Khó khăn của Nhật Bản hiện này là gì

Theo báo cáo sơ bộ Văn phòng Chính phủ Nhật Bản vừa công bố, trong quý II-2020, Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Nhật Bản đã giảm tới 28,1% so quý I, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu GDP được thống kê vào năm 1980. Từ cuối năm 2018, kinh tế Nhật Bản bắt đầu bị chao đảo do tác động tiêu cực của những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, hai đối tác thương mại hàng đầu của Tô-ki-ô. Đến quý IV-2019, GDP của Nhật Bản giảm 7% so cùng kỳ năm 2018. Giai đoạn sóng gió nhất bắt đầu xảy ra sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, trao đổi thương mại quốc tế bị hạn chế…, và nền kinh tế chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật vào quý I-2020.

Giới phân tích nhận định, bức tranh kinh tế Nhật Bản trong quý II-2020 mang nhiều màu xám là điều có thể dự đoán. Tuy nhiên, mức sụt giảm nghiêm trọng, lên đến 28,1%, lại nằm ngoài dự báo. Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Y-a-xư-tô-si Ni-si-mư-ra cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19. Tháng 4 và tháng 5 vừa qua, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc do dịch bệnh. Hầu như tất cả hoạt động kinh tế đều bị đóng băng. Theo Văn phòng Chính phủ Nhật Bản, trong quý II, tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP Nhật Bản, giảm tới 8,2% so quý I, do hầu hết người tiêu dùng ở nhà để phòng dịch và các doanh nghiệp đóng cửa. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu, nhất là ngành sản xuất ô-tô và phụ tùng ô-tô, bị ảnh hưởng do hoạt động kinh tế toàn cầu đình trệ. Ngành thương mại dịch vụ, gồm vận tải biển và vận tải hành khách, cũng tương tự. 

Để tháo gỡ khó khăn, Nhật Bản đang tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ để bảo đảm việc làm và đời sống cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời nỗ lực đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng thông qua các biện pháp kích cầu trong nước. Mới đây, chính phủ thông qua kế hoạch chi 1.130 tỷ yên từ quỹ dự phòng của tài khóa 2020 để triển khai các biện pháp giảm tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Trong khuôn khổ kế hoạch này, 915 tỷ yên sẽ được chi để trợ cấp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu giảm mạnh do tác động của các biện pháp chính phủ đã triển khai để chống dịch. Bên cạnh đó, 177,7 tỷ yên cũng được phân bổ để cung cấp các khoản tín dụng khẩn cấp không lãi suất cho các gia đình có thu nhập giảm vì dịch... Trước đó, Nhật Bản triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, như hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp, khuyến khích ngân hàng tư nhân cung cấp khoản tín dụng không lãi suất hoặc khoản vay có thế chấp cho doanh nghiệp.

Giới phân tích cho rằng, trong quý III-2020, GDP của Nhật Bản có thể phục hồi, song nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, do dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp ở các khu vực nói trên sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/1 - 19/2. Theo đó, Thống đốc Tokyo và 12 địa phương khác có quyền yêu cầu các nhà hàng, quán bar đóng cửa sớm và ngừng hoặc hạn chế phục vụ đồ uống có cồn.

Tuy nhiên, lệnh ban bố này đã khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn lớn, trong khi nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Ảnh minh họa: KT

Ông Toshihiro Nagahama - Giám đốc Điều hành kinh tế của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết: “Tình trạng khẩn cấp này dự kiến ​​sẽ làm giảm chi tiêu tiêu dùng cá nhân lên tới khoảng 177 tỷ yên [khoảng 1,55 tỷ USD]. Tổng sản phẩm trong nước [GDP] sẽ giảm khoảng 150 tỷ yên [khoảng 1,32 tỷ USD], trong khi có thể có tới 7.000 việc làm bị ảnh hưởng. Tác động lớn nhất sẽ là các cơ sở thực phẩm và các lĩnh vực dịch vụ khác”.

Trong khi đó, nhiều nhà hàng ở Thủ đô Tokyo cho biết, chính sách trợ cấp của chính phủ là không đủ và họ thừa nhận rằng đang gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên. “Chúng tôi sẽ phải đóng cửa nhà hàng. Dù không muốn nhân viên của mình gặp rủi ro nhưng chúng tôi không thể kiếm đủ doanh thu để có thể chi trả cho các chi phí hoạt động”.

Tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này được công bố ngày hôm qua [21/1] đã vượt 47.000 ca, mức cao kỷ lục mới trong ngày thứ 4 liên tiếp khi biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng.

Thủ đô Tokyo xác nhận 9.699 ca mắc mới, trong khi chính quyền tỉnh Osaka cũng ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với 6.254 ca. Nhiều khu vực tại Nhật Bản đang chật vật đối phó với làn sóng dịch thứ 6. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản đã vượt 2 triệu ca, tính đến ngày 20/1./.

Hiện nay, du học Nhật Bản ngày càng được các bạn học sinh, sinh viên quan tâm, ngoài những mặt tích cực, thú vị mà bạn sẽ khám phá, trải nghiệm khi sang Nhật Bản du học là những thử thách mà bạn có thể phải đối mặt ở xứ sở mặt trời mọc. Vậy, du học Nhật Bản có những khó khăn nào cần phải vượt qua?

Những năm trước đây du học tự túc nước ngoài tập trung chủ yếu ở các nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Mỹ, Canada, ... và chỉ những gia đình có kinh tế khá giả mới đủ điều kiện cho con du học ở những nước này. Tuy nhiên vài năm trở lại đây du học lại có sự chuyển hướng vào các nước Châu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, ... được nhiều gia đình lựa chọn cho con em du học.

