Tìm một số biết lấy số đó nhân với 7 rồi cộng với 39 thì được một biểu thức có giá trị bằng 900

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Toán 3. Bài 1: Mua 5 quả trứng hết 4500 đồng. Hỏi nếu mua 3 quả trứng như thế thì hết bao nhiêu tiền?

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 3 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Câu hỏi:Tìm một số, biết rằng lấy số đó nhân với 5 rồi trừ đi 12 thì được 38

Lời giải:

Gọi số cần tìm làx, vì lấy số đó nhân với 5 rồi trừ đi 12 thì bằng 38 nên ta có:

Vậy số phải tìm là 10.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về cách giải bài toán hai phép tính nhé.

1. Các lưu ý khi dạy trẻ giải các bài toán hợp [giải bằng hai phép tính] – Toán lớp 3

Ớ lớp 3 học giải các bài toán hợp gồm có hai phép tính, trong đó có thể có đủ các phép tính

cộng, trừ, nhân, chia. Chúng ta không tiến hành phân loại các dạng toán hợp vì số các dạng ấy quá lớn.

Muốn giải được các bài toán hợp, trẻ cần biết tách chúng ra thành các bài toán đơn bằng

Cách phân tích bài toán, được trình bày ở mục 2 sau đây :

2.Phương pháp giải bài toán :

Đứng trước mỗi bài toán, nói chung ta cần thực hiện 4 bước sau :

Bước 1 :

Đọc kĩ đề toán [ít nhất hai lần], phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm. Tránh thói quen

xấu là vừa mới đọc xong đề, đã vội vàng giải ngay.

Bước 2 :

Tóm tắt đề toán :Việc này sẽ giúp trẻ bỏ bớt được một số câu, chữ, làm cho bài toán gọn lại,

nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Mỗi cháu cần cố

gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề

toán. Dưới đây là một số cách tóm tắt đề toán :

a] Cách tóm tắt bằng chữ :

Bài toán 1 :Lan có 5 cái kẹo. Minh có nhiều kẹo gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái kẹo ?

b] Cách tóm tắt bằngchữ và dấu:

Bài toán 2:Trong vườn có 32 cây cam, chanh và quýt. Trong đó có 14 cây cam. Số cây chanh bằng số cây quýt. Tính số cây chanh và số cây quýt.

Bước 3 :

Phân tích bài toán : Đây là bước suy nghĩ để tìm cách giải bài toán. Thông thường, người ta có thể

dùng cách lập “sơ đồ khối”.

Ví dụ:

Lan có 8 cái kẹo. Minh có nhiều gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái kẹo ?

Trẻ cần biết tự suy nghĩ như sau :

– Bài toán hỏi gì ? [Hỏi số kẹo của cả hai bạn]

Tay viết vào nháp : Hai bạn.

– Muốn tìm số kẹo của hai bạn ta làm thế nào ? [Lấy số kẹo của Lan cộng số kẹo của Minh].

– Số kẹo của Lan biết chưa ? [Biết rồi]

– Số kẹo của Minh biết chưa ? [Chưa biết]

– Muốn tính số kẹo của Minh ta làm thế nào ? [Lấy số kẹo của Lan nhân 3].

Bước 4:

Viết bài giải: Ta dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải. Cần đi ngược từ dưới lên.

Nhìn vào “Lan x 3”, ta tính : 8 x 3 = 24 [cái kẹo]

Nhìn vào bên trên dấu “bằng”, thấy chữ “Minh”; ta viết câu lời giải : “Số kẹo của Minh là

Nhìn vào “Lan + Minh”, ta tính : 8 + 24 = 32 [cái kẹo].

Nhìn vào bên trên dấu “bằng”, thấy chữ “Hai bạn”, ta viết câu lời giải : “Sô” kẹo của hai bạn là:”

Vậy ta có bài giải :

Số kẹo của Minh là :

8 x 3 = 24 [cái kẹo]

Số kẹo của hai bạn là :

8 + 24 = 32 [cái kẹo]

Đáp số : 32 cái kẹo.

Ghi chú :Trẻ chỉ phải làm vào tập [hoặc bài kiểm tra] bước 4. Còn các bước 1, 2, 3 thì nghĩ trong đầu hoặc làm vào nháp.

3. Các dạng toán

a] Dạng 1: Giải toán liên quan đến đại lượng “nhiều hơn” hoặc “ít hơn”.

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này nhiều hơn hoặc ít hơn đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng của hai đại lượng.

Bước 1:Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán cộng hoặc trừ.

Bước 2:Tính giá trị tổng của hai đại lượng

b] Dạng 2: Giải toán liên quan đến đại lượng “gấp lên một số lần” hoặc “giảm đi một số lần”.

Bài toán cho giá trị một đại lượng và dữ kiện đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc đại lượng này giảm đi một số lần so với đại lượng kia, yêu cầu tính giá trị tổng/hiệu của hai đại lượng.

