Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi uống bao nhiêu ml

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh nên uống bao nhiêu ml sữa mỗi lần là câu hỏi nhiều mẹ quan tâm, nhất là những mẹ bỉm có con đầu. Vậy cữ sữa và lượng sữa như thế nào là chuẩn và phù hợp với các bé trong từng giai đoạn? Check ngay câu trả lời tại bài viết dưới đây ba mẹ nhé.

Lượng sữa trẻ sơ sinh cần bú trong một ngày

Tùy theo độ tuổi và khả năng hấp thụ, lượng sữa đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh sẽ khác nhau.

– Đến cuối tuần thứ nhất, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chỉ sản xuất một lượng sữa nhỏ, phù hợp với kích thước ‘tí hon’ của dạ dày trẻ sơ sinh.

– Ở độ tuổi 1-6 tháng, bé đã quen với việc bú mẹ. Một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml.

– Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ. Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng.

– Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh, bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày. Điều này thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi.

Khi nào cần cho bé bú ?

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nhiệt độ thay đổi đột ngột, do buồn chán hay do mắc bệnh.

Với những ai lần đầu làm mẹ, rất dễ mắc phải những sai lầm khi cho con bú. Các mẹ cần lưu ý để tránh mắc phải nhé!

Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú:

– Ngọ nguậy đầu – Há miệng – Thè lưỡi – Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng – Chụm môi như đang bú – Rúc vào ti mẹ – Thể hiện phản xạ tìm kiếm [miệng bé quay về phía có vật chạm vào má].

Cách nhận biết trẻ đã bú no

Có thể đánh giá việc trẻ đã bú no hay chưa dựa vào hai biểu hiện chính. Đó là bé hài lòng và tăng cân đều sau tuần đầu tiên.

– Trẻ sơ sinh có thể giảm khoảng 7% cân nặng trong 3-5 ngày đầu sau sinh.

– Thường bé sẽ không tụt cân kể từ ngày thứ 5, khi sữa đã về đủ.

– Cân nặng trở lại bằng khi mới sinh trong vòng 1-2 tuần.

– Từ khi sinh tới 3 tháng, trẻ tăng trung bình 20-30 g mỗi ngày.

– Bé sẽ trải qua một số giai đoạn tăng trưởng mạnh. Lúc này cân nặng tăng nhanh trong một thời gian, sau đó chững lại rồi tăng ít hơn. Điều này không có nghĩa là mẹ không đủ sữa, nhất là nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường.

Trong giai đoạn đầu đời này, các bé sẽ lớn và phát triển rất nhanh, mẹ cần lưu ý lựa chọn quần áo, đồ sơ sinh phù hợp với kích thước cơ thể, không quá rộng, không quá bó sát để bé được thoải mái nhất, ăn ngon, ngủ ngon, mau lớn.

Một số biểu hiện khác để nhận biết bé đã bú đủ:

– Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, khóc to, môi hồng hào và ẩm ướt. – Bé thỏa mãn và thư giãn sau cữ bú. – Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú. – Bé đi tiểu đều đặn. Nước tiểu trong hoặc vàng nhạt, không có màu vàng đậm hay da cam, không có mùi khó chịu.

Những lưu ý về việc cho trẻ bú

– Trong vài giờ đầu sau sinh, lượng sữa non của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này cho con bú.

– Nếu trẻ không tuân theo cữ bú tiêu chuẩn, bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú. Không ép bé liên tục làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú.

– Khi bú mẹ, trong khoảng hai tuần đầu, trẻ có thể bị sút cân sinh lý do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Trung bình trẻ có thể giảm từ 140-200g và sau khoảng 10 – 12 ngày thì trở lại nhịp tăng trọng bình thường.

– Trong những ngày đầu sau sinh, nếu quan sát mẹ có thể thấy tã trẻ chỉ hơi ẩm. Nhưng sau đó chỉ ít hôm, tã của trẻ sẽ ướt nhiều hơn khi đã bú được nhiều. Lúc này, mỗi ngày mẹ có thể phải thay 8 -10 chiếc tã để đảm bảo da bé luôn khô thoáng và không bị hăm.

Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các mẹ đang cho con bú, giúp mẹ biết được cho trẻ bú bao nhiêu là đủ. Từ đó giúp mẹ có thể chăm sóc con yêu tốt nhất! Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Khi mới sinh, trẻ dường như chỉ dành thời gian để ăn, ngủ và ị trong suốt một ngày. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể tự hỏi trẻ nên ăn bao nhiêu. Lượng sữa cho bé theo tuổi và cách pha sữa cho bé sẽ là một thắc mắc phổ biến. Bởi sự tăng trưởng và phát triển của em bé phụ thuộc vào việc tiêu thụ nhiều chất béo và calo. Bảng ml sữa chuẩn cho bé sẽ hướng dẫn cách pha sữa đúng chuẩn để trẻ tăng trưởng tốt.

Ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn và đến 2-3 tháng tuổi, sữa mẹ nên được cho bú theo nhu cầu, tần suất trung bình khoảng 2-3 giờ một lần.

Nếu đang bú mẹ, các bình sữa mẹ có kích thước khác nhau từ 85 - 180 ml, số lần con bạn bú sữa mẹ trong 24 giờ sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố sau:

  • Trẻ có thể chứa bao nhiêu sữa trong dạ dày [tức là dung tích dạ dày].
  • Bạn có thể dự trữ bao nhiêu sữa trong bầu ngực [điều này không liên quan gì đến kích thước bầu ngực].
  • Tính cách của trẻ hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản.

