Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự

1. Các đương sự trong vụ việc dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Vụ việc dân sự là người tuy không khởi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Toà án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có hai dạng:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu đệc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.

Theo quy định tại phần thứ năm Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có người yêu cầu và “người có liên quan” trong việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đề cập khái niệm về người yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về người yêu cầu như sau:

- Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhậh cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Ngoài ra, những người sau đây được gọi là những người có liên quan:

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người này có thể là Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về Luật sư; hoặc là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dận sự dầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp dạng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sỏ chữa bệnh, cơ sỏ giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an.

Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyển đại diện theo quy định của pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự củà người được bảo vệ.

- Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết Toà án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Quyển và nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

2. Khái niệm về chứng cứ

Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:

"Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".

3. Khái niệm về định giá và thẩm định giá

3.1. Định giá là gì?

Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định.

Khoản 9 Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: “Định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định.”

Như vậy, định giá theo Luật Kinh doanh bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một tài sản cụ thể tại một thời điểm xác định.

Tóm lại: Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá [các cơ quan có thẩm quyền quy định] thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.

3.2. Thẩm định giá là gì?

Hiện nay đang tồn tại nhiều quan niệm về thẩm định giá. Song dưới góc độ pháp lý, ở Việt Nam hiện nay, thẩm định giá được hiểu như sau :

Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế

4. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản [Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành]

Toà án chỉ định giá tài sản, thẩm định giá tài sản khi thuộc một trong các trưòng hợp sau đây:

- Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự vì lý do các bên đương sự không thỏa thuận được về giá của tài sản đang tranh chấp.

- Các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định về giá của tài sản đang tranh chấp, nhưng có căn cứ chứng minh mức giá mà các đương sự thỏa thuận hoặc mức giá mà tổ chức thẩm định đưa ra thấp hơn giá thị trường tại địa phương nơi có tài sản tranh chấp hoặc thấp hơn khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối vối tài sản cùng loại nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí.

Trường hợp bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định để giao hồ sơ về cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại mà thời gian đã kéo dài, giá cả có nhiều biến động thì việc định giá lại tài sản chỉ được thực hiện khi một hoặc các bên đương sự yêu cầu. Do nhận thức pháp luật của nhân dân còn hạn chế, nên Tòa án cần phải hỏi các đương sự về biên bản định giá có trong hồ sơ, các đương sự có ý kiến gì khác về vấn đề này không? vẫn giữ biên bản định giá cũ hay yêu cầu định giá lại, lý do của yêu cầu và ghi lại các ý kiến đó vào biên bản. Nếu đương sự yêu cầu định giá lại và được chấp nhận thì đương sự phải nộp tạm ứng chi phí định giá. Nếu đương sự không yêu cầu định giá lại và đồng ý vối biên bản định giá trước đây, thì phải ghi rõ các nội dung này vào biên bản.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính mà thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan.

Trên cơ sở xem xét đốỉ tượng cần định giá là loại tài sản nào, có liên quan đến cơ quan chuyên môn nào? Ví dụ, định giá nhà đất thì ngoài đại diện cơ quan tài chính, cần mời cơ quan quản lý nhà đất, cơ quan xây dựng ở địa phương. Tùy theo từng đổỉ tượng cần định giá cụ thể mà xác định số lượng thành viên cần thiết. Đồng thời, nên mdi đại diện chính quyền địa phương cấp xã, phường nơi có tài sản định giá chứng kiến việc định giá. Trên cơ sở đó, Tòa án có công văn gửi cho các cơ quan chuyên môn đề nghị cơ quan đó cử cán bộ làm chủ tịch và ủy viên Hội đồng định giá. Trong công vãn cũng nên nói rõ tài sản cần định giá, yêu cầu cụ thể đối với chủ tịch Hội đồng định giá, ủy viên Hội đồng định giá và thời hạn cơ quan chuyên môn có công văn trả lời cho Tòa án biết việc cử ngưồi tham gia Hội đồng định giá. Sau khi cơ quan chuyên môn đã có công văn phúc đáp về việc cử người định giá, Thẩm phán phải kiểm tra những người được cử có đáp ứng các yêu cầu cụ thể mà Tòa án nêu trong công văn yêu cầu hay chưa? Kiểm tra xem có ai là người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, hoặc thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 52 bộ luật này không?

Khoản 1, 2 và 3 Điểu 52 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định như sau:

“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”

Khi định giá phải thông báo cho các đương sự biết, họ có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đôì vối tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá. Việc định giá phải được lập thành văn bản, ghi rõ ý kiến của các thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Nếu có người nào không chịu ký tên cần hỏi rõ lý do và ghi rõ vào biên bản vì sao họ không ký tên. Sau khi Hội đồng định giá đã ký tên vào biên bản, nếu các đương sự có ý kiến gì khác thì ghi ý kiến của họ vào bên dưối chữ ký của Hội đồng. Dù các đương sự có ý kiến gì khác, nhưng Hội đồng định giá đã làm việc khách quan theo đúng quy định của pháp luật, giá đã định phù hợp với giá thị trường ỏ thời điểm định giá thì quyết định của Hội đồng vẫn có giá trị pháp lý.