Lý do đơn giản là du học ở các nước Châu Á có nhiều lợi thế như tiết kiệm chi phí hơn so với du học các nước Châu Âu. Du học sinh có thể đi làm thêm để lấy tiền trang trải chi phí sinh hoạt và đóng học phí, nhận được bằng quốc tế, ... Vậy du học ở các nước Châu Á có lợi thế gì và cụ thể là du học tại đất nước Nhật Bản các bạn sẽ phải đối mặt với các thử thách, khó khăn gì cần phải vượt qua?

Ngành học

Khi đi du học Nhật Bản thì việc lựa chọn một ngành nghề để theo học là khó khăn nhất, việc chọn ngành nghề nào cho phù hợp, có thể phát huy được thế mạnh khi theo học và dễ dàng xin việc làm tại Nhật Bản là câu hỏi được khá nhiều bạn du học sinh thắc mắc và quan tâm.

Xem thêm bài viết “du học Nhật Bản nên chọn ngành nào dễ xin việc?”.

Hiện nay ở Nhật Bản rất cần nguồn lao động từ nước ngoài bởi họ thiếu hụt nhân lực trầm trọng trong những ngành như công nghệ thông tin, dịch vụ khách sạn, ... những công việc ở khu công nghiệp hay nhà máy này khi du học sinh sang có thể học ngay để tìm việc làm dễ hơn tại Nhật Bản.

Công nghệ thông tin là ngành học khởi nghiệp cho tương lai

Ngoài kỹ năng chuyên môn cao, các bạn giỏi tiếng Nhật và có thể giao tiếp được không chỉ ngay với những người trong công ty mà còn với khách hàng sẽ được ưu tiên tuyển dụng khi xin việc làm, vì thế các bạn cố gắng trao dồi thật tốt tiếng Nhật của mình khi ứng tuyển nhé!

Giá cả

Giá cả ở Nhật rất cao, ví dụ như đồ ăn, nhà ở, quần áo, hàng hóa, đi lại hay thậm chí là chi phí học tập cũng rất đắt đỏ thành ra các bạn sẽ tốn rất nhiều tiền để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập, điều này sẽ dẫn đến nguyên nhân là các bạn làm thêm việc nhiều, vấn đề này được nhiều du học sinh và các bậc phụ huynh rất quan tâm.

Xem thêm bài viết “chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Nhật”.

Hiện nay thì các bạn du học sinh đều đã không tuân thủ luật việc làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản, luật của Nhật Bản sẽ quy định là 1 tuần chỉ được làm tối đa là 28 tiếng, tức 4 tiếng/ngày. Tuy nhiên, các bạn đều vi phạm khi dành hầu hết thời gian làm và có nhiều bạn làm hơn rất nhiều con số này.

Chi phí ăn uống khi đi du học Nhật Bản

Khi bị phát hiện sai phạm giờ làm, ngay lập tức các bạn sẽ bị trả lại về Việt Nam và sau này nếu có mong muốn sang Nhật làm việc sẽ không có cơ hội để lấy được visa hoặc không thể xin được việc làm tại các công ty Nhật Bản. Vậy nên, các bạn cần tập trung thật tốt cho việc học tập của mình nhé!

Văn hoá

Khác biệt về văn hóa là thử thách phải đối mặt. Việc làm quen với văn hóa Nhật Bản sẽ khắc nghiệt và gặp không ít khó khăn. Đối với các bạn du học sinh và thực tập sinh thì những khó khăn thường hay gặp phải trong cuộc sống là vì thời gian làm việc, học tập chiếm hết toàn bộ thời gian trong ngày nên sẽ không có thời gian đi chơi, khám phá những thứ xung quanh, lịch sử đất nước Nhật Bản dẫn đến có thể bị sốc văn hóa.

Xem thêm bài viết “những kỹ năng sống cần thiết khi sang Nhật Bản”.

Trà đạo là nét tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản

Xem thêm bài viết “làm thế nào để thích nghi nhanh cuộc sống ở Nhật?”.

Sốc văn hóa khi không giao tiếp được với người bản địa, không thể làm quen được với những việc trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể dẫn đến bị áp lực tâm lý nặng nề. Môi trường chưa quen hoặc do bất kỳ yếu tố nào về thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ khiến bạn bị đau chỗ này đau chỗ kia. Vì thế sức khỏe cũng là vấn đề khó khăn mà các bạn thường hay gặp phải khi mới sang Nhật học tập và làm việc.

Tiếng Nhật

Tiếng Nhật khó hơn những thứ tiếng khác rất nhiều, không chỉ về phát âm, ngữ pháp, chữ viết mà còn về cách viết, khi nói cũng sẽ có nhiều cách nói khác nhau, để thành thạo cần thời gian luyện tập rất nhiều. Khi tiếng Nhật thành thạo thì các bạn mới có thể học tập được những cái chuyên môn khác, các bạn sẽ gặp khó khăn ngay ở những bước đầu vì thế phải cố gắng rất nhiều để luyện tập tiếng Nhật của mình cho thật tốt nhé.

Xem thêm bài viết “làm thế nào để nói tiếng Nhật tự tin và chính xác?”.

Tiếng Nhật khó hơn những thứ tiếng khác rất nhiều

Tiếng Nhật là điều rất quan trọng quyết định quá trình thành công hay thất bại khi du học Nhật Bản. Tùy thuộc vào cách học và nổ lực của từng người mà các bạn có thể mất khoảng từ 3 tháng đến 1 năm học tiếng. Ngoài ra, các bạn cũng cần chuẩn bị những kỹ năng để ứng phó với các vấn đề, tình huống thường hay gặp trong cuộc sống và học thêm văn hóa Nhật Bản để nhanh chóng hoà nhập cuộc sống tại đất nước Nhật Bản.

Video liên quan

Chủ Đề