Trào lưu văn học lãng mạn là gì

KHÁI QUÁT VỀ KHUYNH HƯỚNG
VĂN HỌC LÃNG MẠN.

I. Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn trong văn học:
Lãng mạn nguyên gốc là từ tiếng Pháp Romance được dịch trong tiếng Hán [lãng: sóng nước, phóng túng; mạn: chỗ nước tràn ra, không có gì gò bó]
Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mĩ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại.
Trong văn học, là một khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ được khởi nguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng.
Sau nó trở thành khuynh hướng văn học, trào lưu văn học, phương thức sáng tác. Nó đối lập với tính duy lý, tính quy phạm mực thước của văn chương cổ điển.
Thích những điều mới lạ, độc đáo, khác thường đến mức cực đoan, phi lý.
Văn học lãng mạn thường có 2 xu hướng tích cực và tiêu cực.
Ba đề tài chính: thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo.
Đau buồn, sầu não, tuyệt vọng, bơ vơ, cô đơn được coi là tình cảm đẹp.
Sử dụng rộng rãi các thể văn trữ tình, thơ trữ tình. Có thiên hướng ước lệ, khác thường. Sử dụng rộng rãi bút pháp đối lập.

II. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam:
1. Quá trình phát triển:
Chủ nghĩa lãng mạn hiểu theo nghĩa trên đã có mầm mống trong văn học nước ta từ cuối thế kỷ XIX với thơ văn, từ khúc.
Thế kỷ XX mới bắt đầu xuất hiện.
1930 1945, chủ nghĩa lãng mạn phát triển mạnh mẽ thành trào lưu rầm rộ với đầy đủ các đặc trưng của nó trên tất cả các thể loại với Tự lực văn đoàn, Hà Nội mới,.[do điều kiện xã hội]
2. Một vài đặc điểm:
Tuyên ngôn nghệ thuật: không có những tuyên ngôn nghệ thuật riêng nhưng về cơ bản không có gì khác phương Tây. Đó là những thanh âm của chủ nghĩa nghệ thuật vị nghệ thuật
Chịu ảnh hương của văn học Pháp và thơ Đường.
Tiến bộ:
Ý thức sâu sắc về cá nhân, cá tính. Hướng vào cái tôi cá nhân và đời sống nội tâm tràn đầy tình cảm, xúc cảm.
Thường bất hòa trước thực tại xã hội. Cũng có tư tưởng cứu nước: Tống Biệt Hành, tiếng địch sông Ô, Nhớ rừng, Ngoài ra, còn thể hiện lòng yêu nước qua tình yêu dân tộc, tình yêu truyền thống, yêu tiếng mẹ đẻ.
Có công lớn trong việc đổi mới nền văn học: từ những quan niệm xã hội, quan niệm thẩm mỹ, đến ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ văn học trở nên trong sang và giàu có hơn.

Tiêu cực:
Bất hòa với thực tại nhưng bất lực nên những ước mơ đôi khi thực chất chính là những cuộc trốn chạy vào tình yêu, quá khứ [Huy Cận, Vũ Đình Liên,] siêu hình, trụy lạc, điên loạn, [Hàn Mạc Tử,..]
Thoát li thực tại, không gắn liền với cuộc sống của số đông.

Video liên quan

Chủ Đề