Chúng tôi nhận thấy những trẻ sơ sinh bị trào ngược có xu hướng ăn thường xuyên hơn, nhiều bữa nhỏ hơn. Ngoài ra, tính cách của một số em bé là ăn quá no trong khi những em khác chỉ ăn cho đến khi cảm thấy vừa đủ rồi dừng lại. Dưới đây là bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và lượng sữa cho bé theo tuổi:

Độ tuổi Số lần bú mỗi ngày Tần suất cho bú Lượng sữa cho bé Số lần bú ban đêm 0-4 tuần Theo nhu cầu Theo nhu cầu 60 – 90 ml Theo nhu cầu 5-8 tuần Theo nhu cầu Mỗi 2 – 3 giờ 60 – 120 ml 3 – 4 9-12 tuần/ 3 tháng ~ 8 – 10 Mỗi 2 – 3 giờ 90 – 120 ml 2 – 3 13-16 tuần/ 4 tháng ~ 6 – 10 Mỗi 2 – 3 giờ 90 – 120 ml 2 – 3 5 tháng ~ 6 – 10 Mỗi 2 – 3 giờ 90 – 120 ml 2, có thể 3 6 tháng ~ 6 – 9 Mỗi 3 giờ 120 – 150 ml 1 – 2 7 tháng ~ 5 – 8 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 1 – 2 8 tháng ~ 5 – 8 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 1, có thể 2 9 tháng ~ 5 – 8 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 1 10 tháng ~ 4 – 6 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 0 – 1 11 tháng ~ 4 – 6 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 0 12 tháng ~ 4 – 6 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 0

Khi áp dụng bảng ml sữa chuẩn cho bé ở trên, nên lưu ý một số điều sau:

  • Nếu em bé của bạn ngủ không ăn trong hơn 4 tiếng, hãy nhớ đánh thức bé để cho bé ăn.
  • Nhiều trẻ sơ sinh tập trung bú vào buổi tối, có nghĩa là chúng có thể bú mỗi lần trong vài giờ hoặc vẫn ngậm vú trong vài giờ.

Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ chỉ là một hướng dẫn sơ bộ dùng để tham khảo. Vì vậy, nếu cảm thấy như bạn đang phải cho trẻ ăn quá mức so với độ tuổi của trẻ, đừng nên quá lo lắng. Khi có bất kỳ thắc mắc nào về tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của trẻ, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn.

Cha mẹ có thể tham khảo bảng ml sữa chuẩn cho bé để áp dụng

2. Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức

Điều quan trọng nhất cần nhớ là em bé của bạn phải luôn đi đúng hướng tăng trưởng của mình. Trong những ngày mới sinh, điều quan trọng là phải cho bé ăn theo nhu cầu bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể cân nhắc việc cho bé bú theo lịch trình. Trong khi một số cha mẹ tập trung nuôi con theo một lịch trình cụ thể, một số người thích để cho các thói quen hàng ngày của bé được đáp ứng một cách linh hoạt. Hãy nhớ rằng trẻ ăn càng nhiều vào ban ngày, trẻ sẽ càng ngủ sớm hơn trong đêm.

Dưới đây là bảng ml sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức để cho bạn biết tần suất và kích cỡ bình sữa trung bình theo độ tuổi, nhưng hãy nhớ rằng một số trẻ ăn với số lượng thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Bạn nên sử dụng biểu đồ này như một hướng dẫn tham khảo, đồng thời điều chỉnh thói quen hàng ngày để phù hợp với em bé của bạn. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về con mình hoặc cách cho bé bú, hãy nhớ tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được tư vấn.

Độ tuổi Số lần bú mỗi ngày Tần suất cho bú Lượng sữa cho bé Số lần bú ban đêm 0 - 4 tuần Theo nhu cầu Theo nhu cầu* 60 – 120 ml Theo nhu cầu 5 - 8 tuần 6 – 7 Mỗi 3 giờ 120 ml 2 – 3 9 - 12 tuần/ 3 tháng 5 Mỗi 3 giờ 120 – 180 ml 2, có thể 3 13 - 16 tuần/ 4 tháng 5 Mỗi 3 – 4 giờ** 120 – 180 ml 1 – 2 5 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 210 ml 1 – 2 6 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0 – 1 7 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0 *** 8 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0 9 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0 10 tháng 3 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0 11 tháng 2 – 4 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0 12 tháng 2 – 3 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0

Bên cạnh đó bạn cũng cần nhớ rằng, nếu em bé của bạn kéo dài hơn 4 giờ mà không ăn, hãy nhớ đánh thức bé để cho bé ăn. Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều bú được 4 giờ giữa các lần bú sữa ở độ tuổi này. Một số em bé sẽ luôn ăn 3 giờ một lần cho đến khi 9-10 + tháng tuổi. Một số trẻ bú sữa công thức vẫn bú đêm ngay cả khi trẻ được 6 tháng tuổi, đặc biệt nếu trẻ bị trào ngược.

Việc cho con bú đủ và đúng theo nhu cầu cũng như lựa chọn sữa công thức cho trẻ phù hợp sẽ giúp con phát triển được toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, trong quá trình nuôi con cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề trên.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Chủ Đề