Bước 1:Tìm giá trị của đại lượng chưa biết thường sử dụng phép toán nhân hoặc chia.

Bước 2:Tính giá trị tổng của hai đại lượng

4.Ví dụ :

Câu 1:Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?

Hướng dẫn giải

Số lít dầu ở thùng thứ hai là:

18 + 6 = 24 [ lít]

Số lít dầu ở cả hai thùng là:

18 + 24 = 42 [lít]

Đáp số: 42 lít.

Câu 2:An có 4 viên kẹo, Nam có số viên kẹo gấp 3 lần số kẹo của An. Hỏi cả An và Nam có bao nhiêu viên kẹo?

Hướng dẫn giải

Số kẹo của Nam là:

4 x 3 = 12 [viên kẹo]

Số kẹo của cả An và Nam là:

4 + 12 = 16 [viên kẹo]

Đáp số: 16 viên kẹo.

Câu 3:Chiếc cốc thứ nhất đựng được 250ml nước, chiếc cốc thứ 2 đựng được nhiều hơn chiếc cốc thứ nhất 150ml nước. Hỏi tổng số nước hai cốc đựng được là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Chiếc cốc thứ 2 đựng được số nước là:

250 + 150 = 400 [ml]

Tổng số nước hai cốc đựng được là:

250 + 400 = 650 [ml]

Đáp số: 650ml

Câu 4:Lớp 3A trồng được 20 cây, lớp 3B trồng được ít hơn lớp 3A 5 cây. Hỏi tổng số cây hai lớp trồng được?

Hướng dẫn giải

Số cây lớp 3B trồng được là:

20 – 5 = 15 [cây]

Tổng số cây 2 lớp trồng được là:

20 + 15 = 35 [cây]

Đáp số: 35 cây

1. Khái niệm về biểu thức và giá trị của biểu thức:

Biểu thức số học bao gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.

Giá trị của biểu thức: Là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.

2. Các dạng biểu thức và thứ tự thực hiện phép tính:

- Biểu thức chỉ chứa các phép tính cùng mức độ ưu tiên: Cộng, trừ hoặc nhân, chia: Thực hiện phép tính từ trái sang phải.

- Biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia:

Thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau;

- Biểu thức chứa dấu ngoặc [ ] :

Thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

B. Ví dụ

Ví dụ 1: Tính giá trị biểu thức:

a] 93 : 3 x 7                                b] 15 x 7 : 5

Hướng dẫn:

a] 93 : 3 x 7 = 31 x 7 = 217

b] 15 x 7 : 5 = 105 : 5 = 21

Ví dụ 2: Viết các biểu thức sau và tính giá trị các biểu thức đó:

a] Tính tích của 15 và 4 rồi cộng với 42.

b] Tính tổng của 98 và 37 rồi trừ đi 74.

Hướng dẫn:

a] 15 x 4 + 42 = 60 + 42 = 102.

b] 98 + 37 - 74 = 135 - 74 = 61.

Ví dụ 3: Em hái được 12 bông hoa, chị hái được 13 bông hoa. Sau đó cả hai chị em gói số hoa vừa hái thành 5 bó. Hỏi mỗi bó có bao nhiêu bông hoa?

Hướng dẫn:

Em và chị hái được số hoa là:

12 + 13 = 25 [bông]

Mỗi bó hoa có số bông là:

25 : 5 = 5 [bông]

Đáp số: 5 bông.

Ví dụ 4: Tính giá trị các biểu thức sau:

a] 99927 : [10248:8 – 1272]

b] [10356×5 – 780] : 6

Hướng dẫn:

a] 99927 : [10248:8 – 1272] = 99927 : [1281 - 1272] = 99927 : 9 = 11103.

b] [10356×5 – 780] : 6 = [51780 - 780] : 6 = 51000 : 6 = 8500

Ví dụ 5: Tính nhanh giá trị của biểu thức:

a] 52 + 37 + 48 + 63

b] 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2

Hướng dẫn:

a] 52 + 37 + 48 + 63

= 52 + 48 + 37 + 63

= 100 + 100

= 200

b] 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2

= 24 x [5+3+2]

= 24 x 10

= 240

C. Bài tập tự luyện

Bài 1: Viết các biểu thức sau và tính giá trị các biểu thức đó:

a] Tính thương của 90 và 5 rồi cộng với 72.

b] Tính tích của 63 và 4 rồi chia cho 3.

Bài 2: Tính giá trị biểu thức:

a] [4672 + 3583] : 5

b] 4672 – [3583 – 193]

Bài 3: Tìm một số biết lấy số đó nhân với 7 rồi cộng với 39 thì được một biểu thức có giá trị bằng 900.

Bài 4: Cho biểu thức 5 x 6 + 48 : 3. Hãy đặt dấu ngoặc đơn vào biểu thức trên để được kết quả bằng 90.

Bài 5: Thêm dấu ngoặc đơn vào các biểu thức sau để được biểu thức mới có giá trị bằng 130.

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 15 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.

Bài học tuần 16

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề