Tính định hướng là gì

  • Hiện nay đa số, qua thông tin khảo sát thông tin về định hướng là gì? thì đều nhắc tới định hướng nghề nghiệp ,học nghề gì có tương lai tốt đẹp. Nhưng để hiểu hết cái sâu xa, cái bản chất của vấn đề thì không phải ai cũng có thể hiểu được , hoặc hiểu theo một cách máy móc.
  • Bạn cần phải biết thành công chỉ đến với những ai cố gắng, và không ngừng cố gắng, thành công bạn có thể hiệu như một cái gì đó cao nhất của vấn đề, mà bạn đạt được nó như một địa vị trong xã hội mà được rất nhiều người kính nể. Chính vì thế định hướng là gì? một vấn đề vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta.
  • Nếu bạn muốn biết được con đường đi của bạn, định hướng nghề nghiệp của bạn có thành công hay không, chính là dựa vào định hướng ban đầu của bạn.
  • Không một ai trong xã hội là không muốn mình thành công cả, nhưng trong số đó có rất nhiều đã thành công, và cũng có rất nhiều người chưa thành công bởi vì sao, bởi họ chưa nhận được lời khuyên đúng đắn, hay chưa tìm được giá trị đích thực định hướng là gì dành cho mình.
  • Hãy luôn luôn học hỏi các bậc sự huynh đi trước những ai đã thành công thì những lời khuyên đó là vô cùng bổ ích cho bạn, định hướng như tiền đề để bạn có hành trang vào đời vậy.
  • Như chúng ta đã biết hiện nay các khái niệm định hướng là gì, học nghề gì có tương lai, còn đang rất xa vời với các bạn trẻ nói riêng và mỗi chúng ta nói chung, chính bởi việc lựa chọn ngành nghề còn đang phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố, cái chính là do các bậc phụ huynh.
  • Bạn muốn lập ra được kế hoạch thì ngay bây giờ hay bắt đầu với kế hoạch phát triển mình trong tương lai, chỉ có như thế bạn mới có đáp số cho mình được” học nghề gì có tương laiđịnh hướng được nghề nghiệp trong tương lai của mình.
  • Mỗi kế hoạch đều phải có đường đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của bản thân, để có thể lựa chọn ngành nghề thích hợp nhất cho mình.

Tham khảo thêm: Cổ phiếu thưởng là gì? Ý nghĩa của phát hành cổ phiếu thưởng

Định hướng là gì và cách định hướng nghề nghiệp tương lai?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: sentayho.com.vn/dinh-huong-la-gi-tim-hieu-ve-dinh-huong-la-gi.html

Bạn đang xem: định hướng là gì

Kết luận

Quay lại danh mục “Hỏi đáp là gì” Quay lại trang chủ

sentayhoadmin

[Last Updated On: 03/12/2021]

Định hướng giá trị [ĐHGT] là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt động [1; tr 67]. Đó là hệ thống những giá trị được cá nhân nhận thức, trở thành niềm tin và thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích trong cuộc sống.

ĐHGT là cấu tạo tâm lí đặc trưng của nhân cách, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là thanh niên -sinh viên [TN-SV] – nhóm xã hội đặc thù, là nguồn lực to lớn của xã hội, sẽ góp phần quyết định sự tiến bộ của xã hội hiện nay, xây dựng lí tưởng, niềm tin cách mạng, hình thành đạo đức lối sống, thúc đẩy động cơ lập thân, lập nghiệp, hình thành ý thức và trách nhiệm công dân…

Bên cạnh đó, đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam, nhiều giá trị xã hội đang bị ảnh hưởng mạnh bởi xu thế toàn cầu hóa, trong đó có sự đan xen giữa những giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại cả tích cực và không ít tiêu cực tạo nên cuộc đấu tranh trong quá trình tiếp nhận và hình thành ĐHGT của mỗi TN-SV nói riêng cũng như trong cộng đồng.

Khái niệm định hướng giá trị

ĐHGT là một trong những khái niệm của Tâm lí học, là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc bên trong của nhân cách, được củng cố bởi kinh nghiệm sống cá nhân và tập hợp những trải nghiệm của cá nhân, giúp họ phân biệt cái có ý nghĩa, cái bản chất với cái vô nghĩa, cái không  bản chất.

– Theo I. T. Levukin: “ĐHGT là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” [1; tr 68].

– Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ĐHGT là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm nét tính xã hội – lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau” [2; tr 37].

– Nhấn mạnh vai trò của ĐHGT trong việc điều chỉnh hành vi, tác giả Trần Trọng Thuỷ cho rằng: “ĐHGT là các giá trị đã được con người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu chuẩn của hành vi” [3; tr 11].

– Tác giả Lê Đức Phúc quan niệm: “ĐHGT là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người. Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau” [4; tr 71].

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về ĐHGT, song các tác giả đều có sự thống nhất ở các điểm cơ bản sau đây:

– ĐHGT là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài, giúp cá nhân có thể tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất. Bởi vì ĐHGT được hình thành thông qua quá trình cá nhân gia nhập các quan hệ xã hội, hoạt động sống cơ bản và là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm.

