Tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa với lượng giá trị hàng hóa có mối quan hệ gì với nhau

TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY    -    TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG.    ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG

Trong cuộc sống chúng ta thấy có rất nhiều loại hình lao động khác nhau cùng tồn tại song song. Ví dụ; làm nông nghiệp, lái xe, bán hang, thợ thủ công…đó là những lao động có ích dưới một hình thức cụ thể. Các loại lao động này tạo ra một loại sản phẩm cụ thể khác nhau. Mác gọi đó là LAO ĐỘNG CỤ THỂ.
Lao động cụ thể có Đặc trưng như thế nào?

Lao động cụ thể

Tại sao nói như vậy? Ta thấy rằng, mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động riêng. Chính những cái riêng đó làm cho lao động cụ thể khác với lao động cụ thể kia. Ví dụ: Lao độngcụ thể của người thợ may cần nguyên vật liệu là vải vóc, kim chỉ.. có mục đích là tạo ra sản phẩm may mặc quần áo Lao độngcụ thể của thợ nề có nguyên liệu là gạch, đá, ximang … tạo ra công trình xây dựng Ngoài ra, Lao độngcụ thể của thợ mộc tạo ra sản phẩm gỗ Lao độngcụ thể của thợ cơ khí tạo ra sản phẩm kim loại…

Rõ ràng, Không có chuyện thợ may tạo ra sản phẩm hàn, cũng chẳng có chuyện lao động củathợ nề lại tạo ra sản phẩm gỗ phải không các bạn?

  • Như vậy, đặc trưng đầu tiên đó là lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng khác nhau.

 

Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng

Trong xã hội, không ai có thể làm hết tất cả mọi việc, người ta chỉ có thể đảm nhiệm 1 lao động cụ thể nhất định. Bởi vậy, cần có phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể muôn hình muôn vẻ tạo ra giá trị sử dụng đa dạng, cũng chính là cách phản ánh trình độ phân công lao động xã hội. Nói như vậy, có nghĩa rằng, càng xuất hiện nhiều lao động cụ thể thì phân công lao động xã hội càng chi tiết, sản xuất hàng hóa càng phát triển, xã hội đó càng tiến bộ.

Phân công lao động xã hội

 

 Nói đến phạm trù vĩnh viễn, chúng ta lại nhớ lại nội dung của video trước, khi nói đến thuộc tính giá trị sử dụng của hang hóa. Lao động cụ thể cũng vậy, lao động cụ thể tồn tại không phụ thuộc bất kỳ vào hình thái kinh tế xã hội nào. Lao động cụ thể của người làm bánh mỳ thì vẫn là công việc tạo ra bánh mỳ, chắc chắn nó sẽ không thể tạo ra quần áo, hay đồ kim khí khi nó ở một hình thái kinh tế xã hội khác. Đến đây, ta thấy rằng lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng nên điều này cũng lý giải giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

Sơ dĩ như vậy, là vì khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt con người ngày càng cao, với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, những nhu cầu đó ngày càng được đáp ứng một cách hoàn hảo.
Ví du như Hoạt động xây nhà chẳng hạn. Tôi nhớ là, trước kia ở thập kỷ 80, bác tôi xây 1 ngôi nhà, bác phải tự thiết kế hình dáng ngôi nhà và thi công xây dựng, chỉ có 1 vài người bạn hỗ trợ việc xây dựng. Nhưng ngày nay, do nhu cầu xã hội ngày càng cao về điều kiện nơi ăn chốn ở, thay “ăn no mặc ấm” chuyển sang “ăn ngon mặc đẹp” nên khi xây một ngôi nhà cần rất nhiều công đoạn và được phân công hóa lao động rõ rệt. Đầu tiên, là lao động cụ thể của kiến trúc sư thiết kế công trình, Việc thi công công trình sẽ do lao động cụ thể của người thợ xây, việc thiết kế hệ thống điện, nước sẽ do lao động cụ thể của người thợ điện, thợ nước, chưa kể thợ sơn, thợ điêu khắc …

Lao động cụ thể xây nhà


Rõ ràng, ngày càng xuất hiện nhiều loại hình lao động cụ thể khi nhu cầu xã hội và khoa học công nghệ càng phát triển.  Vậy , qua 4 đặc trưng cơ bản của lao động cụ thể, chúng ta đã có thể hình dung được bản chất của lao động cụ thể rồi phải không?

