Tim đập bao nhiêu là bình thường

Nhịp tim là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt của tim mỗi phút. Cùng với độ bão hòa oxy trong máu, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở, nhịp tim được xem là các dấu hiệu sinh tồn quan trọng của cơ thể người.

Nhịp tim có thể bị tác động tăng cao hoặc giảm thấp hơn so với mức bình thường bởi các yếu tố:

  • Cảm xúc:Trong trạng thái căng thẳng, lo âu, hoảng sợ, tức giận, hồi hộp, vui vẻ hoặc buồn bã đột ngột sẽ khiếp nhịp tim của bạn tăng.
  • Hoạt động rèn luyện thể thao:Nhịp tim bị kích thích tăng khi bạn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và trở về mức bình thường khi dừng tập luyện, nghỉ ngơi.
  • Kích thước, thể trạng cơ thể:Người thừa cân, béo phì thường có nhịp tim cao hơn người bình thường.
  • Sử dụng thuốc:Một số loại thuốc có thể làm thay đổi nhịp tim của bạn [thuốc chẹn beta, thuốc điều trị tuyến giáp,...].
  • Bệnh lý:Người mắc bệnh tuyến giáp, tim mạch, tiểu đường đều có khả năng khiến cho nhịp tim rối loạn.
  • Sử dụng chất kích thích:Dùng quá nhiều cà phê hoặc trà, bạn dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi của nhịp tim.

Nhịp tim bình thường theo độ tuổi

Tùy thuộc vào các yếu tố giới tính, độ tuổi, thể trạng,…mà nhịp tim ở mỗi người có thể khác nhau. Người có thể trạng càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp, tuổi càng cao thì nhịp tim có xu hướng thay đổi là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng sức khỏe.

Bảng nhịp tim bình thường tiêu chuẩn đối với người khỏe mạnh theo từng độ tuổi:

STTĐộ tuổiNhịp tim tiêu chuẩn [nhịp/phút]
1Trẻ sơ sinh120 - 160
2Trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi80 - 140
3Trẻ từ 1 đến 2 tuổi80 - 130
4Trẻ từ 2 đến 6 tuổi75 - 120
5Trẻ từ 7 đến 12 tuổi75 - 110
6Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên60 - 100
7Vận động viên40 - 60

Bạn hoàn toàn có thể đo nhịp tim bình thường mà không cần sử dụng máy đo bằng cách kiểm tra mạch đập theo 2 bước:

  • Bước 1: Thực hiện đặt ngón trỏ và ngón giữa vào trên cổ, ngay dưới xương hàm, vị trí giữa khí quản và các cơ lớn ở cổ hoặc đặt ngón trỏ và ngón giữa tay phải lên cổ tay trái, ngay dưới nếp gấp cổ tay. Ấn nhẹ ngón tay vào cổ/cổ tay cho đến khi cảm nhận được nhịp đập.
  • Bước 2: Đếm số nhịp đập, song song sử dụng đồng hồ trong vòng 1 phút và ghi nhận kết quả. Số nhịp đập trong 1 phút chính là nhịp tim của bạn.

Cách đo này phổ biến và thường được dùng đo tại nhà, đo khi nghỉ ngơi [ngồi hoặc nằm] thực hiện đo thêm lần 2, lần 3 và nhiều ngày khác nhau để ghi nhận kết quả để đảm bảo độ chính xác cao hơn.

Ngoài ra, để đo nhịp tim nhanh chóng và chính xác hơn, hãy sử dụng đồng hồ thông minh hoặc các loại máy đo hiện đại tích hợp đo nhịp tim như máy đo nồng độ oxy máu SpO2, máy đo huyết áp.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc nhịp không đều so với mức bình thường ở từng độ tuổi. Người bị rối loạn nhịp tim thường cảm thấy tim đập nhanh, tức ngực khó thở, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu,…

Nguyên nhân được xác định do các yếu tố di truyền, bệnh về tim, cảm xúc, vận động thể thao, thể trạng cơ thể, bệnh lý, sử dụng các chất kích thích,…

Rung nhĩ

Rung nhĩ Rung nhĩ thường xảy ra ở buồng tim phía trên của tim [tâm nhĩ], chiếm khoảng 1/3 các trường hợp loạn nhịp tim. Khi rung nhĩ, nhịp tim sẽ trở nên không đều, tăng nhanh đột ngột, có thể từ 140 – 180 nhịp/phút, tâm nhĩ rung chứ không đập được khiến máu không thể tống xuống buồng tim dưới [buồng thất], hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông có thể vỡ bất cứ lúc nào và gây thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ não và tử vong.

Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất làm tim bơm máu khi tâm thất chưa đủ máu nên người bệnh thường có các dấu hiệu mệt mỏi. Căn nguyên của bệnh nhịp tim không đều này là do sẹo sau khi phẫu thuật tim mạch hoặc sẹo do bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ gây ra.

Rung thất

Là một dạng bệnh rối loạn nhịp tim ở thể nặng. Rung thất là tình trạng cơ tâm thất rung lên do những xung đột loạn xạ ở buồng tâm thất. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây ngừng tim đột ngột, thậm chí là tử vong do máu không được bơm ra khỏi tim.

Suy tim

Khi nhịp tim bị loạn, hiệu quả bơm máu sẽ bị giảm sút. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu đi nuôi khắp cơ thể. Lâu ngày có thể làm cơ tim yếu và dẫn đến suy tim.

Đột quỵ

Máu ứ đọng lại tại buồng tim chính là nguyên nhân hình thành các cục máu đông, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch, gây đột quỵ. Một số biến chứng khác mà người bệnh có thể mắc phải như ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim…

Khi phát hiện nhịp tim không đều hay bất thường, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị, tránh dẫn tới những biến cố nguy hiểm.

Khi cảm nhận thấy nhịp tim có dấu hiệu bất thường [rối loạn nhịp tim], bạn hãy ổn định nhịp tim bằng các cách gợi ý như sau:

  • Tập hít sâu thở chậm: Hít vào khoảng 5-8 giây, nín thở trong 3-5 giây, sau đó thở ra từ từ 5- 8 giây.
  • Rửa mặt bằng nước lạnh: Phương pháp hiệu quả và dễ thực hiện có thể giúp làm giảm nhịp tim.
  • Ho mạnh: Ho mạnh giúp bạn giữ tinh thần ổn định, tạo áp lực lên thành lồng ngực khiến tim đập chậm lại.
  • Nghiệm pháp Valsalva: Đây là cách ổn định nhịp tim nhanh chóng và hiệu quả. Thực hiện bịt mũi, ngậm miệng, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh.
  • Thói quen tập thể dục đều đặn, giữ tinh thần thoải mái để ổn định nhịp tim.
  • Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các chất kích thích: cà phê, trà, rượu, nước ngọt có gas,…
  • Sử dụng thuốc: Dùng các loại thuốc làm giảm nhịp tim [thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi] theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Những nội dung trên đã cung cấp cho bạn nền tảng kiến thức nhịp tim bình thường. Hãy thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời.

Trả lời:

Trong cuộc đời của mỗi người, trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần [10 12]. Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Khi trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi trái tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Trong lúc ngủ, nhịp tim trung bình của người lớn là từ 50 đến 90 nhịp/phút.

Có người cho rằng nhịp tim khi nghỉ càng chậm [ở tần số cho phép] thì càng khỏe mạnh. Một số người khác cho rằng thước đo sức khỏe của trái tim là thời gian trái tim đập trở lại bình thường sau khi gắng sức, tim càng nhanh chóng đập chậm trở lại sau gắng sức, trái tim của bạn càng khỏe mạnh.

Bạn 30 tuổi, nhịp tim là 90 nhịp/phút là bình thường.

Bạn đã hiểu đúng về nhịp tim bình thường và những kiến thức liên quan chưa? Duy trì nhịp tim ở người bình thường là bao nhiêu là tốt nhất? Cần lưu ý những yếu tố gì khi đo nhịp tim ở các độ tuổi khác nhau của con người? Bạn đọc hãy cùng bác sĩ Lê Đức Việt - Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn tìm hiểu về những kiến thức này nhé. 

Tìm hiểu về nhịp tim ở con người 

Nhịp tim là số lần tim co bóp trong một phút, được đo bằng đơn vị nhịp/ phút hoặc bpm. Đối với người bình thường, nhịp tim sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đang vận động hay nghỉ ngơi, độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, …

Nhịp tim ổn định là một trong 5 chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe con người, cùng với huyết áp, nồng độ oxy trong máu, nhiệt độ và nhịp thở.

Nhịp tim khác với chu kỳ tim. Chu kỳ tim là các hoạt động của tim tính từ đầu của một nhịp tim đến đầu của một nhịp tiếp theo. Một chu kỳ tim gồm 3 giai đoạn: giai đoạn máu đổ đầy thất, giai đoạn co [tâm thu] và giai đoạn giãn [tâm trương]. Khi nhịp tim thay đổi, thời gian co và giãn của tim cũng thay đổi theo. Nhất là khi nhịp tim nhanh, tim co bóp nhanh hơn dẫn đến thời gian giãn của tim sẽ ngắn hơn và ngược lại khi nhịp tim chậm.

Nhịp tim ở người bình thường là bao nhiêu? 

