Trình bày những kỹ năng của nhà quản lý dự an CNTT

Việc làm trong ngành công nghệ thông tin [CNTT] ở Mỹ không những không giảm sút như các dự báo bi quan trước đây, mà ngược lại, nhu cầu tuyển dụng vẫn rất lớn. Ở những nơi khác trên thế giới, tình hình cũng tương tự, thị trường tài năng CNTT vẫn rất nóng nhưng vấn đề là người xin việc phải có những kỹ năng phù hợp. Nếu bạn muốn tham gia vào làn sóng tuyển dụng này, hãy xem các kỹ năng đó là gì.
Tám chuyên gia gồm các nhà tuyển dụng, nhà biên soạn chương trình dạy nghề, giáo sư khoa học máy tính, nhà quản trị doanh nghiệp đã tóm tắt trên báo Computerworld 12 kỹ năng CNTT cần thiết nhất mà người tìm việc cần có.

1. Hiểu biết máy tính

Khi các công ty xây dựng các phần mềm lọc thư rác và phát hiện sự lừa đảo, làm sinh ra những núi dữ liệu khổng lồ, thì nhu cầu tuyển chuyên viên CNTT có kiến thức sâu về máy tính bỗng dưng tăng vọt. Người có kiến thức về máy tính không chỉ hiểu biết cơ chế vận hành của máy mà phải có khả năng thiết kế, phát triển các thuật toán [algorithm] và kỹ thuật cải thiện hoạt động của hệ thống. Kevin Scott, nhà quản trị cao cấp về công nghệ của Tập đoàn Google, cho rằng vấn đề cơ bản là bạn sẽ tổ chức dữ liệu và trình bày chúng như thế nào. Kỹ năng này liên quan đến việc khai thác dữ liệu, mô hình hóa hoạt động thống kê và cấu trúc cơ sở dữ liệu. Scott nói : "Cách thức bạn tổ chức dữ liệu và các thuật toán bạn sử dụng sẽ quyết định việc bạn có được giải pháp hợp lý hay không". Kiến thức về máy tính có thể được tích lũy qua công việc hoặc qua học tập ở nhà trường, song cho dù thế nào, nắm vững những kiến thức này nhanh là một lợi thế.

2. Các ứng dụng di động

Theo Sean Ebner, Phó chủ tịch phụ trách các dịch vụ chuyên nghiệp của Spherion Pacific Enterprises ở Florida, cuộc đua sáng tạo nội dung cho các loại thiết bị di động đang diễn ra sôi nổi giống như những ngày đầu của Internet vào thập niên 1990, cùng với sự phổ dụng các loại điện thoại di động thông minh như Blackberry, Treo, O2... Vì vậy, các công ty đang cần những chuyên viên CNTT có khả năng đưa các ứng dụng về quản lý nguồn lực doanh nghiệp [ERP], kế toán... vào thiết bị di động.

3. Mạng không dây

Các giao thức truyền dữ liệu không dây như Wi-Fi, WiMAX, Bluetooth... đã trở thành những công cụ không thể thiếu của cộng đồng cư dân mạng. Từ đó, nỗi lo hàng đầu của nhà quản trị là làm sao tuyển được chuyên viên CNTT có khả năng bảo đảm an toàn dữ liệu và bảo đảm sự hoạt động thông suốt của mạng. Theo Neil Hopkins, Phó chủ tịch về phát triển kỹ năng của Hiệp hội Công nghệ Tính toán [CompTIA], nỗi lo của nhà quản trị doanh nghiệp là làm sao kết nối các giao thức mạng không dây với nhau và nắm bắt những rủi ro về an ninh đang tăng lên rất nhanh do việc sử dụng mạng không dây. "Nếu tôi tuyển một chuyên viên mạng không dây, tôi muốn anh ta phải hiểu biết những rủi ro tiềm ẩn về an ninh và xây dựng các biện pháp kiểm soát ngay từ đầu", đó là ý kiến của Howard Schmidt, Chủ tịch Hiệp hội An toàn Hệ thống thông tin và là nhà chiến lược chính về an ninh mạng của Tập đoàn eBay. Tuy nhiên Hopkins khuyên rằng, đừng nên bước ra thị trường lao động chỉ với tấm giấy chứng nhận về công nghệ không dây vì sẽ không ai thuê mướn một chuyên viên "không dây" thuần túy. Cái mà thị trường cần là kỹ năng quản trị mạng cộng thêm sự hiểu biết sâu về công nghệ không dây, nghĩa là biết rõ mạng không dây sẽ hoạt động thế nào khi kết nối với mạng máy tính nói chung.

