Ngưng kem trộn bao lâu thì lên mụn

Biểu hiện của da bị nhiễm corticoid có thể được chia thành 5 cấp độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng:

Cấp độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất của tình trạng nhiễm độc, có thể người mắc chưa cảm nhận được rõ rệt những dấu hiệu. Đôi khi sẽ nhầm lẫn với các vấn đề khác của da. Thông thường, người nhiễm corticoid chỉ cảm thấy ngứa nhẹ trên da ở giai đoạn này.

Cấp độ 2: Tình trạng của da đã trở nên nặng hơn. Da xuất hiện mụn nước và lan khắp mặt. Sau đó, những mụn nước này sẽ vỡ ra, dẫn đến nhiễm trùng da.

Cấp độ 3: Là giai đoạn giãn mạch máu dưới da. Người bệnh luôn cảm thấy nóng trên da, đặc biệt là lúc tiếp xúc với ánh nắng hoặc ở gần khu vực có nhiệt. Mặt bị sưng phù do trong da tích tụ nhiều nước và mủ, có cảm giác đau dữ dội hơn.

Cấp độ 4: Tình trạng da tích tụ nước và mủ diễn biến nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm nhận được sự nóng, bỏng rát nhiều hơn và liên tục hơn trước kia.

Cấp độ 5: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh, được đặt tên là giai đoạn viêm da kích thích. Lúc này những mụn nước và mủ đã bắt đầu bong tróc và rỉ ra bên ngoài, cảm thấy đau nhức kinh khủng. Da có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, thậm chí hoại tử.

Đắp mặt nạ dưa leo... 

Các thể viêm da do corticoid

Thể khô da bong tróc: Đây là thể nhẹ, nhiễm corticoid loại độc tính thấp, dùng thời gian ngắn, pha trộn nồng độ thấp: da khô sần từ nhẹ đến vừa không quá nặng, có ngứa; không có sẩn; không đỏ da; không nóng rát da; thời gian hồi phục nhanh trong vòng 1-2 tháng điều trị.

Thể viêm da kích thích: Đây là thể rất nặng và cấp tính do dùng các loại corticoid mạnh và độc tính cao. Biểu hiện bằng triệu chứng: đỏ da, kèm theo nóng rát; ngứa da; da khô bong tróc dày từng mảng sần sùi; nổi sẩn đỏ, mụn nước; mụn nước vỡ da tiết dịch vàng và nguy cơ nhiễm trùng da.

Thể viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn: Đây là thể viêm da dai dẳng kéo dài, có thể đến cả năm: da nhờn nhiều và da trông bẩn; da nổi mụn đầu trắng, đầu đen nhiều khi ngừng dùng kem; da có mụn viêm, mụn mủ; da nhiều sẹo lõm và sẹo thâm...

Thể đỏ da giãn mạch kéo dài: Đây là thể nặng dai dẳng do bôi corticoid là dexamethasone dạng thuốc nguyên chất không pha trộn trong thời gian dài vài năm trở lên: da đỏ nóng rát phừng phừng; đỏ da càng tăng khi vận động mặt, vận động cơ thể, khi xúc động, khi gặp nhiệt hoặc hóa chất; tình trạng giãn mạch đỏ da lặp lại nhiều cơn trong ngày, kèm theo cảm giác sưng phù ở mặt, căng tức bên dưới da, châm chích, ngứa như kiến bò...

Thể viêm da dạng phồng rộp: Đây là thể nặng, cấp tính còn gọi thể hội chứng Steven Johnson [hội chứng hoại tử nông da do nhiễm độc] do nhiễm corticoid độc tính cao trên cơ địa dị ứng bẩm sinh. Biểu hiện gồm: da nổi những phồng nước như phỏng ngày càng nhiều; có thể bị nhiễm trùng những phồng nước biến thành túi mủ; phồng nước vỡ đau nhức, nóng rát; phồng nước khô, da lột sạch để lại tình trạng sẩn hay đỏ da kéo dài; sau đó da bị xạm thâm sau viêm.

Dấu hiệu da nhiễm corticoid.

Các bước điều trị và phục hồi da

Da nhiễm corticoid hoàn toàn có thể cải thiện được, nhưng mức độ phục hồi của da còn phụ thuộc vào sức khỏe cũng như tình trạng da của từng người. Hơn thế, người bệnh phải rất kiên trì và cẩn trọng. Bệnh sẽ có thể chữa trị hoàn toàn nếu được phát hiện từ sớm và người bệnh thực hiện đúng theo quy trình chữa trị.

Các bước dưới đây chỉ áp dụng cho trường hợp dùng kem trộn dưới 1 năm, thời gian dùng càng ít thì khả năng chữa khỏi và phục hồi càng cao. Trường hợp dùng kem có chứa corticoid lâu hơn thì phải theo phác đồ điều trị riêng của chuyên khoa da liễu. 

Giảm và giãn cách tần suất sử dụng sản phẩm chứa corticoid: Nguyên tắc là phải cai từ từ để da kịp thích ứng, nên hạn chế việc thoa kem và giảm dần thời lượng bôi, cho đến khi ngừng hẳn. Thời gian cho mỗi đợt giảm số lần bôi là khoảng 1-2 tuần. Nếu ngưng bôi đột ngột thì da sẽ trở nên xấu hơn, nổi nhiều mụn hơn, ngứa, khô, rất khó chịu.

Bạn có thể dùng thuốc trị mụn, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không đi spa nặn mụn, sẽ rất dễ bị rỗ mặt. Nên để mụn tự vỡ và gảy nhẹ nhàng. Không uống thêm bất cứ loại thuốc kháng sinh hay thuốc trị mụn, vì phát hết đợt mụn này nó sẽ lên đợt khác.

Chăm sóc và bảo vệ da thật kỹ trong quá trình điều trị: Bảo vệ da là bước hỗ trợ chữa trị rất cần thiết. Bởi trong quá trình điều trị, da trở nên rất yếu và nhạy cảm, những vết bong tróc và mụn nước dày đặc. Nếu không cẩn thận và bảo vệ da thật kỹ, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, khiến da bị nhiễm trùng. Điều này cản trở quá trình tái tạo và làm lành vết thương, nếu nặng hơn sẽ khiến da bị hoại tử.

Nên dùng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn - nhạy cảm, thường có dạng kem sữa không bọt hoặc tạo bọt rất nhẹ, có pH thân thiện với da [trong khoảng từ 5.0 đến 6.0] để tránh gây khô da, dùng 2 lần/ngày vào sáng và tối. Không được dùng sữa rửa mặt kiềm dầu, tạo nhiều bọt hay có hạt vì dễ khiến da dễ bị kích ứng.

Nếu da đã quá yếu, nổi gân máu, da bong tróc ngứa ngáy khó chịu thì hàng ngày nên dùng nước muối sinh lý natri clorid 0.9% để rửa mặt. Muối có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, sát khuẩn, loại bỏ da chết...

Điều cơ bản nhất đó chính là sử dụng kem chống nắng, che chắn thật kỹ mỗi khi ra ngoài hoặc ở trong môi trường nhiều bụi bẩn. Sản phẩm kem chống nắng, dưỡng da mà bác sĩ khuyên nên dùng là những loại dành riêng cho da nhạy cảm, chỉ số SPF 30-50.

Thải độc cho da: Nên đun lá trà xanh uống hàng ngày thay nước lọc, rồi lấy nước trà đó rửa mặt. Trà xanh kháng khuẩn, trị mụn và thải độc rất tốt. Có thể thay trà xanh bằng cách uống nước diếp cá hoặc nước chanh không đường, hoặc uống loại trà thải độc [detox tea], hoặc trà thuốc mát gan thải độc.

Ngoài ra, bạn cũng nên xông hơi 1-2 lần mỗi tuần để đẩy hết tạp chất trong da và làm thông thoáng lỗ chân lông. Nên dùng tía tô + kinh giới + ngải cứu, hoặc sả + gừng, nếu cầu kỳ thì thêm nhúm muối và nửa quả chanh... Tất cả cho vào nồi đun sôi rồi bắc ra ngồi cùng nồi trùm chăn hoặc khăn tắm lớn trong khoảng 15 phút hoặc đến khi không còn hơi nóng bốc lên.

Dưỡng da phục hồi bằng mặt nạ: Mỗi tuần đắp mặt nạ 1-2 lần bằng tinh bột nghệ + mật ong + sữa chua [hoặc sữa tươi]. Ngoài ra có thể dùng mặt nạ dưa leo, khổ qua, cà chua, trà xanh... Da đang yếu không nên để mặt nạ trên mặt quá lâu, chỉ để 5-10 phút. Còn nếu da đang quá mỏng và yếu rồi thì bỏ qua luôn việc đắp mặt nạ, vì các hạt bột có thể khiến làn da mỏng bị tổn thương hơn.   

//suckhoedoisong.vn/phuc-hoi-da-bi-ton-thuong-sau-dung-kem-tron-n194839.html      

Đỗ Hương [Theo suckhoedoisong.vn]

Đỗ Thị Hương

Da nhiễm kem trộn khi vừa dứt điểm sẽ trở nên vô cùng yếu và đỏ da, ngứa rát cùng nhiều triệu chứng khác. Màng lipid bảo vệ da bị tàn phá khiến cho da vô cùng dễ bị kích ứng. Việc điều trị cho da dường như vô cùng khó khăn khiến cho các bạn gái trở nên tự ti và lo lắng. Tuy nhiên nếu kiên nhẫn và có thời gian, bạn hoàn toàn có thể phục hồi được làn da của mình. 

Hậu quả sau khi ngưng dùng kem chứa Corticoid

- Ngứa, căng rát da, nổi hột đỏ
- Xuất hiện đỏ da, những mạch máu nổi ngày càng to rõ trên da.
- Mặt nhanh chóng chảy xệ, lão hóa khi không tiếp tục dùng.
- Da sần sùi, khô nhăn, đen sạm lại.
- Da trở nên khó thích nghi với bất cứ sản phẩm nào sau đó, da dễ nhạy cảm hơn, cảm giác châm chích ngứa thường xuyên xảy ra

Phương pháp điều trị tại nhà

1. Dừng kem trộn

Việc dừng kem trộn là cần thiết vì càng sử dụng làn da sẽ càng bị tàn phá.Tuy nhiên, để da không bị sốc và được đảm bảo an toàn thì bạn nên hạ tần suất dùng kem so với trước kia xuống dần dần mỗi tuần trước khi dứt hẳn kem trộn.

Ví dụ thay vì dùng hàng ngày, bạn nên giảm cách ngày rồi 2-3 lần/ tuần trước khi bỏ hũ kem đó. Như đã nói ở trên, sau khi ngừng kem da sẽ có phản ứng rất trầm trọng, nên ta phải giảm nhẹ kích ứng đến mức tối thiểu. Sau khi ngừng kem trộn, da bạn vẫn sẽ có những phản ứng nhưng mức độ sẽ ít hơn nhiều, từ đó làm bước đầu phục hồi da.


2. Không chạm tay vào da

Làn da sau khi nhiễm kem trộn vô cùng nhạy cảm. Tay bạn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều đồ vật. Vì thế không được chạm tay vào da mặt nếu tay chưa được rửa sạch. Trong thời gian phục hồi, da của bạn cũng sẽ ngứa và căng rát gây cảm giác muốn cào, gãi. Bạn phải tuyệt đối không được cào, gãi da nếu không sẽ khiến da dễ bị viêm, nhiễm khuẩn.


3. Chế độ ăn uống nhiều vitamin C

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Để da nhanh chóng phục hồi, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và nhiều chất chống oxi hóa sẽ giúp da mau lành.

Uống nước cam chanh và bổ sung vitamin C hàng ngày sẽ kích thích da sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới giúp da dày hơn. Đồng thời hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể và ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo da vào ban đêm, giúp da mau phục hồi.


4. Làm sạch da

Làm sạch da bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm dịu nhẹ mà bác sĩ khuyên dùng. Không dùng các loại sữa rửa mặt tạo bọt hoặc toner có cồn. Không chà xát mạnh khi rửa mặt mà phải thật nhẹ nhàng với da. Dùng khăn bông thấm sạch nhẹ nhàng. Nếu được bạn nên dùng khăn xô em bé. Trong ngày, nếu da thiếu ẩm bạn có thể dùng xịt khoáng để cấp ẩm cho mặt và giúp da dịu hơn.


5. Chống nắng cho da

Hạn chế ra ngoài vào ban ngày trong thời gian da bị tổn thương. Bạn cần phải mặc quần áo dài tay, đội nón, khẩu trang, kính mát.


6. Dùng thuốc theo toa bác sĩ

Trong quá trình phục hồi da, việc tuân thủ thuốc và dưỡng da theo chỉ dẫn của bác sĩ là cần thiết. Thói quen của đa số người Việt là uống không đủ liều lượng cũng như không theo sát thời gian dùng thuốc tối thiểu khi gặp bác sĩ. Điều đó khiến việc điều trị dứt điểm, thải độc da khó khăn hơn nhiều.


7. Dưỡng phục hồi

Sau giai đoạn đầu ngừng sử dụng kem và đang chờ da tái tạo, bạn cũng nên cung cấp dưỡng phục hồi cho da. Các chất tốt để phục hồi da là hyaluronic acid, panthenol, urea, ceramides hoặc niacinamide… Sử dụng dạng serum sẽ giúp các chất này thẩm thấu tốt và với lượng nhiều hơn vào trong da.Bên cạnh đó, các hoạt chất như retinoids, vitamin C cũng góp phần tái tạo làn da mới.


Nếu da bạn đã khỏe và có thể dùng được kem chống nắng, hãy kết hợp kem chống nắng dành cho da nhạy cảm và có cảm quan tốt để sử dụng bảo vệ da hàng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề