Tính chất hóa học của chất la gì

08:28:2704/07/2021

Trong bài này chúng ta sẽ làm quen với chất, hiểu về chất có ở đâu và chất có những tính chất gì?

• Bài tập về chất, phân biệt chất và vật thể, cách tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

+ Vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá,... ; các vật thể tự nhiên này có các chất khác nhau.

- Ví dụ: Khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,... ; trong thân cây mía gồm các chất như đường saccarozo, nước, xenlulozo,... ; trong nước biển có chất muối ăn natri clorua,...; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

+ Vật thể nhân tạo như nhà ở, đồ dùng, quần áo, sách vở, phương tiện vận chuyển [ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy,...], công cụ sản xuất,... được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp một số chất.

- Ví dụ: Nhôm, chất dẻo, thủy tinh,... là chất; gỗ gồm thành phần chính là xenlulozơ; thép gồm có sắt và một số chất khác,...

2. Chất có ở đâu?

Như vậy chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất:

- Chất có trong tự nhiên như: đường, xenlulozo,...

- Chất do con người điều chế được như: chất dẻo, cao su,...

II. Tính chất của chất

1. Mỗi chất có tính chất nhất định

+ Mỗi chất có tính chất vật lý và tính chất hóa học khác nhau:

- Tính chất vật lí của chất là: Trạng thái [rắn, lỏng, khí], màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,... các tính chất hóa học của chất là: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ: khả năng phân hủy, tính cháy,...

+ Các cách nhận biết tính chất của chất:

 - Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài

 - Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...

 - Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,...

2. Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

- Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác

- Biết cách sử dụng chất

- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

III. Chất tinh khiết

+ Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, ví dụ: nước biển, nước muối, nước khoáng, nước sông, nước suối, nước ao, hồ, giếng,...

+ Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác, ví dụ như nước cất

+ Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

Trên đây là nội dung lý thuyết hóa 8 bài 2: Chất qua nội dung bài này các em có thể giải đáp được các thắc mắc về chất như: Chất là gì? chất có từ đâu và tính chất của chất. Các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

1- Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất [tinh khiết] có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

2- Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất là chất tinh khiết.

3- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

Khi bạn nghiên cứu vật chất, bạn sẽ phải hiểu và phân biệt giữa các tính chất hóa học và vật lý.

Về cơ bản, các đặc tính vật lý là những đặc tính mà bạn có thể quan sát và đo lường mà không làm thay đổi đặc tính hóa học của mẫu. Tính chất vật lý được sử dụng để mô tả vật chất và quan sát về nó. Ví dụ về tính chất vật lý bao gồm màu sắc, hình dạng, vị trí, thể tích và điểm sôi.

Các thuộc tính vật lý có thể được chia thành các thuộc tính chuyên sâu và mở rộng . Đặc tính chuyên sâu [ví dụ: màu sắc, tỷ trọng, nhiệt độ, điểm nóng chảy] là đặc tính khối lượng lớn không phụ thuộc vào kích thước mẫu. Một đặc tính bao quát [ví dụ, khối lượng, hình dạng, thể tích] bị ảnh hưởng bởi lượng vật chất trong mẫu.

Mặt khác, các đặc tính hóa học chỉ bộc lộ khi mẫu được thay đổi bởi một phản ứng hóa học . Ví dụ về tính chất hóa học bao gồm tính dễ cháy, khả năng phản ứng và độc tính.

Bạn sẽ coi độ hòa tan là một đặc tính hóa học hay một đặc tính vật lý , khi các hợp chất ion phân ly thành các dạng hóa học mới khi hòa tan [ví dụ: muối trong nước], trong khi các hợp chất cộng hóa trị thì không [ví dụ: đường trong nước]?

Một tính chất hóa học làm thay đổi cấu trúc bên trong hoặc phân tử của một chất bằng cách tương tác với một chất khác tạo ra một chất mới .

Các tính chất hóa học có thể quan sát hoặc phân biệt được khi có sự thay đổi thành phần ban đầu biến đổi thành một thành phần khác. Sự thay đổi này, được gọi là thay đổi hóa học , gây ra sự biến đổi các liên kết hóa học bằng cách tiếp xúc với các chất phản ứng khác.

Để xác định tính chất hóa học của một chất, cần có kiến ​​thức về khả năng phản ứng hoặc hành vi hóa học của nó đối với các thành phần khác, vì, mặc dù một số có thể nhìn thấy, đặc điểm chính nằm ở sự thay đổi sâu sắc cấu trúc của nó.

Đặc tính hóa học

Các tính chất hóa học của vật chất được đặc trưng bằng cách sản xuất các chất mới, chúng thường là vĩnh viễn và không thể đảo ngược .

Chúng luôn đi kèm với một sự sửa đổi sâu sắc về tính chất của các chất tiếp xúc và sự biến đổi năng lượng thường được quan sát giữa sản phẩm ban đầu và sản phẩm được tạo ra.

Ví dụ về tính chất hóa học

Các tính chất hóa học là khác nhau ở mỗi chất do phản ứng hoặc hành vi của nó như là một thuốc thử phụ thuộc vào thành phần phân tử của nó và thành phần mà nó tiếp xúc. Một số tính chất hóa học mà chúng ta có thể tìm thấy là:

phản ứng hóa học : Cách một tạo ra phản ứng chất chống lại khác, còn được gọi là phản ứng hóa học. Trong số đó, chúng ta có thể tìm thấy, ví dụ, phản ứng với nước, phản ứng với các chất axit và phản ứng với bazơ hoặc hydroxit.

Đốt cháy : phản ứng với oxy tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng hoặc nhiệt. Xác định xem một chất dễ cháy hoặc dễ cháy.

