Tốt nghiệp trung cấp nghề có được thi đại học

Đó là một trong những đề xuất, kiến nghị được nêu ra tại cuộc họp trực tuyến Góp ý quy định giảng dạy khối lượng kiến thức văn hoá THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dành cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề, do Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM tổ chức sáng nay 14.6, với sự tham gia của đại diện hơn 20 trường cao đẳng, trung cấp.

Buổi họp trực tuyến có sự tham gia của nhiều trường CĐ, trung cấp

Cho phép trường nghề đủ điều kiện được dạy 7 môn THPT

Gần đây, Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo Quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể đối với mỗi ngành, nghề, học sinh phải học ít nhất 4 môn học gồm 2 môn bắt buộc [toán, ngữ văn; mỗi môn 270 tiết] và ít nhất 2 môn lựa chọn [trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý; mỗi môn 180 tiết]. Các trường cao đẳng, trung cấp đủ điều kiện sẽ được dạy chương trình 4 môn này.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành 4 môn này, học sinh không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nếu muốn dự thi tốt nghiệp THPT thì các em vẫn phải học chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT, bao gồm 7 môn học, ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Tiến sĩ Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, nêu ý kiến: "Tại dự thảo này, ở điều 1 ghi đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục nói chung, nhưng phần cuối dự thảo, điều 13, 14 lại quy định chỉ các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Sở GD-ĐT mới được tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT. Điều đó có nghĩa các trường cao đẳng, trung cấp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB-XH bị gạt ra ngoài, ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi người học. Để các em học nghề một nơi, học văn hoá một nẻo và trường nghề không được chủ động trong việc đào tạo, cấp giấy chứng nhận là rất thiệt thòi cho các em".

Chính vì thế, tiến sĩ Hải cho rằng thông tư cần điều chỉnh để trường cao đẳng, trung cấp đủ điều kiện sẽ được phép dạy chương trình văn hoá 4 môn lẫn chương trình 7 môn để học sinh được lựa chọn và được học ngay tại trường nghề, không phải di chuyển 2 nơi.

"Em nào không cần thi tốt nghiệp THPT thì chỉ cần lựa chọn học 4 môn văn hoá, em nào có nhu cầu thi tốt nghiệp thì chọn 7 môn, và trường cao đẳng, trung cấp sẽ được quyền cấp giấy chứng nhận đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT [4 môn] và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT [7 môn]. Đồng thời trường nghề sẽ được đăng ký với sở GD-ĐT cho những học sinh hoàn thành 7 môn được thi tốt nghiệp THPT. Toàn bộ quá trình này không cần thông qua Trung tâm Giáo dục thường xuyên nữa", ông Đặng Văn Đại, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn, nêu quan điểm.

Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM, phản ánh phụ huynh khi định hướng cho con đi học nghề vẫn luôn mong muốn con được tiếp tục học các môn văn hoá để thi lấy bằng tốt nghiệp, do nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn yêu cầu bằng này.

"Không nên vì lý do nào đó mà gây khó khăn cho phụ huynh học sinh. Nếu trường nghề đào tạo tốt cả chương trình văn hoá lẫn chương trình nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS thì sẽ có đóng góp cho xã hội rất nhiều. Vì vậy, hãy tạo điều kiện cho trường nghề được dạy đủ 7 môn văn hoá và được cấp giấy chứng nhận, được là đơn vị đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT để các em học sinh bớt đi một lo lắng không đáng có", thạc sĩ Lý nói.

Phải được liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đại diện các các trường đều cho rằng dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT tiếp tục gây khó khăn trong vấn đề liên thông đối học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề.

Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, phân tích: "Dự thảo chỉ cho phép học sinh có giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hoá THPT [4 môn] được sử dụng để liên thông lên trình độ cao hơn trong giáo dục nghề nghiệp, nghĩa là chỉ được học lên cao đẳng chứ không được học tiếp lên đại học. Như vậy, các em muốn học lên đại học thì vẫn phải có bằng tốt nghiệp THPT".

"Chúng tôi mong muốn thông tư khi ban hành chính thức sẽ bổ sung nội dung "học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề sau khi hoàn thành khối lượng kiến thức văn hoá THPT được cấp Giấy chứng nhận và có thể sử dụng trong việc theo học trình độ cao hơn gồm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học", theo ông Đỗ Hữu Khoa.

Đồng quan điểm này, tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng, cho hay: "Từ năm 1996, nhà trường đã đào tạo cho người tốt nghiệp THCS, vừa học văn hoá vừa học nghề trong vòng 4 năm và được cấp bằng trung học nghề, sau đó các em được liên thông lên các bậc cao hơn gồm cao đẳng lẫn đại học".

"Tuy nhiên, sau khi Bộ LĐ-TB-XH quản lý giáo dục nghề nghiệp kể từ năm 2017, việc liên thông bị đứt quãng, dẫn đến học sinh THCS đi học nghề chỉ được liên thông đến bậc cao đẳng. Do đó, vấn đề liên thông phải được quy định lại, để các em hoàn thành khối lượng kiến thức văn hoá THPT phải được liên thông lên các bậc học cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả đại học chứ không chỉ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp", tiến sĩ Lộc nêu quan điểm.

