Tốc độ tăng trưởng kinh tế việt nam top năm 2024

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

Việt Nam xếp thứ 6 về tốc độ tăng trưởng ở châu Á. [Ảnh: Danh Lam/TTXVN]

Trong bài viết đăng tải trên trang finance.yahoo.com [Mỹ] ngày 4/4, trong năm 2024, tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á sẽ cải thiện và dự báo đạt 4,5%, cao hơn so với mức dự đoán trước đó là 4,2%.

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6.

Căn cứ để xác định 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á trong năm 2024 gồm các yếu tố: tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Cả hai chỉ số này đều được quốc tế công nhận để đo lường sức khỏe và sự tiến bộ của một nền kinh tế.

Việt Nam xếp thứ 6 về tốc độ tăng trưởng ở châu Á. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong năm 2024 dự kiến ở mức 5,8%. Tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

Xếp trước Việt Nam là các nền kinh tế: Đặc khu hành chính Macao [Trung Quốc] ở vị trí số 1; Ấn Độ thứ 2; Campuchia thứ 3; Bangladesh thứ 4; Philippines thứ 5. Xếp sau Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á có Indonesia [10]; Malaysia [14]; Lào [18]; Thái Lan [20]… Trung Quốc ở vị trí 17.

Cũng theo bài viết, các nền kinh tế châu Á được dự báo sẽ đóng góp hơn 60% cho tăng trưởng toàn cầu.

Nền kinh tế Ấn Độ ghi nhận nhu cầu trong nước mạnh và Trung Quốc chi nhiều hơn cho các dự án tái thiết và phục hồi sau thảm họa. Đây được cho là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Hơn nữa, các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khác gồm tác động lan tỏa tích cực từ năm 2023, môi trường bên ngoài thuận lợi, tăng trưởng kinh tế ở Mỹ thúc đẩy nhu cầu về công nghệ và các chính sách kinh tế của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Thái Lan.

Tuy nhiên, bài viết nhận định khả năng phục hồi kinh tế của khu vực còn phụ thuộc vào việc quản lý rủi ro.

Các nền kinh tế châu Á phải đối mặt với một số thách thức như cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc, những biến động tài chính của một số nền kinh tế có tỷ lệ nợ cao, chuỗi cung ứng dài và kém hiệu quả cũng như mối đe dọa về chi phí vận chuyển tăng cao.

Về mặt tích cực, các chính sách tài chính và tiền tệ hiệu quả để quản lý những mối đe dọa này có thể thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa./.

Kinh tế quý 1: Việt Nam đang chủ động đón dòng vốn chất lượng cao

Tính đến ngày 20/3 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu trong bài viết trên căn cứ nguồn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF]. Cụ thể, các nhà phân tích đã xem xét mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội thực [GDP thực là thước đo tổng sản phẩm quốc nội đã điều chỉnh lạm phát, phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ do một nền kinh tế tạo ra trong một năm nhất định] dựa vào dữ liệu trong giai đoạn 2012-2022 để tính mức tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua.

Theo đó, với mức tăng trưởng GDP thực trung bình là 6,1% trong một thập niên trở lại đây, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Ngành nông nghiệp của Việt Nam là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, vừa đóng góp cho GDP, vừa tạo việc làm.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam lần đầu đạt 53,22 tỷ USD vào năm 2022, tăng 9,3% so với năm 2021. Nhờ vậy, thặng dư thương mại toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD, chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất siêu của nền kinh tế. Trong nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, 7 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD; 8 sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD bao gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ. Riêng về gạo, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,3 triệu tấn với tổng trị giá 3,54 tỷ USD trong năm 2022, tăng gần 7% so với năm 2021. Đây là kim ngạch xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay do giá tăng cao. Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam ở mức 485 USD/tấn, cao nhất thế giới.

Bài viết dẫn số liệu của Việt Nam cho thấy Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 13,3 tỷ USD, tương đương 25% thị phần, tiếp đến là Trung Quốc với hơn 10 tỷ USD [18,9% thị phần]; Nhật Bản với 4,2 tỷ USD [7,9% thị phần]; Hàn Quốc với 2,5 tỷ USD [4,7% thị phần].

Ở cấp độ châu lục, châu Á chiếm 44,7% thị phần, châu Mỹ 27,4%, châu Âu 11,3%, châu Đại Dương 1,7% và châu Phi 1,7%.

Cũng theo bài viết, 5 nước đứng đầu danh sách 20 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm là Guyana [Nam Mỹ] ở vị trí số 1 với mức tăng GDP trung bình gần 15%. Đứng thứ 2 là Ireland [châu Âu] với hơn 9%, tiếp đến là Ethiopia [châu Phi] với 8,43%, Tajikistan [Trung Á] với hơn 7% và Côte d’Ivoire [Tây Phi] với hơn 6,8%.

Chủ Đề