Oxy hóa : mất electron từ nguyên tử hoặc ion. Xác định sự ăn mòn và oxy hóa của các chất khác nhau chống lại các hợp chất khác.

Giảm : tăng số electron của nguyên tử hoặc ion. Đó là một hiện tượng trái ngược với quá trình oxy hóa nhưng có thể xảy ra đồng thời bằng cách được gọi là quá trình oxy hóa-khử. Cả hai hiện tượng được định nghĩa là phản ứng chuyển điện tử.

Tính chất hóa lý

Các tính chất hóa học khác với các tính chất vật lý vì sau này không tạo ra các chất mới, các tính chất này có thể quan sát và đo lường được mà không cần phải biết thành phần của chúng.

Chất có ở đâu? Khi học về Hóa học, chúng ta sẽ phải biết về “chất”, tính chất của chất… Ở bài học này, chúng ta cùng tìm hiểu về những điều này các bạn nhé!

A – Lý thuyết về Chất

1. Chất có ở đâu?

Xung quanh ta có rất nhiều vật thể. Những vật thể được phân làm 2 loại:

Vật thể tự nhiên: sông suối, động vật, cây cỏ, núi đồi…

Vật thể nhân tạo: sách vở, xe đạp, quần áo, điện thoại…

chat-co-o-dau-chat-tinh-khiet-la-gi

Những vật thể tự nhiên và nhân tạo được tạo thành từ các chất. Chẳng hạn như:

  • Nước biển: có chứa chất muối ăn [natri clorua]
  • Núi đá vôi: được tạo thành chủ yếu từ chất canxi cacbonat.
  • Ấm đun nước: được tạo nên từ chất Nhôm
  • Cây thướt kẻ; được làm từ chất dẻo

Hiện nay, có hàng chục triệu chất khác nhau. Có những chất có sắn trong tự nhiên, có những chất do con người tạo ra.

2. Tính chất của chất

– Tính chất của chất gồm: tính chất vật lý và tính chất hóa học.

Tính chất vật lý: Trạng thái [rắn, lỏng, khí], màu sắc, mùi vị, tính tan hay không tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng cháy, khối lượng riêng…

Tính chất hóa học:Khả năng phân hủy, tính cháy được…

– Làm thế nào để biết được tính chất của chất:

+] Quan sát

+] Dùng dụng cụ đo

+] Làm thí nghiệm

– Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

+ Giúp nhận biết và phân biệt chất này với chất khác

+] Biết cách sử dụng chất

+] Biết cách ứng dụng chất vào đời sống và sản xuất

tinh-chat-cua-chat

3. Chất tinh khiết là gì?

– Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. Ví dụ: nước khoáng, nước suối, nước ao, nước muối…

– Chất tinh khiết: là chất có những tính chất nhất định.

– Dựa vào tính chất vật lý khác nhau mà ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

B – Giải bài tập về chất

Câu 1.

a] Nêu 2 ví dụ về

+ Vật thể tự nhiên: động vật, sông suối.

+ Vật thể nhân tạo: xe đạp, trái bóng bàn

b] Tại sao nói: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

Trả lời: Vì mỗi vật thể đều được tạo nên từ một hay nhiều chất khác nhau, nên có thể nói “ở đâu có chất, ở đó có vật thể”.

Câu 2.Kể tên 3 vật thể làm bằng:

a] Nhôm: Cây giá múc canh, móc phơi đồ, ấm đun nước

b] Thủy tinh: Cốc uống nước, gương soi, bóng đèn

c] Chất dẻo: ca đựng nước, cây thướt kẻ, đôi dép

Câu 3.Chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất:

a] Chất: nước – Vật thể: cơ thể người

b] Chất: than chì – Vật thể: bút chì

c] Chất: đồng, chất dẻo – Vật thể: dây điện

d] Chất: xenlulozơ, nylon – Vật thể: áo

e] Chất: nhôm, cao su – Vật thể: xe đạp

Câu 4.So sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước và tính cháy được của các chất: muối ăn, đường và than.

Trả lời:

+ Muối ăn: màu trắng, vị mặn, tan trong nước, không cháy được.

+ Đường: màu trắng, vị ngọt, tan trong nước, không cháy được.

+ Than: màu đen, không vị, không tan trong nước, cháy được.

Câu 5. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

…tính chất bề ngoài của chất…

…nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng…

…làm thí nghiệm…

Câu 6.Làm thế nào để nhận biết khí cacbon đioxit có trong hơi thở của chúng ta?

Trả lời: Dùng một ống hút cắm một đầu vào thau nước vôi trong. Thổi không khí từ hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong bằng đầu còn lại của ống hút. Nếu nước vôi trong bị đục, chứng tỏ trong hơi thở của chúng ta có khí cacbon đioxit [hay khí cacbonic].

Câu 7.Nước cất và nước khoáng:

a] 2 tính chất giống nhau: trạng thái lỏng, không mùi

2 tính chất khác nhau: nước cất dùng để pha thuốc tiêm và sử dụng trong phòng thí nghiệm, còn nước khoáng thì không; nước cất là chất tinh khiết [không có lẫn chất khác], còn nước khoáng có lẫn một số chất tan khác.

b] Uống nước khoáng tốt hơn nước cất vì trong nước khoáng có một số chất tan có lợi cho cơ thể, còn nước cất thì không có.

Câu 8. Để tách riêng khí oxi và nitơ từ không khí, ta hạ nhiệt độ xuống – 183 độ C để tách oxi lỏng ra trước, sau đó tiếp tục hạ nhiệt độ xuống – 196 độ C để tách nitơ lỏng từ không khí.

Chúc các bạn thành công!

4.3 / 5 [ 400 bình chọn ]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề