Trẻ ho có đờm uống thuốc gì

Trẻ em bị ho có đờm là tình trạng xảy ra phổ biến vào lúc giao mùa. Nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh làm tình trạng ho kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để giúp các mẹ khắc phục tình trạng này cho bé, thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả nhất.

1. Ho có đờm là gì?

Ho có đờm ở trẻ là hiện tượng xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như: dịch khí quản, phế nang, họng, xoang hàm, xoang trán, hốc mũi hay máu, mủ, giả mạc, bã đậu,… làm cản trở đường hô hấp, khiến bé phải ho để tống chúng ra ngoài. Ho được xem như một phản xạ sinh lý tốt của cơ thể nhưng nó lại gây không ít khó chịu cho bé khi cơn ho kéo dài. Ho liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và dẫn đến các bệnh lý hô hấp khác nếu không chữa trị kịp thời.

Ho có đờm khiến trẻ cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc

2. Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân:

Sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cho cổ họng bị ngứa ngáy khó chịu và gây cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi lượng đờm nhầy tăng nhanh và quá mức thì lúc này cơ thể sẽ có những phản ứng như ho để đẩy một lượng đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp. Và những nguyên nhân làm tăng tiết chất nhầy trong đường hô hấp như:

  • Thời tiết giao mùa hoặc đột ngột từ nóng sang lạnh.

  • Bị nhiễm các bệnh do virus, gây ho có đờm qua đường hô hấp.

  • Dị ứng với phấn hoa, nước hoa, khói bụi.

  • Hít phải khói thuốc lá.

Triệu chứng:

Thông qua những triệu chứng dưới đây bố mẹ sẽ nhận biết sớm được tình trạng ho có đờm ở trẻ:

  • Bé bị ho lâu ngày không khỏi.

  • Ho nhiều kèm theo tím tái, ngạt khí.

  • Ho kèm theo sốt, nôn trớ.

  • Ho kèm theo đờm, khi áp sát tai vào ngực bé thì nghe được tiếng rên rít.

3. Cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Ngay khi trẻ có các triệu chứng ho, có đờm, cha mẹ có thể áp dụng những cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản tại nhà theo phương pháp dân gian dưới đây:

Chưng quất với đường phèn

Quả quất [quả tắc] là loại quả vị chua, có mùi thơm như cam và quýt, tác dụng giải uất, tiêu đờm, trị ho, giải rượu và thông phổi.

Chưng quất với đường phèn để chữa ho

Cách làm quất chưng đường phèn để trị ho có đờm ở trẻ:

  • Chuẩn bị 500g quả quất tươi và 200g đường phèn[ có thể cho thêm 100g mật ong nếu muốn làm tăng mùi vị và giúp bé dễ uống].

  • Rửa sạch quất và cắt đôi rồi cHo vào chén.

  • Đem bỏ đường phèn[và mật ong] vào chén rồi hấp trong nồi cơm trong khoảng 15 - 20 phút.

  • Sau đó lấy ra để nguội, dùng cả nước lẫn cái.

  • Dùng bài thuốc 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê,nên dùng sau bữa ăn.

Lá tần dày [húng chanh] trị ho có đờm ở trẻ

Húng chanh có tính ấm, vị cay. Thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng, tiêu đờm, cảm cúm, ho do sốt phong hàn, khàn tiếng, ho gà.

Lá húng chanh [lá tần dày] là cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả

Cách tiêu đờm cho trẻ bằng lá húng chanh thì các mẹ hãy làm theo hướng dẫn dưới đây nhé:

  • Chuẩn bị: 15 lá húng chanh tươi, 4 quả quất xanh, 1 ít đường phèn.

  • Rửa sạch lá húng chanh và quất, sau đó cắt quả quất ra làm đôi và thái nhỏ lá húng chanh.

  • Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn sau đó bỏ đường phèn vào, đem đi hấp cách thủy 20 phút.

  • Cho bé uống 1 - 2 lần/ngày đến khi hết ho thì ngừng không cho bé uống nữa. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

Củ nén [hành tăm]

Củ nén chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, B, C, có tác dụng kiện tỳ, hỗ trợ đường tiêu hóa và sát trùng đường hô hấp.

Củ nén trị ho hiệu quả cho bé

Củ nén là cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả với những bước chế biến sau:

  • Chuẩn bị 15 củ nén, 1 lượng đường phèn và mật ong vừa đủ.

  • Bóc vỏ, làm sạch củ nén rồi cắt làm đôi, không nên đập dập bởi sẽ gây nên mùi hăng khiến bé khó chịu.

  • Sau đó cho khoảng 2 thìa mật ong và vài viên đường phèn vào chén đã đựng củ nén, rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút.

  • Sau đó, mẹ bắt xuống bếp, để nguội rồi cho trẻ dùng phần nước lẫn cái 3 - 4 lần/ ngày, mỗi lần là 1 thìa cà phê.

  • Duy trì sử dụng khoảng 1 tuần thì sẽ giúp bé tiêu đờm, hết ho một cách nhanh chóng.

Lá hẹ và mật ong

Lá hẹ có tác dụng trợ thận ôn trung, hành khí, giải độc và tiêu đờm. Với thành phần có chứa các chất kháng sinh tự nhiên, điều trị tiêu đờm. Vì vậy lá hẹ được dùng để chữa các cơn ho rất hiệu quả.

Hẹ giúp giải quyết cơn ho cho bé hiệu quả

Cách sử dụng lá hẹ để trị ho cho bé:

  • Chuẩn bị 6 - 9 lá hẹ tươi, 1 lượng đường phèn vừa đủ.

  • Lá hẹ rửa sạch, cho vào chén, sau đó cho ít đường phèn vào.

  • Hấp cách thủy khoảng 15 - 20 phút.

  • Sau đó lọc bỏ phần xác chắt lấy nước cho bé uống. Cho uống 2 lần/ngày, mỗi lần từ 2 - 3 thìa cà phê.

Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo

Rau diếp cá giàu vitamin C, giúp kháng khuẩn tốt, có vị cay tính hàn. Kết hợp với nước vo gạo tạo thành 1 bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả

Nước vo gạo và rau diếp cá khi kết hợp với nhau là cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả

Cách dùng rau diếp cá và nước vo gạo để trị ho:

  • Chuẩn bị từ 5 - 10 lá diếp cá và 1 chén nước vo gạo.

  • Đem lá diếp cá giã nhuyễn rồi trộn đều với 1 chén nước vo gạo.

  • Đem đun sôi với ngọn lửa nhỏ trong khoảng thời gian 20 phút rồi bắt xuống bếp.

  • Lọc lấy nước rồi để nguội mới cho trẻ uống.

  • Cho trẻ uống sau khi ăn khoảng 1 giờ để đảm bảo thuốc có tác dụng nhất,cho trẻ uống 3 lần/ ngày.

  • Đặc biệt, khi sử dụng bài thuốc dân gian này, cần cho trẻ kiêng đồ tanh như cá, cua, tôm hay gà,…

Bên cạnh sử dụng những bài thuốc dân gian đã nêu trên, bố mẹ có thể thực hiện thêm phương pháp sau:

Dùng hơi ấm trong phòng tắm

Hãy để vòi nước nóng chảy trong phòng tắm khoảng vài phút sau đó ôm bé vào để hít thở khoảng từ 15 - 20 phút. Với phương pháp làm ấm và ẩm không khí này thì khi hít những luồng không khí ấm niêm mạc mũi sẽ ngừng bị kích thích và dừng việc sản sinh ra chất nhầy bên trong mũi.

Vệ sinh mũi

Một cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả, cha mẹ không nên bỏ qua đó là vệ sinh mũi cho bé. Thực hiện làm sạch mũi sẽ giúp cho trẻ dễ chịu hơn và phần nào thải trừ được lượng chất nhầy làm nghẹt mũi của bé.

Rửa mũi cho trẻ sẽ giúp một phần chất nhầy trong đường hô hấp đi ra ngoài

Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp được phần nào cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu khác thường, bị ho, cha mẹ nên tìm hướng xử lý, có thể đưa bé đi viện để được thăm khám, tìm cách tiêu đờm cho trẻ phù hợp, hiệu quả nhất.

Trẻ ho có đờm sổ mũi là vấn đề sức khỏe thường gặp ở các bé, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc khi trời trở lạnh. Nhưng thời tiết không phải là nguyên nhân duy nhất khiến trẻ ho đờm sổ mũi, vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường hô hấp khác.

1. Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm sổ mũi 

1.1. Cảm lạnh 

Sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân chính khiến cho bé bị cảm lạnh. Biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị cảm lạnh là đau hoặc viêm họng cấp. Sau đó các triệu chứng khác lần lượt xuất hiện gồm sổ mũi, nghẹt mũi, ho có đờm. Thông thường khi bị cảm lạnh, trẻ ho có đờm sổ mũi nhưng không sốt.

1.2. Cảm cúm 

Cảm cúm là bệnh thường do virus gây ra và đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh. Trẻ bị cảm cúm thường bị sốt cao, hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan hoặc ho có đờm. Những triệu chứng này xuất hiện dồn dập khiến bé bị mệt mỏi, quấy khóc. 

Nếu bé bị cảm cúm nhẹ, các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm sau 5 – 7 ngày. Nhưng nếu bệnh nặng hơn thì cũng có thể kéo dài đến 3 tuần hoặc lâu hơn. 

1.3. Viêm mũi dị ứng 

Những yếu tố tác động từ bên ngoài như môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa, bụi vải, lông động vật… có thể gây kích ứng mũi dẫn đến sinh ra nhiều dịch nhầy. Khi đó trẻ sẽ bị ho sổ mũi, các tác nhân gây kích ứng càng nhiều thì tình trạng này càng nặng.

Có thể mẹ quan tâm: Cách trị ho sổ mũi cho bé và trẻ sơ sinh

1.4. Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi 

Các bệnh viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi đều có chung các dấu hiệu gồm ho có đờm, sổ mũi, sốt cao, khó thở và lười bú. Vì thế, nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần sớm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. 

1.4. Viêm xoang 

Trẻ ho sổ mũi là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang. Khi mắc bệnh này, dịch tiết từ mũi chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm và kích thích gây ho. Kèm theo đó là những triệu chứng như đau đầu, hắt hơi, nhức mũi, ngứa mũi…. 

2. Trẻ bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? 

Khi bé ho có đờm sổ mũi tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Song thường sẽ sử dụng một số sản phẩm sau: 

2.1. Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là thuốc ho thảo dược, là sự kế thừa và phát triển tinh hoa y dược phương Đông – bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao; đồng thời được gia thêm các vị thuốc dân gian Việt Nam như ô mai, vỏ quýt, mật ong theo nguyên lý chặt chẽ của Đông y là Quân – Thần – Tá – Sứ. Do đó, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh giúp long đờm, trị dứt điểm các cơn ho khó chịu ở trẻ. 

Nhờ sự phối hợp của nhiều vị thuốc với hàm lượng cân đối và khoa học. Vì thế ngoài công dụng chính là bổ phế, trừ ho, hóa đờm; Thuốc ho Bảo Thanh còn phát huy hiệp đồng tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, sản phẩm này không chỉ hiệu quả khi trẻ ho sổ mũi do cảm lạnh, thay đổi thời tiết, dị ứng; mà còn đặc biệt hiệu quả khi bị ho do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm phế quản…. 

Đối với trẻ ho có đờm và sổ mũi, cha mẹ có thể cho bé dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh theo liều lượng sau: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

Ngoài ra, nhờ thành phần dược liệu tự nhiên đã được Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế kiểm nghiệm chất lượng, nên cha mẹ có thể dùng siro ho Bảo Thanh pha với nước ấm cho bé uống hàng ngày. Tốt nhất nên cho bé uống ngay sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, để giữ ấm cơ thể cho bé và tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. 

2.2. Thuốc long đờm 

Nhóm thuốc làm loãng đờm, nhờ đó bé có thể dễ dàng đẩy đờm ra khỏi họng dễ dàng hơn. Một số loại thuốc có thể kể đến như bromhexin, acetylcystein, eprazinon….

Có thể mẹ quan tâm: Cách trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả 

2.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau 

Các loại tây dược này thường được chỉ định cho trường hợp trẻ bị ho có đờm sổ mũi kèm theo sốt, đau họng, đau đầu. Những thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng là Paracetamol hay Acetaminophen. 

Tuy nhiên các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ, vậy nên các mẹ chỉ dùng khi bé bị sốt trên 38°C. Tốt nhất nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để tránh được những tác nhân gây hại cho bé. 

2.4. Thuốc kháng histamin 

Thuốc kháng histamin có khả năng ức chế các cơ quan sinh ra chất đờm, từ đó làm giảm chất nhầy trong cổ họng, cải thiện tình trạng ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là clorpheniramin, cetirizin, diphenhydramin, loratadin. 

Nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ, khô mũi, khô họng, đi ngoài… Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý khi dùng cho trẻ. Đặc biệt chống chỉ định nếu bé bị hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới. 

2.5. Thuốc sung huyết mũi 

Với có chế làm co mạch và giảm lượng máu lưu thông đến những vùng bị tổn thương, các loại thuốc sung huyết sẽ giúp giảm tiết chất đờm. Từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Các mẹ cần hết sức lưu ý nếu bé bị suy thận, hen suyễn, cường giáp hoặc tiểu đường. 

2.6. Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong trường hợp bệnh tiến triển quá nhanh và nặng, dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp. Thuốc kháng sinh có cơ chế chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy vậy, hiện nay nhiều mẹ vì quá sốt ruột và lo lắng mà lạm dụng thuốc kháng sinh, dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh, gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ nhỏ. 

Thể chất của trẻ còn non yếu, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng nửa vời, sau 2-3 ngày dùng thuốc hết con đỡ ho lại nghĩ là “ trộm vía con khỏi rồi “ mà dừng thuốc, khiến vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn, sinh ra kháng nguyên. Sau này sau khi bị các bệnh khác, con sẽ phải dùng các loại kháng sinh khác, hoặc kháng sinh thế hệ mới. Hơn thế, niêm mạc hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa trẻ vốn chứa các lợi khuẩn. Nhưng khi trẻ dùng kháng sinh kéo dài, chúng sẽ vô tình bị tấn công, khiến cho sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Trẻ ho có đờm sổ mũi hoàn toàn có thể điều trị được dứt điểm khi mới chớm bị. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên quan sát các dấu hiệu sức khỏe của bé để có thể điều trị và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc tây cho bé khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thay vào đó, hãy sử dụng siro thuốc ho dược liệu an toàn và lành tính đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm để cắt cơn ho, trị nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ.

Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Video liên quan

Chủ Đề