Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg

Trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu? Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đối với bé trai 2 tháng tuổi nặng khoảng4,3-6kgvà bé gái 2 tháng nặng từ 4-5,4kgthì được coi là bình thường. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu thêmtrong bài viết dưới đây:

  • Sự phát triển của trẻ 2 tháng
  • Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg
  • Chế độ dinh dưỡng
  • 1 số câu hỏi thường gặp.

Sự phát triển của trẻ 2 tháng

Khi bước sang tháng thứ 2, mẹ sẽ bất ngờ khi thấy tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ tăng nhanh hơn so với tháng trước. Bạn có thể nhận ra thấy bé lớn lên "trông thấy" cả về cân nặng và chiều cao.

Con bạn dường như sẽ lớn và tăng cân rất nhanh trong tháng thứ hai này, trung bình khoảng 150-200 gram/tuần. Đừng quá lo lắng nếu bé tăng cân nhiều vào tuần này và ít vào tuần tiếp theo. Cân nặng chỉ phản ánh một phần của sự phát triển. Sự thoải mái và những biểu hiện bên ngoài của bé cũng quan trọng không kém những chỉ số về cân nặng, chiều cao của bé. Bạn nên nhìn vào cân nặng và sự phát triển của bé trong thời gian vài tuần liên tiếp chứ không nên chỉ theo dõi từng tuần riêng biệt.

Ở giai đoạn này, bé có thể tăng khoảng 600gr mỗi tháng, tương ứng với 125gr mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh tăng cân ít hoặc không tăng, điều này phụ thuộc vào cách chăm sóc, nhất là dinh dưỡng nguồn sữa mẹ. Nếu người mẹ ăn uống thiếu chất hoặc bé bú không đủ no, trẻ sẽ bị tụt cân, gầy và hay quấy khóc. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da, suy nhược cơ thể.

Bé 2 tháng tuổi cũng là thời gian thị lực con bạn phát triển hơn, bé đã có thể dõi nhìn theo bạn. Mỗi lần như thế hãy nhìn và mỉm cười lại với bé.

Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của conlà việc bố mẹ cần làm trong suốt quá trình lớn lên của trẻ để đảm bảo con yêu phát triển bình thường theo từng giai đoạn.Tuy nhiên, cơ địavà khả năng hấp thụ của mỗi bé là khác nhau, hơn nữa yếu tố di truyền cũng là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ,bố mẹ cao thì con sẽ con còn bố mẹ nhỏ conthì con cũng không thể to lớn hơn được. Vì thế, bố mẹ không nên so sánh cân nặng cũng như chiều cao của con mình với con người khácdẫn đến tạo áp lực cho bản thân và cho con. Quan trọng con mình đảm bảo số cân theobảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0  5 tuổi được Tổ chức Y tế thế giới [WHO]đưa ra để các mẹ tham khảolà được.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu?

  • Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa? Trong năm đầu đời, sự phát triển của trẻ chia thành nhiều giai đoạn, trong đó 3 tháng đầu là khoảng thời gian bé phát triển nhanh nhất, con có thể tăng từ 1 - 1,2kg/tháng và chiều dài có thể tăng đến 3cm/tháng. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, ở mức tăng khoảng từ 600g/tháng khi được 4-6 tháng tuổi và khoảng 300-400g/tháng trong các tháng tiếp theo cho đến khi được 1 tuổi. Mặc dù vậy mỗi bé có nhịp độ phát triển khác nhau nên tốc độ tăng cân ở từng bé cũng không hoàn toàn giống nhau.
  • Trẻ sơ sinh 2 tháng nặng bao nhiêu? Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam, nếu cân nặng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi rơi vào khoảng 4,3-6kg [nam] và 4-5,4kg [nữ] thì được coi là bình thường. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là chuẩn.
  • Tương ứng với chiều dài [chiều cao] cơ thể là 54-59cm [nữ] và 55-60cm [nam].
  • Trong tháng thứ 2 này, trung bình các bé sẽ tăng khoảng 0,9-1kg và dài hơn khoảng 2,5-3,8cm so với tháng trước.

Nếu bé nhà bạn có chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn thì được coi là nhẹ cân, có nguy cơ suy dinh dưỡng. Còn nếu cao hơn thì có nguy cơ béo phì.

Ngoài việc quan tâm trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg thì các mẹ cũng nên theo dõi sự phát triển cân nặng của con mình trong các tháng tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng giúp bé 2 tháng tuổi phát triển nhanh nhẹn

  • Cách tăng cân hiệu quả cho trẻ sơ sinh? Từ một tháng tuổi đến 2 tháng tuổi: Bé duy trì lượng sữa 90ml-150ml mỗi bữa, 6-8 bữa mỗi ngày.
  • Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: Bé ăn được khoảng 120ml - 210ml sữa mỗi bữa; 5-6 bữa mỗi ngày.
  • Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, ở giai đoạn dưới 1 tuổi, giấc ngủ của các bé cũng rất quan trọng bởi ngủ đủ về thời lượng và tốt về chất lượng sẽ giúp bé tăng trưởng tốt hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Một số câu hỏi thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bú bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất, trung bình mỗi ngày mỗi bé 2 tháng tuổi có nhu cầu lượng sữa chừng 120-180 ml tương ứng khoảng 5 lần trở nên. Với những bé bú sữa công thức, bạn có thể pha cho bé lượng sữa mà nhà sản xuất hướng dẫn ghi trên vỏ hộp. Tuy nhiên, với trẻ 2 tháng tuổi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là không nên cho trẻ ăn quá 150 ml mỗi ngày.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ 2 tháng tuổi?

Nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa trẻ còn non nớt nên dễ nhạy cảm, dị ứng với sữa công thức. Hoặc cũng có thể là do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ ngủ chừng 13-17 giờ mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ dài từ 1-2 giờ ban ngày và 3-5 giờ ban đêm. Tuy nhiên, điều này sẽ có sự khác nhau giữa các bé. Thêm vào đó, giấc ngủ của trẻ giai đoạn đầu đời này khá thất thường. Vì thế mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi với việc chăm bé do không được ngủ đủ giấc.

Lịch tiêm vắc xin cho trẻ 2 tháng

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cần tiêm khá nhiều loại vắc xin, đó là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, phế cầu, rotavirus,... Trẻ có thể sẽ quấy khóc hoặc sốt sau tiêm nhưng đừng vì vậy mà từ chối việc tiêm phòng cho bé. Đây đều là những mũi vắc xin bảo vệ bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm mà hệ miễn dịch của con chưa đủ để vượt qua an toàn.

Nguồn thông tin: Tháng thứ 2 sau khi bé chào đời - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Cẩm nang phát triển bé 2 tháng tuổi
  • Bé 2 tháng tuổi và 5 lưu ý quan trọng giúp mẹ chăm sóc con hiệu quả
  • Trẻ 2 tháng tuổi - Mẹ sẽ bất ngờ về những kỹ năng mới của con

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Chủ Đề