Còn ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp, đề nghị: "Học sinh tốt nghiệp THCS học học trung cấp mà hoàn thành khối lượng kiến thức văn hoá THPT thì được liên thông cao đẳng, đại học mà không bắt buộc các em phải có bằng tốt nghiệp THPT. Có như vậy mới có thể làm tốt phân luồng, khuyến khích học sinh sau THCS vào học nghề", ông Tuấn nói.

Tin liên quan

Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, học Trung cấp đã không còn là sự lựa chọn thứ 2 sau Đại học, Cao đẳng mà ngược lại còn được nhiều bạn trẻ chọn lựa hàng đầu. Bởi lẽ, chỉ với từ 1 – 3 năm học, hệ Trung cấp mở ra nhiều cơ hội phát triển mới mẻ và không kém phần hấp dẫn.


Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài, mỗi ngày chúng ta được chứng kiến những thống kê, báo cáo số lượng sinh viên sau khi ra trường chật vật trên hành trình tìm việc, thậm chí rơi vào tình trạng thất nghiệp nhiều vô số kể và tỷ lệ cứ tăng qua mỗi năm. Trong đó, cử nhân là chiếm tỷ lệ cao nhất. Đứng trước bối cảnh đó, có nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 đã mạnh dạn chọn cho mình ngành nghề phù hợp tại các trường Trung cấp. So với các bậc học khác, hệ Trung cấp mang lại nhiều lợi ích như rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, điều kiện tuyển sinh, đặc biệt là giá trị bằng cấp và cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Bằng Trung cấp có giá trị như thế nào?

Chứng thực tay nghề, trình độ chuyên môn

Sau khi tốt nghiệp, ngoài những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, sinh viên còn được nhận bằng Trung cấp chứng thực cho việc các bạn đã trải qua quá trình học tập, rèn luyện bài bản và có đầy đủ các kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ nghề. Chương trình đào tạo của hệ Trung cấp thường chú trọng đến thời gian thực hành, lý thuyết lồng ghép, đan xen với thực hành bám sát yêu cầu thực tiễn của nhà tuyển dụng. Từ đó, tạo điều kiện cho sinh viên có cái nhìn thực tế về công việc và tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo có thể đáp ứng công việc của doanh nghiệp ngay sau khi ra trường. Đây là một lợi thế rất lớn cho sinh viên hệ Trung cấp, bởi doanh nghiệp hiện nay rất ưu tiên các ứng viên không cần qua đào tạo lại.

Sinh viên được rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, tự tin hơn
khi đứng trước các nhà tuyển dụng lớn

Học 1 được 2 – Tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến

Điều kiện tuyển sinh của hệ Trung cấp khá đơn giản và mở rộng với nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi khác nhau, từ những bạn học sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT đến đối tượng như học văn bằng 2, người đi làm… Do đó, đối với những bạn chỉ vừa tốt nghiệp THCS sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình học phổ thông ngay trong chương trình trung cấp.

Bên cạnh đó, thời gian đào tạo Trung cấp chỉ kéo dài tối đa 3 năm đối với những bạn học Trung cấp sau khi tốt nghiệp cấp 2. Nhờ vậy, so với những bạn đồng trang lứa chọn lựa bậc học khác, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi được tiếp xúc với công việc từ sớm, có cơ hội rèn luyện tay nghề thành thạo và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế. Cũng chính vì vậy, bạn sẽ dễ tìm được việc làm và nhanh chóng thăng tiến trong công việc.

>>> Xem thêm: Học giỏi tiếng anh nên học ngành gì, làm nghề gì?

Bằng Trung cấp mang lại nhiều lợi thế cho sinh viên

Bằng Trung cấp có thi Đại học được hay không?

Trước đây, có một số thông tin cho rằng những bạn học Trung cấp không được phép thi Đại học, tuy nhiên nhận định này là không chính xác. Khi hoàn thành hệ trung cấp, sinh viên được phép thi vào các trường Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành nghề, đơn vị giảng dạy mà bạn lựa chọn sẽ được chia thành từng trường hợp khác nhau tương ứng với mức thời gian đào tạo khác nhau.

Cụ thể như tại Khoản 1, 2 Điều 38 của Luật Giáo dục quy định: “Đào tạo trình độ Đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp Trung cấp; từ 2,5 – 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 – 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp Cao đẳng cùng chuyên ngành”.

Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp được phép dự thi Đại học

Trong thời điểm hiện nay, một số ngành nghề có tích chất đặc thù thường đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản hơn là chú trọng bằng cấp. Vì thế, bạn hãy dựa vào đam mê và sở trường của bản thân để chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhé!

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ dạy Trung cấp Nấu ăn hay Quản trị Nhà hàng – Khách sạn uy tín chất lượng, hãy để trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM [CET – College of Economics & Tourism] giúp bạn. CET đào tạo 4 chuyên ngành chính là Kỹ thuật Chế biến món ăn và Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, Kỹ thuật Làm bánh, Kỹ thuật Pha chế đồ uống. Với những ưu điểm vượt trội về giáo trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ Giảng viên, CET sẽ giúp bạn chinh phục đam mê, ứng tuyển vào những môi trường làm việc hấp dẫn nhất. Để đăng ký tư vấn hoặc xét tuyển, các bạn vui lòng để lại liên hệ theo form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6552 [Miễn phí cước gọi] để được hỗ trợ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề