có văn hóa.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.

*Không thầy đố mày làm nên.

Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáoĐề cao công lao của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.

*Học thầy không tày học bạn.

Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạnGiá trị kinh nghiệm:  Câu tục ngữ khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống…Ứng dụng cụ thể:Nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.

*Thương người như thể thương thân.

Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nói lên triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.Kêu gọi mọi người tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người: hoạt động ủng hộ những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, bão lụt…

*Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

*Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nêu lên bài học kinh nghiệm quý báu, đó là sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ, tách mình ra khỏi tập thể và không muốn đóng góp công sức vì sự phát triển chung

Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa, quên đi công lao của người khác mà chỉ lo hưởng thụ cho bản thân

Tìm 10 câu thành ngữ, tục ngữ có sử dụng các cặp từ trái nghĩa. Đặt câu với 10 thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được.


Câu hỏi: Tìm 5 thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa

Lời giải :

-Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

- Chết no hơn sống thèm.

- Ăn chân sau, cho nhau chân trước.

- Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

- Bán rẻ về tắt, bán mắc về trưa.

- Bần tiện vô nhân vấn, phú quý đa nhân hội.

- Cá lớn nuốt cá bé.

- Cao không tới, thấp không thông.

- Cắt dài đáp ngắn.

- Chẵn mưa thừa nắng.

- Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt.

- Kẻ giàu tìm chỗ để của không thấy, người nghèo tìm miếng mụn vá không ra.

- Kẻ ngược người xuôi.

- Trẻ chẳng tha, già chẳng thương.

- Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt bùi.

- Đói đến chết ba ngày tết cũng no.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ trái nghĩa nhé!

I. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…

II. Phân loại từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Các loại từ trái nghĩa

Về cơ bản có 3 loại từ trái nghĩa sau thườngđược sử dụng gồm:

Từ trái nghĩa nhưng cóđiểm chung

Ý nghĩa có thể khác nhau, nhưng có thể cùng tính chất, bản chất hay cấu tạo nàođó. Loại này thườngđược sử dụng trong giao tiếp và ít dùng trong thơ ca.

Ví dụ: “Canh nhạt quá nên bỏ thêm muối cho mặn hơn”. 2 từđối lập nghĩa là “nhạt” và “mặn” nhưng giữa chúng có chung tính chất làđộ mặn.

Hoặc câu “ Trái cam này nhạt quá, còn trái kia thì ngọt hơn”. Nó cũng có chung tính chất là chỉđộ ngọt của trái cây.

Từ trái nghĩa về mặt logic

Logicởđây là các khái niệm luônđúng, thườngđược áp dụng trong khoa học, toán học, vật lý… Nó thường khác nhau về ngữ âm và phản ánh sự tương phản về những khái niệm nàođó.

Ví dụ: “Bước cao, bước thấp” 2 từ trái nghĩa logic là “cao” và “thấp”.

Hoặc “Đường dài,đường ngắn”, ta thấy “dài” và “ngắn” trái nghĩa nhau.

Từ trái nghĩa nhưng thuộc nhiều cặp từ với nghĩa khác nhau.

Loại này thường nhầm với từđồng âm, vì vậy cần phân tích kỹđểđưa ra kết luận chính xác.

Ví dụ các cặp từ gồm:

“Lá lành [áo lành]đùm lá rách” và “ người lành[đạođức], kẻ ác”.

III. Cách sử dụng từ trái nghĩa

Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:

1. Tạo sự tương phản

Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.

Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.

2. Để tạo thế đối

Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

3. Để tạo sự cân đối

Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

IV. Một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có sử dụng từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Lên voi xuống chó

Lá lành đùm lá rách

Đầu voi đuôi chuột

Đi ngược về xuôi

Trước lạ sau quen

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Đề bài : Tìm 5 thành ngữ có sử dụng từ đồng nghĩa

Lời giải:

Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng

Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ

Ở bầu tròn, ở ống thì dài

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Đói cho sạch , rách cho thơm

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ đồng nghĩa nhé!

1. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.

Ví dụ về từ đồng nghĩa:

bố-ba: đều chỉ người sinh thành ra mình

mẹ-má-mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình

chết-hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống

siêng năng-chăm chỉ-cần cù

lười biếng-lười nhác-biếng nhác

2. Phân loại từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa được chia thành hai loại chính là:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn [đồng nghĩa tuyệt đối]: là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn [đồng nghĩa tương đối]: là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau.

Ví dụ:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn: đất nước-non sông-non nước-tổ quốc, bố-ba, mẹ-má, xe lửa-tàu hỏa, con lợn-con heo

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: chết-hy sinh-quyên sinh, cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô

Phân tích sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa không hoàn toàn:

Chết-mất-hy sinh-quyên sinh: “Chết” là cách nói bình thường, “mất” là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn, “quyên sinh” là cái chết chủ động, có mục đích, tự tìm đến cái chết.

Cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô: đều chỉ trạng thái của sóng biển, nhưng “cuồn cuộn” thể hiện sự dồn dập, mạnh mẽ, hết lớp này đến lớp khác, “lăn tăn” là những gợn sóng nhỏ, trong khi “nhấp nhô” là những đợt sóng nhô lên cao hơn những đợt sóng xung quanh, hết lớp này đến lớp khác.

Hiền hòa-hiền lành-hiền từ-hiền hậu: “hiền hòa” thường dùng để chỉ tính chất của sự vật [ví dụ dòng sông hiền hòa], “hiền lành” chỉ tính cách của con người, hiền và tốt bụng, không có ý gây hại cho bất kì ai, “hiền từ” thể hiện lòng tốt và tính thương người, “hiền hậu” là hiền lành và nhân hậu.

3. Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.

Ví dụ:

Cao-thấp

Béo-gầy

Giàu-nghèo

Chăm chỉ-lười biếng

Mặn-nhạt

giỏi giang-kém cỏi

thuận lợi-Khó khăn

đoàn kết-chia rẽ

nhanh nhẹn-chậm chạp

sáng sủa-tối tăm

hiền lành-dữ tợn

nhỏ bé-to lớn

thật thà-dối trá

nông cạn-thâm sâu

cao thượng-hèn kém

vui vẻ-buồn bã

Từ trái nghĩa cũng được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.

Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn trái ngược với nhau trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: sống-chết, cao-thấp,..

Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ sẽ trái với nhau trong những trường hợp nhất định chứ không phải lúc nào cũng có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: cao chót vót-sâu thăm thẳm [“cao” không hẳn trái nghĩa với “sâu” nhưng trong trường hợp này “cao chót vót” được coi là trái nghĩa với “sâu thăm thẳm” ]

4. Phân biệt từ đồng nghĩa, đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong khi từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa giống nhau hoặc tương đương nhau.

Ví dụ về từ đồng âm:

Ví dụ 1:

Mua miếng đất này sẽ mang lại nhiều lợi ích đấy => Lợi trong “lợi ích” là những điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó

Bạn tôi bị viêm lợi nên phải đi khám bác sĩ. => Lợi trong “răng lợi” là phần thịt bao quanh chân răng.

5. Phân biệt từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, có mối liên hệ với nghĩa gốc.

Ví dụ: Từ ăn

Ăn cơm: nghĩa gốc, hành động đưa thức ăn vào cơ thể để duy trì sự sống

Ăn cưới: đi tham dự lễ cưới và ăn uống nhân dịp lễ cưới

Ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên đẹp hơn trong tấm ảnh

Ăn khách: “bộ phim ăn khách”, thể hiện sự thu hút, hấp dẫn của một tác phẩm nào đó.

Video liên quan

Chủ Đề