Tính cách của bé đẻ ngược

Những chia sẻ thực tế và chuyên môn giúp các mẹ ngôi ngược có thêm lựa chọn khác thay vì mặc định phải bị mổ lấy thai.

  • Tròn mắt xem bác sĩ dùng 2 tay xoay ngôi thai từ ngôi ngược thành ngôi thuận chỉ trong chưa đầy 1 phút
  • Những điều mẹ bầu cần biết khi được chẩn đoán có ngôi thai ngược
  • Các phương pháp tự nhiên giúp xoay ngôi thai ngược mẹ bầu nên biết

Từ trước đến nay, các mẹ bầu khi đi siêu âm biết thai ngôi ngược đều phải đứng trước lựa chọn sinh mổ thay vì sinh thường. Vậy nên  chia sẻ của chị Khánh Linh [25 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Hòa Bình] về việc sinh thường con ngôi ngược khi được đăng tải trong một hội nhóm đã thu hút không ít  sự quan tâm từ các mẹ. Điều đặc biệt là giúp đỡ và đồng hành với chị trong quá  trình từ khi biết thai ngôi ngược cho đến khi sinh thường an toàn là bác sĩ Trần  Ngọc Đính [hiện đang công tác tại khoa dịch vụ D5, bệnh viện Phụ sản Hà Nội]. Qua  câu chuyện của chị Khánh Linh và lời khuyên chuyên môn của bác sĩ Đính sẽ giúp nhiều  mẹ bầu có thêm lựa chọn nếu như mang thai ngôi ngược.

Bé Đăng Khoa được chào đời theo phương pháp sinh thường dù ngôi ngược trong bụng mẹ, nặng 3,5kg.

Từ  ngôi ngược cho đến khi sinh thường an toàn

Chị Khánh Linh kể lại: "Mình vừa sinh bé thứ 2 được 10  ngày tuổi. Mình sinh thường bé đầu vào năm 2017. Đến lần mang thai thứ 2, bé vẫn  ngôi thuận từ tuần 30 nhưng đến tuần 34 lại xoay ngược. Trước đó, mình siêu âm ở  một bác sĩ chuyên chẩn đoán hình ảnh chứ không phải bác sĩ sản khoa. Khi mình  biết bé ngôi ngược, mình bắt đầu tìm hiểu về các trường hợp thai ngược và vô  tình xem được 1 clip bác sĩ Đính đỡ sinh thường ngôi ngược trên facebook. Do bạn  đầu mình đã sinh thường, lại nhẹ cân chỉ có 2,6kg thôi, mẹ chuyển dạ và sinh rất  dễ nên đến bạn này mình vẫn có nguyện vọng muốn sinh thường. Hai vợ chồng mình quyết  định đặt lịch khám và nghe tư vấn từ bác sĩ Đính".

Chị Khánh Linh khi chuẩn bị bước vào ca sinh nở đặc biệt.

"Lần đầu gặp bác sĩ hôm đấy là 26 Tết, tuổi thai được  34 tuần thai vẫn ngôi ngược. Sau khi siêu âm thăm khám, mình có trình bày và được  bác sĩ khuyên là nên theo dõi thêm vì nhiều trường hợp thai 36-37 tuần vẫn có  thể tự quay thuận được. Bác sĩ cũng dặn không cần lo lắng vì thai ngôi ngược vẫn  có thể sinh thường nếu cân nặng bé và sức khỏe của mẹ cho phép. Mình được hẹn  36 tuần khám lại và làm hồ sơ sinh. Đến hẹn, mình xuống khám lại, thai vẫn ngôi  ngược, lúc đấy cân nặng của bé theo siêu âm là 2,5kg. Bác sĩ cho làm hồ sơ sinh  và vẫn hẹn theo dõi. Sau đó, mình vẫn đều đặn tuần đến khám 1 lần, bác sĩ rất  nhiệt tình tư vấn giải đáp tất cả các thắc mắc nên mình rất yên tâm. Cùng thời  gian đó, mình có đi siêu âm và xin ý kiến nhiều bác sĩ khác thì tất cả đều  khuyên mình nên về xem ngày để sinh mổ. Vậy là mình dự định sẽ chờ đến đúng  đăng kí sinh nếu như chưa chuyển dạ thì sẽ xin bác sĩ mổ, chọn đúng bác sĩ Đính".

Lần cuối siêu âm, em bé cân nặng 3,2kg, bác sĩ Đính hẹn  chị Linh 5 ngày sau quay lại và bác sĩ sẽ trả lời về việc có sinh thường được  hay không. Thế nhưng đến đêm trước ngày hẹn tái khám, chị Linh có dấu hiệu chuyển  dạ. 1h sáng, trên xe đi từ thành phố Hòa Bình xuống bệnh viện mất hơn 1 tiếng,  chị gọi điện cho bác sĩ Đính và nhận được lời khuyên sẽ theo dõi để sinh thường.  Chị được nhập viện, được đeo máy theo dõi tim thai và các bác sĩ trực theo dõi.  Tuy nhiên chưa có cơn co nhiều nên được về phòng nghỉ. 5h sáng, bác sĩ Đính đến  bệnh viện, khám mở trong 2 phân nên bác cho về phòng nghỉ ngơi, dặn ăn uống  bình thường.