Để đo được nhịp tim, bạn có thể đo thủ công bằng cách bắt mạch hoặc dùng các thiết bị thông minh như đồng hồ đeo tay, máu đo huyết áp, đo SpO2. Khi đo thủ công, tư thế đo tốt nhất là ngồi hoặc nằm. Sau đó bạn đặt 2 đầu ngón tay trỏ và ngón giữa tại vị trí mạch quay ở trên cổ tay nơi mà mạch nảy rõ nhất [mạnh nhất]. Chúng ta sẽ đếm số nhịp mạch nẩy lên trong 1 phút, đó chính là nhịp tim.

Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

Tùy theo độ tuổi, mức độ vận động hoặc các yếu tố khác, nhịp tim bình thường sẽ có sự thay đổi. Cụ thể như sau:

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi

Ở người lớn, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi rơi vào khoảng 60-100 nhịp trên một phút. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia Tim mạch, nhịp tim lý tưởng ở người trưởng thành khỏe mạnh là từ 60 - 80 nhịp/phút.

Riêng trẻ em thì nhịp tim bình thường có thể cao và dao động nhiều hơn, đặc biệt là đối với các bé hiếu động. Trường hợp trẻ vận động nhanh thì nhịp tim có thể lên đến 200 lần trên một phút vẫn được coi là bình thường. Để biết chính xác nhịp tim bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu? Nhịp tim bình thường ở người già, nhịp tim bình thường ở trẻ? Các bạn cùng tham khảo bảng dưới đây.

Lứa tuổi  Nhịp tim bình thường  trên một phút 
Sơ sinh 100 - 160
Dưới 5 tháng 90 - 105
Từ 6 đến 12 tháng 80 - 140
Từ 1 đến 3 tuổi 80 - 130
Từ 4 đến 5 tuổi 80 - 120
Từ 6 đến 10 tuổi 70 - 110
Từ 11 đến 14 tuổi 60 - 105
Từ 15 đến 20 tuổi 60 -100
Trên 20 tuổi 50 - 80

Nhịp tim bình thường khi vận động 

Khi vận động, tim sẽ co bóp nhanh hơn để cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho cơ thể. Lúc này, nhịp tim nhanh hơn. Vậy đối với người vận động thể thao thì nhịp tim bao nhiêu là ổn định, là bình thường?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA, nhịp tim tối đa của người bình thường trong khi tập thể dục nên trong khoảng bằng hiệu số của 220 nhịp/phút trừ đi độ tuổi của người đó. Khi vận động thì mỗi cơ thể đều cho phản ứng khác nhau, vậy nên nhịp tim cũng dao động nhưng sẽ trong mức nhịp tim tiêu chuẩn cho phép.

Sau đây là bảng nhịp tim bình thường khi vận động ứng với từng độ tuổi. Nhịp tim được xem là bình thường nếu nó nằm trong những khoảng phạm vi dưới đây đối với cường độ luyện tập 50 – 80% và 100%.

Độ tuổi Nhịp tim mục tiêu khi cường độ 50 - 80% [nhịp/phút] Nhịp tim mục tiêu khi cường độ 100% [nhịp/phút]
Tuổi 20 100 - 170 200
Tuổi 30 95 - 162 190
Tuổi 35 93 - 157 185
Tuổi 40 90 - 153 180
Tuổi 45 88 - 149 175
Tuổi 50 85 - 145 170
Tuổi 55 83 - 140 165
Tuổi 60 80 - 136 160
Tuổi 65 78 - 132 155
Tuổi 70 75 - 128 150

Vận động giúp tăng nhịp tim tạm thời tuy nhiên tổng thể mục tiêu lâu dài thì sẽ làm chậm nhịp tim. Điều này rất có lợi cho sức khỏe. Khi đó, tim không cần co bóp nhiều nhưng vẫn cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho các bộ phận khác. Các bài tập cardio được khuyến khích tập để giảm nhịp tim mục tiêu và tăng cường sức khỏe.

Bác sĩ giải đáp: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim như thế nào là bất thường? 

Nhịp tim không bình thường xuất hiện khi tần số nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm. Nếu nhịp tim trên 100 nhịp trên một phút được coi là nhịp tim nhanh. Còn nhịp tim dưới 50 nhịp trên một phút được coi là nhịp tim chậm. Nhịp tim không bình thường sẽ dẫn đến bệnh rối loạn nhịp tim. Bệnh này xảy ra ở nam giới phổ biến hơn ở nữ giới. Nhịp tim bất thường được phát hiện qua xung động điện ở tim, được chia thành các dạng sau:

  • Tần số: nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm.

  • Tần suất xảy ra: có thường xuyên hay không.

  • Rối loạn vị trí: loạn nhịp từ trong tâm thất hoặc tâm nhĩ.

  • Hoạt động của tim không ổn định:  nhanh chậm bất thường, lúc đập quá sớm...