4. Giao diện con người-máy tính

Nhu cầu về thiết kế giao diện con người-máy tính [human-computer interaction] hay nói gọn là giao diện người dùng [user interface] cho tất cả các ứng dụng web đang rất cấp bách. "Nhờ những công ty như Apple Inc., người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sản phẩm đẹp, thiết kế ấn tượng nên chuyên viên CNTT không thể chỉ biết có kỹ thuật", Scott nói.

5. Quản lý dự án

Chuyên viên quản lý dự án CNTT thì bao giờ và ở đâu cũng cần, nhưng bây giờ yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí này đã khắt khe hơn nhiều. Theo ông Grant Gordon, Giám đốc điều hành Công ty cung ứng nhân lực Intronic Solutions Group ở Kansas, thị trường cần những chuyên viên quản lý dự án "thứ thiệt" chứ không phải những người có bằng cấp, nghĩa là có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc xử lý những tình huống khác nhau, chẳng hạn sự mâu thuẫn trong nội bộ nhóm làm việc chung quanh những vấn đề công nghệ. "Các công ty cần những người có khả năng lãnh đạo một tập thể chuyên viên, tận dụng hiệu quả vòng đời của dự án và kỹ năng quản lý dự án thật sự", Gordon nói.

6. Kỹ năng mạng nói chung

Theo Scott, cho dù bạn làm việc ở đâu trong lĩnh vực CNTT bạn cũng không thể đứng bên ngoài "mạng". Vì thế, điều cấp thiết là các chuyên viên làm việc "ngoài mạng" như kỹ sư phần mềm cũng phải có những hiểu biết căn bản về mạng máy tính, chẳng hạn như về TCP/IP, Ethernet, cáp quang... và có kiến thức khả dụng [working knowledge] về phương thức phân phối và tính toán trên mạng.

7. Kỹ thuật viên hội tụ mạng

Theo Hopkins, việc các công ty sử dụng ngày càng nhiều điện thoại trên giao thức Internet [VoIP] đã làm phát sinh nhu cầu cần có các nhà quản trị mạng hiểu biết tất cả các kiểu mạng – mạng LAN, WAN, Voice, Internet... – và cách thức hội tụ chúng. Hopkins nói : "Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhu cầu đang tăng nhanh đối với những chuyên viên điện thoại có hiểu biết sâu về mạng CNTT, cũng như những chuyên viên quản trị mạng CNTT hiểu biết về mạng điện thoại và cách thức kết nối chúng".

8. Mã nguồn mở

Theo Ebner, giới quản trị công ty ngày càng quan tâm tìm kiếm những chuyên gia về mã nguồn mở [open-source], có khả năng lập trình cả hệ điều hành lẫn ứng dụng. Những người có kinh nghiệm về Linux, Apache, MySQL và PHP – gọi chung là LAMP – sẽ không phải lo thiếu việc làm. Theo ông Scott Saunders, Khoa trưởng khoa dịch vụ việc làm Đại học DeVry ở California thì "sự bất mãn của người tiêu dùng cộng với những nỗi lo về an ninh máy tính đã thúc đẩy sự bùng nổ của mã nguồn mở, đặc biệt trong lĩnh vực hệ điều hành và cơ sở dữ liệu".

9. Hệ thống thông tin doanh nghiệp

Dù muốn hay không, trong thời cạnh tranh quyết liệt này các doanh nghiệp đều có ý hướng xây dựng hệ thống thông tin kinh doanh [business intelligence – BI]. Theo Ebner, nhu cầu tuyển dụng đang tăng đối với những người có khả năng về công nghệ BI như Cognos, Business Object và Hyperion và khả năng áp dụng các công nghệ đó vào hoạt động doanh nghiệp. "Các công ty đang đầu tư lớn vào BI. Nhưng họ không cần những chuyên viên kỹ thuật thuần túy chỉ biết soạn câu hỏi [query] hoặc viết mã [script]. Để trở thành người khai thác dữ liệu có tài năng, bạn cần kiến thức chuyên sâu về loại hình kinh doanh bạn sẽ làm việc", Ebner nói.