Đã gọi là “trừu tượng” có nghĩa là chúng ta sẽ không thể nhìn thấy được hình dáng, cấu trúc của của mặt lao động này. Lao động trừu tượng chỉ xét về mặt hao phí sức lao động nói chung [gồm có tiêu hao về sức bắp thịt, thần kinh] của người sản xuất hang hóa. Có nghĩa là, chúng ta gạt bỏ hình thức cụ thể của lao động sản xuất hang hóa, chỉ xét ở góc độ hao phí sức lao động. Lao động của người thợ may, thợ xây, thợ điện, thợ làm bánh… ta không cần xét đến việc những ông này sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất ntn, sản phẩm là gì? Mà chỉ cần quan tâm , hao phí lao động trong công việc của các ông ấy như thế nào mà thôi.

Lao động trừu tượng


 Để hiểu rõ hơn, ta đi vào tìm hiểu đặc trưng của lao động trừu tượng :

Khi xét mặt lao động trừu tượng, thì người ta có thể so sánh giá trị của hang hóa này với hang hóa khác. Ví dụ: lao động trừu tượng của người sản xuất xe máy sẽ cao hơn lao động trừu tượng của người nuôi gà. Do hao phí lao động xã hội để làm ra 1 chiếc xe máy nhiều hơn việc nuôi 1 con gà. Đương nhiên, khi bán ra thị trường, thì 1 chiếc xe máy có giá cả cao hơn 1 con gà. Vậy, xét về mặt lao động cụ thể thì người ta không thể so sánh loại lao đọng này vơi loại lao động khác, nhưng xét về mặt lao động trừu tượng người ta có thế so sánh mức độ hao phí về thần kinh, cơ bắp của lao động này, với lao động khác , và trả lời được câu hỏi, loại lao động nào có giá trị cao hơn?

 Thật vậy, do lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Nên khi hai hàng hóa trao đổi với nhau, cần dựa vào nguyên tắc trao đổi ngang giá: 1 con gà đổi được 5kg gạo do nó có cùng hao phí lao động như nhau.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu không có sản xuất hang hóa, không có trao đổi thì không cần phải quy các lao động cụ thể vềlao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.

Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử


 Tóm lại, lao động của người sản xuất hang hóa có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể xem xét sản xuát hang hóa sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?
Còn lao độngtrừu tượng xem xétlao độnghao phí nhiều hay ít.
  

 Xét về lao động cụ thể, mỗi người sản xuất hang hóa sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của họ. Vì vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân. Còn Xét về lao động trừu tượng, khi gạt bỏ các hình thức cụ thể, thì lao động của người sản xuất hang hóa chỉ được xét là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội, nên nó có tính chất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hang hóa. Họ làm việc cho nhau thông qua trao đổi hang hóa.

Từ đó, tính hai mặt của lao động sản xuất hang hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hang hóa.

Lý do như sau:

 Thứ nhất, Sản phẩm do người sản xuất hang hóa tư nhân tạo ra chưa chắc đã ăn khớp với nhu cầu của xã hội [ Ví dụ: tôi là nhà sx tư nhân, tôi sản xuất được 5 triệu đôi dép/năm, số lượng dép đó chưa chắc đã phù hợp vơi nhu cầu của xã hội]. Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một số dép không bán được, tức không thực hiện được giá trị. Vậy, tính chất tư nhân và tính chất xã hội mâu thuẫn với nhau.

  • Lý do thứ hai là, mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hang hóa cao hơn so với mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được. Ví dụ: Tôi sản xuất dép, theo tính toán về chi phí sản xuất, 1 đôi dép của tôi phải bán ra với giá thành 2 triệu/ đôi mới có lãi. Nhưng với mức giá đó, xã hội không chấp nhận được, người tiêu dùng có thể mua dép trung quốc với giá vài tram nghìn đồng mà được đôi dep với mẫu mã cũng rất bắt mắt. Khi đó hang hóa cũng không bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra. Vậy, tính chất tư nhân và tính chất xã hội mâu thuẫn với nhau ở chỗ đó.

Hậu quả, việc mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là khủng hoảng “sản xuất thừa”. Đây là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hang hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hang hóa vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
Trên đây là phần nội dung cơ bản về lao động cụ thể và lao động trừu tượng, các bạn nhé!

 

 Từ khóa: kinh te chinh tri, kinh tế chính trị mác lênin, sản xuất hàng hóa, kinh tế mác, hàng hóa là gì, hai thuộc tính của hàng hóa, tính chất hai mặt của sản xuất, lao động cụ thể, lao động trừu tượng, hai mặt của lao động sản xuất là gì, lao dong truu tuong, lao dong cu the

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề