Tính chất chia hết của một tổng bài tập

Lý thuyết tính chất chia hết của một tổng là gì? Mời các bạn đọc giả của GiaiNgo cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Trong Toán học lớp 6, chúng ta đã được học về lý thuyết tính chất chia hết của một tổng. Vậy tính chất chia hết của một tổng là gì? Có những dạng bài tập nào về tính chất chia hết của một tổng? GiaiNgo sẽ giúp các bạn trả lời ngay sau đây!

Lý thuyết tính chất chia hết của một tổng

Nhắc lại về quan hệ chia hết

Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có một số tự nhiên k sao cho a = b . k


Được tài trợ

Kí hiệu:

  • a chia hết cho b được kí hiệu là: a ⋮ b
  • a không chia hết cho b được kí hiệu là: a ⋮̸ b

Lý thuyết tính chất chia hết của một tổng

Với a, b , m ∈ N, m ≠ 0 ta có:


Được tài trợ

Tính chất 1  

Nếu tất cả các số hạng trong một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

a ⋮ m, b ⋮ m, c ⋮ m => [a + b + c] ⋮ m

Ví dụ: Không thực hiện phép tính, xét xem biểu thức [120 + 48 + 270] có chia hết cho 3 không?

Ta có, vì 120 ⋮ 3, 48 ⋮ 3, 270 ⋮ 3 cho nên biểu thức [120 + 48 + 270] ⋮ 3.

Tính chất 2 

Nếu trong tổng có một số hạng không chia hết cho số tự nhiên m, còn các số hạng khác đều chia hết cho m thì tổng đó không chia hết cho m.

a ⋮ m, b ⋮ m, c ⋮̸ m => [a + b + c] ⋮̸ m

Ví dụ: Không thực hiện phép tính, xét xem biểu thức [145 + 60 + 23] có chia hết cho 5 không?

Ta có, vì 145 ⋮ 5, 60 ⋮ 5, 23 ⋮̸ 5 cho nên biểu thức [145 + 60 + 23] không chia hết cho 5.

Lưu ý:

  • Tính chất 1 và tính chất 2 cũng đúng với trường hợp có hai hay nhiều số hạng.
  • Tính chất 1 cũng đúng với một hiệu [a ≥ b].

a ⋮ m và b ⋮ m ⇒ [a − b] ⋮ m

Ví dụ: Ta có: [245 − 120] ⋮ 5 vì 245 ⋮ 5 và 120 ⋮ 5.

  • Tính chất 2 cũng đúng với một hiệu [a > b].

a ⋮ m và b ⋮̸ m ⇒ [a−b] ⋮̸ m

Ví dụ: Ta có [246 − 136] ⋮̸ 3 vì 246 ⋮ 3 và 136 ⋮̸ 3.

Mở rộng tính chất chia hết của một tổng

  • Nếu a ⋮ m ⇒ k . a ⋮ m [k ∈ N].
  • Nếu trong một tích chỉ có một thừa số chia hết cho m thì tích đó cũng chia hết cho m.

Chủ đề liên quan:

  • Tính chất kết hợp của phép cộng? Lời giải bài tập trong SGK

Bài tập tính chất chia hết của một tổng

Các dạng toán cơ bản về tính chất chia hết của một tổng

Dạng 1: Xét tính chia hết của một tổng hoặc một hiệu

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất 1 và tính chất 2 về sự chia hết của một tổng.

Ví dụ: Tổng 40 + 72 có chia hết cho 8 không?

Ta có: Vì 40 ⋮ 8 và 72 ⋮ 8 nên tổng 40 + 72 chia hết cho 8.

Dạng 2: Tìm điều kiện của một số hạng để tổng hoặc hiệu chia hết cho một số nào đó

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất 1 và tính chất 2 về sự chia hết của một tổng để tìm điều kiện của số hạng chưa biết.

Ví dụ: Tìm điều kiện của số tự nhiên a để tổng N = 8 + 24 + 12 + a chia hết cho 4?

Ta có: Vì 8 ⋮ 4, 24 ⋮ 4, 12 ⋮ 4 nên để tổng N chia hết cho 4 thì a phải chia hết cho 4.

Bài tập tính chất chia hết của một tổng

Bài tập 1:

a] Viết hai số chia hết cho 6. Tổng của chúng có chia hết cho 6 không?

b] Viết hai số chia hết cho 7. Tổng của chúng có chia hết cho 7 không?

Lời giải:

a] Hai số chia hết cho 6 là 36 và 72.

36 + 72 = 108 có chia hết cho 6.

b] Hai số chia hết cho 7 là 49 và 91.

49 + 91 = 140 có chia hết cho 7.

