Trên thé giới có bao nhiêu nước nói tiếng việt

Ông Vũ Hồng Nam - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài [NVNONN] - cho biết, hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt đang sinh sống và làm ăn ở trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thế hệ thứ 2, thứ 3 trong cộng đồng NVNONN ngày càng tăng và được học tập, đào tạo tại các cơ sở giáo dục ở sở tại, có trình độ và tay nghề tốt. Việt Nam tiếp tục hỗ trợ duy trì tiếng Việt trong cộng đồng...

Công tác dạy và học tiếng Việt được đặc biệt chú trọng. Hàng chục điểm trường, lớp tiếng Việt được tài trợ xây dựng, sửa chữa; hàng trăm giáo viên dạy tiếng Việt được hỗ trợ lương, hơn 200 giáo viên kiều bào được tập huấn về nghiệp vụ sư phạm; 60.000 bộ sách tiếng Việt được cung cấp; hàng trăm học bổng đại học và sau đại học được cấp cho con em kiều bào về học tại Việt Nam.

“Phong trào dạy và học tiếng Việt đã lan tỏa trên toàn thế giới, nâng cao ý thức của kiều bào đối với việc duy trì tiếng Việt và truyền thống dân tộc. Tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Séc, Đài Loan… tiếng Việt được công nhận và giảng dạy như là ngoại ngữ thứ hai ở các trường phổ thông nơi có đông người Việt.” - Thứ trưởng Vũ Hồng Nam cho biết.

Điểm mới của công tác NVNONN là đã hòa cùng nhịp thở của thời đại, đặt trọng tâm vào những nhu cầu cấp bách của đất nước trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 để vận động kiều bào đóng góp.

Công tác NVNONN đã hướng tới nhóm kiều bào trẻ - những người được đào tạo, năng động, sáng tạo nhưng lại có mối gắn kết lỏng lẻo với đất nước. Với bước đột phát mới này, công tác về NVNONN bước đầu đoàn kết, tập hợp lực lượng thanh niên, trí thức trẻ NVNONN hướng vào những nhiệm vụ phát triển cụ thể của đất nước.

Một chuyên gia thiết kế vừa cho công bố một bức đồ họa mô tả tóm tắt những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới cũng như vị trí địa lý mà chúng đang được sử dụng.

Được xây dựng dựa vào các thông tin thu thập được từ nguồn cơ sở dữ liệu Ethnologue, tác phẩm của giám đốc thiết kế đồ họa Alberto Lucas Lopéz cho trang South China Morning Post đã minh họa về các thứ tiếng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới kể từ năm 1951.

Ông Lopez cho biết: "Ngày nay, trên thế giới hiện có ít nhất 7.102 ngôn ngữ đã biết vẫn còn được sử dụng. 23 ngôn ngữ trong số này được ít nhất 50 triệu người sử dụng như tiếng mẹ đẻ. Tính tổng cộng, chúng là tiếng mẹ đẻ của 4,1 tỉ cư dân trên Trái đất.

Chúng tôi đã biểu diễn mỗi ngôn ngữ bên trong các ranh giới màu đen và sau đó cung cấp số lượng người bản ngữ [tính bằng triệu] của mỗi quốc gia. Màu sắc củ những quốc gia này cho thấy cách các ngôn ngữ bắt nguồn ở các nhiều vùng khác nhau như thế nào".

Trong bức đồ họa, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy, tiếng Trung hiện có số người sử dụng như tiếng mẹ đẻ đông nhất, với 1,197 tỉ người. Điều này một phần nhờ thực tế rằng, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với số cư dân ở đại lục đã lên đến 1,152 tỉ người.

Ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai là tiếng Tây Ban Nha, với 399 triệu người nói. Tiếp theo là tiếng Anh với 335 triệu người sử dụng như tiếng mẹ đẻ.

Theo kết quả nghiên cứu, Tiếng Việt cũng lọt vào danh sách 23 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới, với gần 70 triệu người sử dụng như tiếng mẹ đẻ [còn gọi là ngôn ngữ dân tộc Kinh].

Mặc dù tiếng Trung có số người dùng như tiếng mẹ đẻ đứng đầu thế giới, nhưng xét về số quốc gia sử dụng, tiếng Anh lại vượt xa, với việc được người dân của 110 nước dùng như ngôn ngữ chính thức.

Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ thu hút số người học nhiều nhất thế giới, với 1,5 tỉ học viên. Tiếp theo là tiếng Pháp [82 triệu học viên], tiếng Trung [30 triệu học viên], tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức [cùng đạt 14,5 triệu học viên].

Theo ông Lopez, lí do khiến tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha lọt vào danh sách những ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất thế giới là, các quốc gia "quê hương" của chúng từng đi xâm chiếm và cai trị rất nhiều nước và vùng lãnh thổ trong quá khứ.

Bảng xếp hạng này được InsiderMonkey tham khảo dữ liệu của Ethnologue. Đây là nhà cung cấp dữ liệu về ngôn ngữ trong hơn 15 năm qua. Hơn 88% dân số trên thế giới được tổ chức này đề cập trong danh sách Ethnologue 200, dựa trên ngôn ngữ đầu tiên hoặc ngôn ngữ thứ hai.

InsiderMonkey xếp hạng 25 ngôn ngữ theo tổng số người nói tiếng bản ngữ, người sử dụng ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ thứ hai. Qua đó, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất với khoảng 1,3 tỷ người. Tiếng Hán phổ thông xếp thứ hai với 1,12 tỷ người trên thế giới sử dụng.

Tiếng Việt lọt top 25 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới. Ảnh minh họa: Việt Hùng.

Theo sau đó là tiếng Hindi [600 triệu người], tiếng Tây Ban Nha [543 triệu người] và tiếng Arab [274 triệu người], lần lượt xếp thứ ba, thứ tư, thứ năm.

5 ngôn ngữ phổ biến khác lọt top 10 lần lượt là: Tiếng Bengal [268 triệu người]; tiếng Pháp [267 triệu người]; tiếng Nga [258 triệu người]; tiếng Bồ Đào Nha [258 triệu người]; tiếng Urdu [230 triệu người].

Tiếng Việt là ngôn ngữ xếp thứ 21 trong danh sách lần này. Theo thống kê, hơn 77 triệu người trên thế giới sử dụng tiếng Việt, phần lớn cư trú tại Việt Nam, một phần nhỏ phân bố rải rác ở nhiều nơi trên thế giới.

Tiếng Pháp không phải ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, nhưng nó là ngôn ngữ chính thức của 29 quốc gia. 79,6 triệu người sử dụng tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ nhất, 187,4 triệu người khác sử dụng như ngôn ngữ thứ hai.

Tại Canada, tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức. Riêng ở Quebec, 85.4% người dân địa phương dùng tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ.

InsiderMonkey nhận định tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, nhưng con người nên học nhiều ngôn ngữ khác, bên cạnh tiếng Anh. Biết nhiều thứ tiếng mang lại cho con người nhiều cơ hội học tập và làm việc, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân và nền văn hóa.

Ví dụ, Canada ưu tiên cho nhóm người nhập cư có thể nói tiếng Pháp. Tương tự, bạn có thể nâng cao cơ hội việc làm cho các công ty châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản bằng cách học ngôn ngữ của địa phương, quốc gia đó.

Chia sẻ với Zing, PGS.TS. Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, InsiderMonkey thực hiện xếp hạng và có tham khảo dữ liệu của Ethnologue, một ấn bản mang tên “Ethnologue: Languages of World [tạm dịch: Dân tộc học: Các ngôn ngữ của thế giới].

Ấn bản này có thống kê các dữ liệu công bố 4 năm một lần về ngôn ngữ của cả nhân loại. Đây là trang thông tin quen thuộc, có truyền thống, xuất bản từ năm 1951.

Giới Ngôn ngữ học có khái niệm “bản đồ ngôn ngữ” [language atlas] và “bản đồ phương ngữ” [dialect atlas].

Muốn vẽ được 2 bản đồ này, các nhà ngôn ngữ phải khảo sát, điều tra và thống kê số lượng cư dân nói ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ nào là ngôn ngữ thứ hai, trong cùng một ngôn ngữ có bao nhiêu phương ngữ và mỗi phương ngữ có bao nhiêu người nói [phân bố theo các vùng địa lý, theo đặc thù cư dân]. Đây là công việc phức tạp và phải có một phương pháp khảo sát hợp lý của Ngôn ngữ học xã hội.

Chủ Đề