Kết quả siêu âm của bé Đăng Khoa, cho thấy ngôi ngược.

Ca sinh thường ngôi ngược của chị Linh qua cảm nhận của  chị cũng hệt như lần sinh thường ngôi thuận, chỉ có một chút khác biệt khi rặn.  Chị kể lại: "Khoảng 8h, cổ tử cung mở 4 phân, mình được cho vào phòng sinh nằm  theo dõi. Bác sĩ Đính vào khám, mình vỡ ối và được cắm truyền thuốc giảm đau  ngoài màng cứng. Sau khi truyền thuốc, chị Linh đỡ đau hẳn, cổ tử cung mở 8  phân, chỉ cảm nhận được cơn co và thúc xuống cửa mình. Rồi rất nhanh là mở đến  10 phân, chị có cảm giác cái gì đấy chui ra ngoài, gọi y tá vào khám thì được  thông báo: 'Chân em bé đã tụt ra'. Chị y tá phải kéo ghế ngồi gần và giữ chân  em bé không tụt ra ngoài. Mình được dặn nhịn rặn khoảng 30 phút để cổ tử cung mềm  hết và khi sinh được dễ hơn.

Em bé kháu khỉnh, trộm vía ăn ngủ rất ngoan sau khi về nhà.

Mình nghĩ đây là vì ngôi ngược chứ bạn đầu mình mở 10  phân là được rặn ngay. Rồi mình tiêm 1 mũi làm mềm cổ tử cung. Sau đó bác sĩ  Đính vào, mình bắt đầu được rặn, nhờ có mũi tiêm nên mình vẫn không đau, chỉ thấy  các cơn co và thúc xuống cửa mình, mỗi lúc một mạnh và dày hơn, bác sĩ và các  chị y tá hướng dẫn cách rặn và mình bắt đầu rặn. Lần đầu rặn không đúng nên  chưa được, lại được hướng dẫn lại và cổ vũ nhiệt tình. Cuối cùng bác đã đỡ được  em bé ra, nặng 3,5kg. Em bé khóc to và được da kề da với mẹ, cắt dây rốn chậm.  Mình chỉ phải khâu vài mũi và trộm vía sức khỏe hai mẹ con tốt nên hôm sau được  ra viện ngay. Sau sinh 7 ngày, mình đã hoàn toàn hết đau, đi lại sinh hoạt bình  thường, em bé cũng đã rụng rốn và ăn ngủ tốt. Cả nhà ai cũng mừng và bảo may  phúc gặp được bác sĩ giỏi lại mát tay".

Ngôi  ngược có thể đẻ thường được với những điều kiện nào?

Bác sĩ Trần Ngọc Đính - Trưởng khoa dịch vụ D5, bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Bác sĩ Trần Ngọc Đính  người trực tiếp theo dõi và đỡ  đẻ cho trường hợp của chị Khánh Linh và rất nhiều mẹ ngôi ngược sinh thường  khác, chia sẻ: "Từ trước đến nay vẫn có lời đồn rằng đầu to hoặc ngôi ngược sẽ  không thể đẻ thường được và phải mổ lấy thai. Tuy nhiên thực tế lại không phải  như thế. Với đầu to [lưỡng đỉnh>98mm] rất nhiều người sinh thường được. Nếu đầu  to và khung chậu rộng rãi thậm chí còn dễ đẻ hơn so với bình thường. Còn ngôi ngược hiểu nôm na là đầu em  bé ở trên rốn và mông em bé ở phía dưới rốn. Nếu ngôi ngược đảm bảo các yếu tố:  cân nặng bé nhỏ hơn 3000g với con so và nhỏ hơn 3200g với con dạ, lưỡng đỉnh  thai không quá 97 mm, mẹ khỏe mạnh không mắc các bệnh nội khoa ảnh hưởng đến  chuyển dạ như các bệnh về tim, phổi, không có sẹo mổ cũ ở tử cung thì vẫn có thể  đẻ thường".

Cận cảnh bác sĩ Đính thực hiện đỡ đẻ một ca ngôi ngược

Nhưng cũng theo bác sĩ Đính, đó là lí thuyết. Thực tế  còn phụ thuộc vào khung chậu mẹ, tiên lượng của bác sĩ. Ngôi ngược thì mông ra  trước mà mông thì mềm và nhỏ hơn đầu nên khó nong âm đạo nên đầu ra sau dễ mắc.  Các mẹ nên khám định kì, điều trị viêm nhiễm âm đạo để tránh ối vỡ sớm. Khi chuyển  dạ nên dùng giảm đau để mẹ có sức khỏe rặn tốt. Thêm vào đó, việc đỡ sinh  ngôi ngược không quá khó tuy nhiên trong quá trình theo dõi có nhiều nguy cơ  hơn một chút nên nếu mẹ nào có nhu cầu đẻ thường ngôi ngược thì nên liên hệ với  bác sĩ trực tiếp thăm khám của mình để được khám và tư vấn cụ thể.

Mẹ Việt ở Anh vẫn sinh thường dù thai đôi, 1 bé ngôi ngược, ở viện như ở khách sạn mà chẳng mất đồng nào

Chủ Đề