– Quá trình ĐHGT bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức [đánh giá], ý chí và cảm xúc [thử nghiệm], cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát triển nhân cách.

– ĐHGT là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống cá nhân; tập hợp các giá trị đang tồn tại tạo nên nét đặc biệt của ý thức, bảo đảm tính kiên định của nhân cách. Sự kế thừa hành vi và hoạt động theo phương thức xác định chúng biểu thị ở nhu cầu và hứng thú, là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh và quyết định hệ động cơ của nhân cách.

Như vậy, theo chúng tôi: ĐHGT là thái độ lựa chọn của cá nhân hay của nhóm xã hội vào hệ thống giá trị này hay giá trị khác trên cơ sở hệ thống giá trị đó được nhận thức, hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết định hành vi lựa chọn của họ.

– Có nhiều cách để phân loại ĐHGT, cụ thể:

+ Căn cứ vào đối tượng định hướng, có thể phân chia thành: ĐHGT vật chất và ĐHGT tinh thần.

+ Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con người đang theo đuổi, có thể phân chia thành: ĐHGT tích cực và ĐHGT tiêu cực.

+ Căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay ý nghĩa cá nhân của giá trị, có thể phân chia thành: ĐHGT xã hội và ĐHGT cá nhân.

Vai trò của định hướng giá trị với sự phát triển nhân cách

Đối với việc hình thành nhân cách con người mới, ĐHGT có vai trò như sau:

– ĐHGT là cơ sở hình thành lí tưởng, niềm tin cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, sự biến đổi nền kinh tế thị trường và những biến động kinh tế chính trị phức tạp nên con người nói chung, TN-SV nói riêng cần phải có những nhận thức và chính kiến về những vấn đề như tình hình đất nước, xác lập lí tưởng, niềm tin của cuộc sống. Do đó, việc chỉ ra ĐHGT của TN-SV là một việc làm rất cần thiết.

– ĐHGT là chỉ tiêu của đạo đức, lối sống, quyết định những phẩm chất cá nhân như: tính mục đích, tính tư tưởng, sự nỗ lực ý chí, tính tích cực của nhân sinh quan.

– ĐHGT đối với thái độ lao động lập thân, lập nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tạo thành lí tưởng, niềm tin của TN-SV hiện nay.

– ĐHGT là cơ sở hình thành ý thức trách nhiệm và nhân cách công dân. ĐHGT có vai trò định hướng nhân cách theo xu thế phát triển của xã hội mới, góp phần hình thành ý thức công dân và nhân cách con người mới trên cơ sở các chuẩn mực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • [1] Nguyễn Quang Uẩn [1995]. Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài KX-07-04.
  • [2] Phạm Minh Hạc [1994]. Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới. Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX-07.
  • [3] Trần Trọng Thủy [1993]. Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 7, tr 11.
  • [4] Lê Đức Phúc [1992]. Giá trị và định hướng giá trị. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 13, tr 71.

[Nguồn: Vũ Thùy Hương, Cơ sở tâm lí học về định hướng giá trị của thanh niên – sinh viên, Tạp chí Giáo dục, Số 433]

Giáo dục định hướng là một định nghĩa nghe lạ nhưng lại quen, đã được các nước phát triển áp dụng rất phổ biến cho nền giáo dục của họ. Trong khi tại Việt Nam, chúng ta vẫn đang loay hoay với những bất cập của nền giáo dục hiện tại. Vậy làm cách nào để thay đổi? Và liệu sự thay đổi này có thể giúp gì cho thế hệ trẻ hiện nay?

Nền giáo dục ở Việt Nam qua nhiều năm cải cách vẫn là một mớ bòng bong chưa được tháo gỡ, hay cũng có thể chưa có ai đủ sức dẫn thân và làm mới một cách hoàn chỉnh. Các bạn từ khi còn nhỏ đã được nhồi nhét một lượng kiến thức khổng lồ từ Tiểu học, đến Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, và cuối cùng là Đại học. Tuy nhiên, có bao nhiêu bạn, sau chừng đấy nỗ lực dám tự tin rằng mình đã tìm được một công việc yêu thích, hay cũng giống như nhiều người, vẫn đi lạc trên con đường “Đam mê”.

Có một định nghĩa có vẻ xa nhưng gần, đã được các nước phát triển ứng dụng khá lâu: “Giáo Dục ĐỊnh Hướng”. Nằm trong phạm trù khái niệm cơ bản “goal orientation”, là một học thuyết đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học, giáo dục định hướng được chia thành 2 loại chính: Định hướng năng suất [performance orientation] và định hướng làm chủ học tập [mastery orientation].

“Students with mastery orientation seek to improve their competence. Those with performance orientations seek to prove their competence.”

Nôm na câu phía trên có thể được hiểu rằng: Định hướng làm chủ học tập thường mong muốn khám phá và cải thiện khả năng của mình. Còn Định hướng năng suất lại muốn thể hiện và chứng minh hơn. Câu hỏi đặt ra là, nền giáo dục hiện tại ở Việt Nam đang đi theo hướng nào?

Giáo dục Việt Nam và lối mòn truyền thống

Lối mòn là thứ giết chết sự phát triển, và lối mòn trong giáo dục cũng vậy. Mang trong mình sự Định hướng năng suất, coi trọng kết quả hơn quá trình. Chính vì vậy trường học Việt Nam trở thành một trường đua đúng nghĩa, nơi mà người học là những vận động viên so kè nhau từng chút một qua các bài kiểm tra. Họ chay đua điểm số, họ chạy đua thành tích và thậm chí chạy đua vào trường điểm, tất cả chỉ với mong muốn cuộc sống sau này tốt hơn... Nhưng liệu như vậy là đúng khi mà mỗi năm:

+ Vẫn có gần 200.000 Cử Nhân thất nghiệp,

+ 60% Cử Nhân làm trái ngành nghề

+ Hàng ngàn bạn sinh viên bỏ học ngay từ năm nhất Đại Học vì nhận ra mình không phù hợp với ngành nghề.

+ Và vẫn còn rất nhiều vấn để nổi cộm.

Đó là điều mà chúng ta không thể không đổ lỗi cho nền giáo dục đã quá cũ kĩ, khi mà điểm số quyết định giá trị của một người.

Ở các nước phát triển, Định hướng năng suất đã được thay đổi bằng Định hướng làm chủ học tập. Các nhà giáo dục đã xây dựng một nền giáo dục mà ở đó, người học sẽ chủ động trải nghiệm, nghiên cứu những kiến thức mới, luôn mong muốn được nâng cao khả năng của mình bằng cách tự thử thách bản thân, không ngần ngại đưa ra câu hỏi. Quá trình tích luỹ trở thành phần quan trọng nhất và người học luôn biết bản thân mình muốn gì, làm gì và cần đạt được gì.

Thay thế phương pháp học bị động bằng chủ động là mấu chốt của phát triển giáo dục bền vững. Và đó cũng là “Kim chỉ nam” cho sự ra đời của Red Cat Academy – học viện định hướng đầu tiên về ngành thiết kế sáng tạo tại Việt Nam.

Red Cat Academy, người học là trong tâm giáo dục

Ra đời vào năm 2015, Red Cat Academy được xây dựng từ những con người từng có thời gian du học tại các nước phát triển. Sớm nhận ra điểm yếu của giáo dục truyền thống, đặc biệt ở lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Chính vì vậy, Red Cat Academy mang trong mình sự hiện đại, tươi mới, nơi người học được tự tin toả sáng bằng chính khả năng của bản thân.

Với việc xây dựng một bộ công cụ định hướng rõ ràng, bao gồm:

+ Khoá học: Khoá học của Red Cat Academy được phát triển dựa trên 3 nền tảng bao gồm Tư Duy Sáng Tạo, Tư Duy Định Hướng và Kỹ năng giải quyết vấn để. Các kháo học bao gồm: Tư Duy Hình Ảnh, Vẽ Tay, Animation và Thiết Kế Đồ Hoạ.

+ Tủ sách hướng nghiệp: Tủ sách chuyên môn và định hướng được viết, biên tập, thiết kế và xuất bản bời đội ngũ chuyên gia tại Red Cat Academy sẽ giúp cho học sinh, sinh viên thiết kế, nhà thiết kế trẻ có những cái nhìn chân thật về nghề và tìm ra cơ hội cho riêng mình.

+ Creative Toolkits: Bộ công cụ sáng tạo được thiết kế và phát triển bởi Red Cat Academy với mục đích tăng cường khả năng sáng tạo và hiệu suất làm việc cho các nhà thiết kế, animator, designer

+ Work placement: Là chương trình học + làm, kéo dài 3 tháng đến 1 năm, cho phép sinh viên đi làm và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

Học viên tại Red Cat Academy sẽ tự chủ trong học tập, nghiên cứu, khắc phục các điểm yếu của cá nhân và bắt kịp những thay đổi chóng mặt trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Đặc biệt, học viện sẽ không bao giờ phải đi một mình, khi mà luôn có những giảng viên nhiệt thành ở phía sau hỗ trợ. Họ sẽ trực tiếp  tạo cơ hội cho học viên được chủ động với bài tập, chủ động trước những tài liệu được cung cấp và luôn sẵn sàng điều chính khi học viên cảm thấy mình đi chệch hướng.

Tại Red Cat Academy, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng mạnh mẽ đến từ chính các bạn trẻ, những người mang trong mình nhiệt huyết của sự sáng tạo và tìm cách nuôi dưỡng chúng. Tuy nhiên, để tiềm năng ấy có cơ hội được khơi dậy và tỏa sáng, chính các bạn sẽ là người cần phải tìm ra con đường dành cho chính mình. Vậy, các bạn đã sẵn sàng để thay đổi chưa?

Video liên quan

Chủ Đề