10. An ninh mọi lúc mọi nơi

Chuyên viên an ninh máy tính thì bao giờ cũng cần nhưng ngày nay, theo ông Schmidt, các doanh nghiệp cần chuyên viên có kỹ năng bảo mật và an ninh ở tất cả các lĩnh vực CNTT chứ không chỉ là những chuyên viên chỉ chăm bẳm lo bảo đảm an toàn hệ thống mạng. "Doanh nghiệp tìm người có khả năng xây dựng một môi trường an toàn, cho dù đó là người quản lý hệ thống thư điện tử hay là người phát triển phần mềm", Schmidt nói. Theo ông, xu thế này phản ánh hiện tượng tích hợp công tác an ninh và bảo mật vào mọi hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp hơn là xem an ninh là một bộ phận cộng thêm do một chuyên viên an ninh đảm trách. Vì vậy, mọi chuyên viên CNTT muốn tìm được việc làm nhất thiết phải có sự hiểu biết về công tác an ninh và bảo mật trong phạm vi chuyên ngành của mình. Hopkins nhận xét : "Phản hồi từ các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy kỹ năng bảo mật và an ninh là cần thiết ở mọi người, mọi việc ; ngay cả nhân viên kỹ thuật tập sự cũng phải biết về an ninh". Còn theo Saunders của Đại học DeVry, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trường DeVry đã xây dựng giáo trình về an ninh CNTT đưa ra giảng dạy ở tất cả các chi nhánh của trường trên đất Mỹ. Ông nói : "Các công ty ngày càng quan tâm bảo vệ tài sản của mình trước sự tấn công của bọn khủng bố trên mạng [cyberterrorism] và những mối đe dọa ngay trong nội bộ".

11. Mái nhà công nghệ số

Gia đình ngày càng trở thành "bến đậu" công nghệ cao [hi-tech haven] nhờ sự phổ biến của công nghệ âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số, bảo vệ an ninh, thậm chí công nghệ chiếu sáng và phân phối năng lượng tiên tiến. Ai sẽ là người lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công nghệ này ? Theo Hopkins, "Lâu rồi chúng tôi mới nhìn thấy một thị trường sinh động nhất là thị trường chuyên viên về công nghệ số ở gia đình [digital home technology]".

12. .Net, C#, C++ và Java

Từng có một sự ngộ nhận cho rằng lập trình viên chỉ cần nắm vững các ngôn ngữ và kỹ thuật lập trình thì đã có thể kiếm được việc làm. Nhu cầu về chuyên viên lập trình có kỹ năng về ứng dụng và về ngôn ngữ lập trình như ASP.Net, VB.Net, XML, PHP, Java, C# và C++ vẫn còn cao nhưng theo Hopkins, "các nhà tuyển dụng không muốn thuê những người viết mã [coder] suốt ngày ngồi lặng lẽ sau máy tính. Họ muốn có những người am hiểu Java nhưng đồng thời là thành viên của một tập thể, một người lãnh đạo nhóm hoặc điều phối dự án".