Bài tập 2:

Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng sau có chia hết cho 8 hay không:

a] 48 + 56 ;         b] 80 + 17

Lời giải

a] 48 ⋮ 8 và 56 ⋮ 8 ⇒ [48 + 56] ⋮ 8 [tính chất 1].

b] 80 ⋮ 8 và 17 ⋮̸ 8 ⇒ [ 80 + 17] ⋮̸ 8 [tính chất 2].

Bài tập 3:

Cho ví dụ hai số a và b, trong đó a không chia hết cho 3, b không chia hết cho 3 nhưng a+b chia hết cho 3.

Lời giải

Ta có: Số a không chia hết cho 3 là 5. Số b không chia hết cho 3 là 10.

Tổng a + b = 5 + 10 chia hết cho 3.

Bài tập 4:

Khi chia số tự nhiên a cho 12, ta được số dư là 8. Hỏi số a có chia hết cho 4 không? Có chia hết cho 6 không?

Lời giải:

Gọi q là thương trong phép chia a cho 12.

Ta có a = 12q + 8 [Số bị chia = Thương . Số chia + Số dư].

Vì 12 ⋮ 4 nên 12q chia hết cho 4 mà 8 chia hết cho 4.

Suy ra: 12q + 8 chia hết cho 4.

Vậy a chia hết cho 4.

Tương tự, a=12q+8.

Vì 12 ⋮ 6  nên 12q chia hết cho 6 nhưng 8 không chia hết cho 6.

Suy ra 12q+8 không chia hết cho 6.

Vậy a không chia hết cho 6.

Như vậy, qua bài viết trên chúng ta đã biết được tính chất chia hết của một tổng cũng như các bài tập toán sử dụng lý thuyết này. Hi vọng bài viết của GiaiNgo sẽ giúp các bạn củng cố thêm được kiến thức Toán học của mình. Chúc các bạn đọc giả học tập thật tốt!

Kiến thức hữu ích:

Chào các em! Khi học về biểu thức chúng ta đã biết làm các phép tính rồi đúng không nhỉ? Hôm nay các em sẽ được học bài Tính chất chia hết của một tổng nằm trong sách giáo khoa Đại số lớp 6 của bộ giáo dục và đào tạo. Bài giảng được cô biên soạn rất kỹ lưỡng với nhiều bài tập luyện tập đi kèm giúp các em học tập tốt hơn. Nào hãy cùng đến với bài học ngay nhé!

Mục tiêu bài học Tính chất chia hết của một tổng

Mục tiêu bài học hôm nay là gì nào, các em hãy cùng cô lập mục tiêu trước khi học bài nhé!

  • Các phép chia và các kí hiệu của phép chia hết và không chia hết .
  • Các ví dụ tìm ra tổng của phép tính .
  • Các bài tập về Tính chất chia hết của 1 tổng .

Kiến thức bài học Tính chất chia hết của một tổng

Lý thuyết của bài học hôm nay khá dễ hiểu, các bạn chú ý ghi chép lại bài học nhé!

1. Nhắc lại về quan hệ chia hết

Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a=b.k.

Kí hiệu a chia hết cho b là ab.

Nếu a không chia hết cho b, ta kí hiệu là: a

b

Ví dụ:

10 chia hết cho 5, kí hiệu là: 105

8 không chia hết cho 5, kí hiệu là 85

2. Tính chất 1

Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

am,bm[a+b]m

+ Kí hiệu “⇒” đọc là suy ra [hoặc kéo theo].

+ Trong cách viết tổng quát, để cho gọn ta không ghi a,b,mN,m0.

+ Ta có thể viết [a+b]m hay a+bm đều được.

Chú ý:

• Tính chất 1 cũng đúng đối với một hiệu

• Tính chất 1 cũng đúng với một tổng nhiều số hạng

Tổng quát: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

Ví dụ:  63,93,123[6+9+12]3

2. Tính chất 2

Nếu am và bm thì [a+b]m

am và bm[a+b]m

Chú ý:

Tính chất 2 cũng đúng đối với một hiệu

Tính chất 2 cũng đúng với một tổng nhiều số hạng, trong đó chỉ có một số hạng không chia hết cho m, các số hạng còn lại đều chia hết cho m:

Tổng quát:

Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn lại các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

ambm và  cm ⇒ [a+b+c]m

Ví dụ: 32840812 8 thì [32+40+12] 8

Nếu sau khi tìm hiểu kiến thức trọng tâm phía trên mà các bạn vẫn còn thắc mắc về phương pháp giải các dạng bài tập thì đừng vội bỏ cuộc nhé, chúng ta sẽ cùng nhau xem video giảng bài chi tiết của cô giáo Yên Bình đến từ  Toppy để giải đáp những điều còn thắc mắc nha!

Bài tập SGK Tính chất chia hết của một tổng

Phần bài tập trong sách giáo khoa rất sát với lý thuyết nên các bạn cố gắng hoàn thành hết nhé!

Giải bài 83 trang 35 SGK Toán 6 tập 1

Áp dụng tính chất chia hết, xét xem mỗi tổng sau có chia hết cho 8 không:

a] 48+56;                   b] 80+17.

Hướng dẫn giải

Câu a: Vì 48 8,

568

Nên [48+56] 8

Câu b: Vì 80 8, nhưng 17 không chia hết cho 8

Nên [80+17] không chia hết cho 8.

Giải bài 84 trang 35 SGK Toán 6 tập 1

Áp dụng tính chất chia hết, xét xem hiệu nào chia hết cho 66:

a] 5436;                   b] 6014.

Hướng dẫn giải

Câu a: Vì 54 và 36 đều chia hết cho 6 nên 5436 chia hết cho 6.

Câu b: Vì 60 chia hết cho 6 nhưng 14 không chia hết cho 6 nên 6014 không chia hết cho 6.

Giải bài 85 trang 35 SGK Toán 6 tập 1

Áp dụng tính chất chia hết, xét xem tổng nào chia hết cho 7

a] 35+49+210

b] 42+50+140

c] 560+18+3

Hướng dẫn giải

Câu a: Vì 35,49 đều chia hết cho 7

210=7.30 mà 7 chia hết cho 7 nên 210 chia hết cho 7

Từ đó suy ra tổng [35+49+210] chia hết cho 7.

Câu b: Vì 42,140 đều chia hết cho 7 nhưng 50 không chia hết cho 7 nên tổng [42+50+140] không chia hết cho 7

Câu c: Vì 560=7.80, mà 7 chia hết cho 7 nên  560 chia hết cho 7

18+3=21 chia hết cho 7

Từ đó suy ra tổng 560+18+3 chia hết cho 7.

Giải bài 86 trang 36 SGK Toán 6 tập 1

Điền dấu “x” vào ô thích hợp trong các câu sau và giải thích điều đó:

Hướng dẫn giải:

Giải bài 87 trang 36 SGK Toán 6 tập 1

Cho tổng: A=12+14+16+x với xN. Tìm x để

a] A chia hết cho 2

b] A không chia hết cho 2

Hướng dẫn giải

Câu a: Vì 12,14,16 đều chia hết cho 2 nên để A=12+14+16+x chia hết cho 2 thì x  phải chia hết cho 2. Vậy x là mọi số tự nhiên chẵn.

Câu b: Vì 12,14,16 đều chia hết cho 2 nên để A=12+14+16+x không chia hết cho 2 thì x là một số tự nhiên bất kì không chia hết cho 2. Vậy x là số tự nhiên lẻ

Giải bài 88 trang 36 SGK Toán 6 tập 1

Khi chia số tự nhiên a cho 12, ta được số dư là 8. Hỏi số a có chia hết cho 4 không ? Có chia hết cho 6 không?

Hướng dẫn giải

Gọi q là thương trong phép chia a cho 12, ta có a=12q+8 [số bị chia = thương . số chia + số dư].

Vì 12⋮4 nên 12q chia hết cho 4 mà 8 chia hết cho 4

Suy ra  12q+8 chia hết cho 4.

Vậy a chia hết cho 4

Tương tự ta xét: a=12q+8

Vì 126nên 12q chia hết cho 6 nhưng 8 không chia hết cho 6

Suy ra 12q+8 không chia hết cho 6.

Hay a không chia hết cho 6.

Bài tập tự luyện Tính chất chia hết của một tổng

Phần bài tập tự luyện này cô biên soạn có kèm theo lời giải phía dưới, sau khi làm xong thì các bạn kiểm tra đáp án xem năng lực của mình như thế nào nhé!

Bài tập 1: Cho tổng A=14+16+18+20. Dựa vào tính chất chia hết của một tổng, A sẽ chia hết cho?

A. 2

B. 5

C. 7

D. 9

Bài tập 2: Nếu x12 và y8 thì xy chia hết cho

A. 3

B. 6

C. 4

D. 12

Bài tập 3: Có tổng M=75+120+x. Với giá trị nào của x dưới dây thì M3?

A. 7

B. 5

C. 4

D. 12

Bài tập 4: Cho A=12+14+36+x,xN. Tìm x để A2

A. x=20

B. x=15

C. x=13

D. x=17

Hướng dẫn giải bài tập

Bài tập 1: A

Bài tập 2: C

Bài tập 3: D

Bài tập 4: A

Lời kết:

Kết thúc bài học hôm nay rồi. Bài học Tính chất chia hết của một tổng còn khiến bạn học sinh nào của cô phải lo lắng nữa không nhỉ? Đừng quá lo lắng, chỉ cần cố gắng hết mình thì các bạn sẽ theo kịp bài học thôi. Ngoài ra tại trang Toppy cũng có chứa nhiều dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tự giác luyện tập thêm nha! Tạm biệt các bạn.

Xem thêm bài giảng:

Video liên quan

Chủ Đề