Tình hình nổi bật của châu á trước cttg2 là gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

- Những thay đổi của tình hình châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Theo em, thay đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Vì sao ?

Các câu hỏi tương tự

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Các nước châu Á

1. Tìm hiểu tình hình chung của các nước châu Á

Đọc thông tin, hãy cho biết:

  • Những thay đổi của tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
  • Theo em, những thay đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao?

Những thay đổi của tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai:

Về chính trị - xã hội:

  • Cuối những năm 1950, phần lớn các nước Châu Á đã dành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a....
  • Sau đó, châu Á không ổn định bởi cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
  • Một số nước châu Á diễn ra xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc phong trào li khai.

Về kinh tế:

  • Nhiều nước đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po…
  • Ấn Độ diễn ra cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và phát triển công nghiệp phần mềm, thép, xe hơi.

Theo em, sự thay đổi có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính là sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi sau chiến tranh, hầu hết các nước đều chịu hậu quả nghiêm trọng , nền kinh tế hầu như đều khủng hoảng và bắt đầu lại từ đầu. Vì vậy, sau khi dành được độc lập, một số nước châu Á đã gây dựng và phát triển kinh tế là điều quan trọng và cần thiết. Là động lực để các nước khác tiếp thu và học hỏi để phát triển kinh tế, đẩy lùi chiến tranh và nạn đói nghèo... 


Câu 26: Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình chung của các nước Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tiếp tục chịu sự bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.

B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ song đều thất bại.

C. Phong trào đấu tranh lên cao, hầu hết các nước giành được độc lập.

D. Phong trào đấu tranh lên cao, chỉ một số ít các nước giành được độc lập.

Câu 27: Nội dung nào không phản ánh tình hình của các nước châu Á nửa sau thế kỷ XX?

A. Tất cả các nước châu Á đều giành được độc lập, ổn định và phát triển.

B. Là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.

C. Một số nước diễn xung đột tranh chấp biên giới,lãnh thổ hoặc phong trào li khai.

D. Các nước đế quốc thực dân cố duy trì ách thống trị, ngăn cản phong trào cách mạng.

Câu 28: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Châu Á hiện nay là

A. một số nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng.

B. không ổn định, còn nhiều xung đột, tranh chấp.

C. sự chênh lệch rõ rệt, cách biệt của các quốc gia.

D. khu vực phát triển mạnh nhất trên thế giới.

Câu 29: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [1 - 10 - 1949] có ý nghĩa lịch sử gì?

A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

B. Kết thúc các cuộc xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

C. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc, đưa đất nước Trung Quốc tiến lên xây dựng CNXH.

D. Tạo đối trọng với Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự giữa Mĩ và các nước XHCN.

Câu 30: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa quốc tế là

A. hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

B. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do tiến lên xây dựng CNXH.

C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.

D. báo hiệu sự kết thúc ách thống trị của chế độ phong kiến trên đất nước Trung Hoa.

Câu 31: Trung Quốc phải tiến hành cải cách - mở cửa vào năm 1978 do

A. tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

B. tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

C. Trung Quốc bị khủng hoảng về mọi mặt.

D. sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô.

Câu 32: Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra

A. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội.

B. đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - chính trị.

C. chính sách “cộng sản thời chiến” và phong trào “Đại nhảy vọt”.

D. đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.

Câu 33: Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là

A. kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á tại Ba-li [In-đô-nê-xi-a].

B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại Băng Cốc [Thái Lan].

C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được kí kết.

D. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Ba-li.

Câu 34: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.

D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Câu 35: Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?

A. 9 nước.                                        B. 10 nước.                   C. 11 nước.                   D. 12 nước.

Xuất bản ngày 01/04/2019 - Tác giả: Thanh Long

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì tình hình châu Á có những thay đổi như thế nào? Cùng trả lời câu hỏi về tình hình châu Á trong đại cương sử 9 học kì 1.

Câu hỏi

Nêu những thay đổi của tình hình châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2

Gợi ý trả lời

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á, nhiều nước đã giành đc chính quyền như : T.Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia,...

- Tuy nhiên từ cuối những năm 50, tình hình Châu Á ko ổn định do :

  • Các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc
  • Cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ
  • Các ptrào li khai, khủng bố dã man.

Phát triển kinh tế xã hội 

- Nhiều nước châu Á đã đạt được sự ptriển nhanh chóng về ktế tiêu biểu như : Nhật bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,...

- Ấn độ là một trường hợp tiêu biểu với cuộc "cách mạng xanh" trong công nghiệp ptriển mạnh ngành cnghiệp phần mềm, thép, xe hơi...

» Tham khảo thêm: Tình hình chung các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ 2

Hướng dẫn soạn lịch sử 9

Câu hỏi

Tình hình chung các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ 2

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào các kiến thức lịch sử 9 bài 4 [Các nước châu Á] đã được học để suy luận trả lời yêu cầu của câu hỏi

- Cao trào giải phóng dân tộc diễn ra ở Châu Á. Cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á giành được độc lập. Sau đó hầu như trong suốt nửa thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định

- Sau chiến tranh lạnh lại xảy ra xung đột li khai, khủng bố ở một số nước.

- Từ nhiều thập kỉ qua, một số nước đạt được tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xing-ga-po…Ấn độ là tiêu biểu với cuộc “ cách mạng Xanh” trong nông nghiệp

» Tham khảo: Những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.

Hướng dẫn soạn sử 9 hay nhất

Video liên quan

Chủ Đề