Trong thực tế, việc thành lập Hội đồng định giá và cử chủ tịch Hội đồng định giá là rất khó khăn, do có nơi cơ quan chuyên môn từ chối việc cử người tham gia Hội đồng định giá; người được cử làm chủ tịch Hội đồng định giá từ chối làm chủ tịch hoặc cơ quan chuyên môn cử cán bộ tham gia Hội đồng định giá, nhưng những người này từ chốỉ vì thù lao thấp, công việc phức tạp, nhiều khi gặp sự phản ứng, chửi bối của đương sự, vì thế, từ lúc thành lập Hội đồng định giá cho đến khi định giá được thường mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời hạn xét xử. Vì vậy, việc Nhà nước sớm cho thành lập các Trung tâm giám định về giá ở nhiều địa phương là rất cần thiết. Trong khi chưa có nhiều trung tâm đáp ứng yêu cầu công tác, thì Tòa án nhân dân tôì cao cần sớm trao đổi vối các ngành hữu quan chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về vấn đề này. Đặc biệt, sớm ban hành Thông tư hoặc Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng đẫn về vấn đề này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Tòa án địa phương khi thành lập hội đồng định giá. Trước mắt, để giải tỏa vướng mắc cho Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần làm việc vổi Tỉnh ủy để Tỉnh ủy chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp tốt với Tòa án trong việc định giá.

Trong thực tế, nhiều Thẩm phán thường nêu ra trong các lổp tập huấn là hội đồng định giá chỉ căn cữ vào khung giá mà địa phương ban hành để định giá, không tính theo giá thị trường, hoặc nêu lý do khổng biết giá thị trường thê nào để xâc định. Đây là một vướng mắc có thực ở một số địa phương. Trước hết, Thẩm phán phải đưa ra các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết hưống dẫn của Hội đồng Thẩm phán để yêu cầu Hội đồng phải định giá theo giá thị trương. Giá thị trường chính là giá mà người dân ở địa phương thực hiện các giao dịch đối vối tài sản cần định giá. Chỉ định giá theo khung giá khi thu thập được các chứng cứ chứng minh khung giá đó cũng phù hợp với giá thị trường.

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành tại Điều 104 đã được bổ sung một hình thức giám định về giá, đó là thẩm định giá tài sản. Thẩm định giá tài sản chính là hoạt động xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về giá của đối tượng cần xác định.

Hoạt động này có thể do một tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện khi có yêu cầu của đương sự. Khi đó, Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật vê thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ của vụ án, nếu việc thẩm định tiến hành đúng quy định pháp luật.

Đây là một quy định mới, một hướng mới tạo thuận lợi trong việc xác định giá của đối tượng cần định giá. Do đó, mong cơ quan có thẩm quyền sớm có hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục thẩm định giá tài sản; làm rõ khi nào không cần thành lập hội đồng định giá, mặ chỉ cần yêu cầu cơ quan chuyên môn thẩm định giá, góp cho việc áp dụng được thống nhất.

5. So sánh hoạt động định giá và thẩm định giá tài sản

- Thứ nhất: Bản chất, mục đích định giá và thẩm định giá

Định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định còn thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

Định giá thông qua các hình thức định giá cụ thể, giá chuẩn, khung giá, giá giới hạn [giá tối thiểu, giá tối đa]; thẩm định giá chỉ xác định duy nhất một mức giá tài sản tại một địa điểm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá, kết quả thẩm định giá được đưa ra chủ yếu là mang tính tư vấn.

Định giá tài sản để đưa tài sản vào lưu thông trong kinh tế thị trường, trên cơ sở đó thúc đẩy thị trường phát triển. Thẩm định giá đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản để tư vấn cho người có yêu cầu thẩm định giá sử dụng vào những mục đích nhất định như mục đích bảo toàn tài sản, mua bán tài sản, thế chấp tài sản, tính thuế, thanh lý tài sản,…

- Thứ hai: Nguyên tắc

+ Định giá tài sản phải bảo đảm nguyên tắc:

Định giá tài sản phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất, vị trí, quy mô, thực trạng của tài sản và giá thị trường tại thời điểm định giá ;

Định giá tài sản phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật.

+ Thẩm định giá theo nguyên tắc:

Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam ;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá ;

Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá ;

Bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá, trừ trường hợp đơn vị được thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

- Thứ ba: Phương pháp định giá, thẩm định giá

+ Định giá theo các phương pháp cơ bản như: phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập;…

+ Thẩm định giá theo các phương pháp cơ bản như: Phương pháp so sánh; phương pháp chi phí; phương pháp thu nhập; phương pháp lợi nhuận; phương pháp thặng dư;…

- Thứ tư: Chủ thể thực hiện

+ Định giá do Nhà nước thực hiện với tư cách tổ chức quyền lực công, thông qua đó thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và với cả tư cách chủ sở hữu [đối với tài sản của Nhà nước]. Định giá còn do các tổ chức, các nhân thực hiện với tư cách chủ sở hữu tài sản hoặc với tư cách người có quyền tài sản hoặc với tư cách người cung cấp dịch vụ định giá.

+ Thẩm định giá phải do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện, thông qua hoạt động của thẩm định viên về giá.

Video liên quan

Chủ Đề