Nhịp tim bất thường dẫn đến rối loạn nhịp tim

Xem thêm: 

Các nguyên nhân khiến nhịp tim nhanh/chậm bất thường

Nhịp tim nhanh hay chậm hơn so với bình thường do bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, nguyên nhân chính sau:

  • Thể trạng cơ thể: người có thân hình to lớn, mập mạp, thừa cân sẽ có nhịp tim nhanh hơn người bình thường.

  • Hoạt động thể thao: khi cơ thể tập luyện, vận động thì nhịp tim sẽ tăng lên. Nhịp tim sẽ trở lại bình thường khi bạn nghỉ ngơi, dưỡng sức.

  • Cảm xúc: khi cơ thể trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, lo lắng hoặc vui mừng, bất ngờ một cách đột ngột, nhịp tim sẽ tăng nhanh chóng.

  • Bệnh lý: nhịp tim rối loạn do ảnh hưởng của các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch [hẹp hở van tim, suy tim, bệnh mạch vành], tiểu đường, các bệnh liên quan đến tuyến giáp [cường giáp], rối loạn điện giải, rối loạn thần kinh thực vật - rối loạn thần kinh tim...

  • Sử dụng thuốc: các loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc điều trị tuyến giáp,.. có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn.

  • Sử dụng chất kích thích: khi sử dụng quá nhiều các thức uống như trà, cà phê sẽ thay đổi nhịp tim của bạn.

  • Thay đổi hormone: Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc nam giới thời kỳ mãn dục thường có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim nhanh cao hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim 

Lời khuyên bác sĩ để duy trì nhịp tim ổn định 

Hiệu quả và năng suất làm việc của mọi hoạt động trên cơ thể đều cần đến sự hỗ trợ từ hệ tim mạch. Do đó, việc duy trì một trái tim khỏe mạnh sẽ mang lại nhiều hệ quả tích cực sức khỏe nói chung cũng như từng hoạt động của các mỗi hệ thống cơ quan bên trong cơ thể. Để duy trì trái tim khỏe mạnh với nhịp tim bình thường, hãy thực hiện tốt những điều sau:

  • Tránh tình trạng béo phì để bảo vệ tim mạch 

Béo phì luôn là kẻ thù số 1 gây nên những vấn đề tiêu cực cho hệ tim mạch, mỡ trong máu…. Quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ khó khăn, buộc tim co bóp nhanh và mạnh nhằm tăng lưu lượng máu để đáp ứng kịp cho thân hình thừa cân. Điều này dẫn đến nhịp tim tăng cao và gây nên nguy hiểm cho tim, thậm chí là tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì vậy, duy trì cân nặng ở mức ổn định và cần điều chỉnh cân nặng của bản thân nếu thừa cân béo phì là một việc làm cần thiết nếu bạn muốn có một nhịp tim ổn định.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 

Với một chế độ ăn uống hợp lý, bạn sẽ tạo được một lá chắn các nhân nguy hại cho cơ thể. Bạn nên tập trung bổ sung các dưỡng chất lành mạnh bằng những loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất để giúp nhịp tim ổn định và khỏe mạnh. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn có nhịp tim bình thường

  • Duy trì trạng thái thư giãn, thả lỏng

Đối với cuộc sống hiện đại, áp lực cơm, áo, gạo, tiền cùng nhiều nỗi lo vô hình khác có thể được xem là điều khó tránh khỏi. Những căng thẳng, áp lực này có thể là nguồn cơn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và làm tăng nhịp tim. Tuy nhiên, nếu bạn có thể gạt đi những suy nghĩ tiêu cực xung quanh và thay vào đó là duy trì nguồn năng lượng tích cực bằng việc tạo nên những điều mới mẻ dành cho bản thân, giữ đầu óc thư giãn thì đây cũng chính là cách để bạn duy trì nhịp tim bình thường.

  • Tạo thói quen tập thể dục, thể thao phù hợp

Tùy theo tình trạng cơ thể mà bạn xây dựng chế độ tập luyện hoặc bộ môn thể thao phù hợp. Điều quan trọng nhất là sự kiên trì, duy trì đều đặn thói quen tập luyện để đảm bảo nhịp tim luôn ổn định trong mức bình thường. Bài viết trên đây của Ninh Tâm Vương đã tổng hợp các kiến thức cần biết về nhịp tim, chỉ số nhịp tim bình thường, các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim và làm thế nào để duy trì một trái tim khỏe mạnh. Các thắc mắc của độc giả hãy để lại bên dưới để Ninh Tâm Vương giải đáp cho các bạn nhé.

Xem thêm:

Lời khuyên bác sĩ để duy trì nhịp tim ổn định 

Video liên quan

Chủ Đề