Hãy đối chiếu những kiến thức và kỹ năng nêu trên với bản thân bạn. Nếu phát hiện "điểm yếu" của mình thì đây chính là thời điểm bạn nên tích cực chuẩn bị đầu tư học tập, nghiên cứu và rèn luyện cho sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực CNTT. 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNTRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM NAM BỘ-------  -------BÀI GIẢNGQUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀMCONG NGHỆ THÔNG TINMã số: MĐ 47NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TINKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TINĐịa chỉ: QL 1K, Phường Bình An, TX. Dĩ An, Tỉnh Bình DươngEmail: .[Lưu hành nội bộ]-2018-GIỚI THIỆU.1. Lời nói đầuVới sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của Công nghệ thông tin [CNTT], nhu cầu pháttriển phần mềm ngày càng tăng, đặc biệt là những phần mềm lớn, có phạm vi ứng dụngrộng rãi, xây dựng trong nhiều năm, huy động một đội ngũ đông đảo những chuyên giaphần mềm khác nhau.Các phần mềm được thiết kế và xây dựng trong khuôn khổ những dự án CNTT.Rất nhiều bài học thực tế ở Việt Nam và trên thế giới đã cho thấy rằng dự án càng lớnthì khả năng thành công càng ít. Việc quản lý dự CNTT ngày càng chứng tỏ vai trò đặcbiệt quan trọng của nó, góp phần đảm bảo thành công cho dự án. Quản lý dự án, từ chỗlà một nghệ thuật, đã được nghiên cứu, tổng kết và phát triển thành một môn khoa học.Đây là một môn học mang nhiều yếu tố của khoa học xã hội, được ứng dụng trong khoahọc tự nhiên.Tài liệu nhằm giúp cho những người quản lý dự án CNTT:- Nắm được những công việc cần chuẩn bị trước khi dự án hoạt động.- Trang bị những phương pháp luận, bài bản, tiêu chuẩn cho việc quản lý dự án nóichung và quản lý dự án CNTT nói riêng.- Các hoạt động quản lý và kiểm soát trong khi dự án hoạt động.- Cung cấp một số kinh nghiệm thực tế của quản lý dự án CNTT ở Việt Nam.2. Vị trí của quản lý dự ánNhìn theo quan điểm tổng thể, quản lý dự án CNTT vừa là một bộ phận của côngnghệ phần mềm vừa là bộ phận của quản lí dự án nói chung. Chính vì vậy mà quản lí dựán CNTT sẽ mang cả các yếu tố kĩ năng cứng [phương pháp kĩ thuật trong CNTT] vàcác yếu tố kĩ năng mềm [giao tiếp con người, lãnh đạo, tổ chức con người làm việc].Nội dung của quản lý dự án CNTT được trình bày trong các tài liệu giảng dạy Côngnghệ phần mềm sau những nội dung về quy trình làm phần mềm, các mô hình phát triểnphần mềm, phương pháp phát triển phần mềm, phân tích thiết kế hệ thống, v.v... Tronggiáo trình này, quản lý dự án CNTT được trình bày như một môn học riêng, mang mầusắc khoa học xã hội nhiều hơn, với việc bổ sung những kiến thức sau:- Khoa học quản lý nói chung;- Quản lý dự án nói chung;- Một số kỹ năng trình bày vấn đề, điều hành cuộc họp, đối phó rủi ro, ...- Phương tiện quản lý dự án nói chung.Quản lý dự án CNTT được trình bày như một áp dụng những kiến thức chung vềquản lý dự án trong một lĩnh vực hẹp, kết hợp những đặc thù của lĩnh vực chuyên môncông nghệ thông tin.3. Phương pháp giảng dạy môn quản lý dự án CNTT.Các phương pháp luận của quản lý dự án CNTT được đúc kết thành những nguyênlý cơ bản. Nhiều định nghĩa không được trình bày dưới dạng chặt chẽ, không có mô hìnhtoán học. Việc nắm bắt những kiến thức thường được thông qua ví dụ, trao đổi, thảoluận trên lớp dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giảng viên. Việc học tập cần đòi hỏi sựtham gia tích cực của người học.Để tránh khô khan, nhàm chán trong quá trình dạy và học, có thể áp dụng các biệnpháp sau trên lớp:- Giảng viên trình bày những vấn đề chính trên lớp và nêu ra các tình huống quảnlí.- Mỗi cá nhân tự chuẩn bị và trình bày giải pháp của mình cho các tình huống quảnlí đó bằng bài viết.- Thảo luận tập thể trong từng nhóm học viên để xây dựng giải pháp của nhóm.- Đại diện của từng nhóm trình bày giải pháp của nhóm cho toàn lớp và cả lớp thảoluận đóng góp ý kiến.- Những nội dung trao đổi, thảo luận được lấy từ thực tế của thế giới và Việt Namtrong lĩnh vực quản lí dự án.Tài liệu được biên soạn có tham khảo từ các tài liệu, giáo trình và kinh nghiệmgiảng dạy của tập thể giáo viên Khoa, nên không thể tránh khỏi các thiếu soát rất mongnhận được ý kiến góp ý để tài liệu hoàn thiện hơn.Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Côngnghệ và Nông Lâm Nam Bộ. Điện thoại: 0274 3772 899; Email: .Chân thành cảm ơn !Bình Dương, ngày 01 tháng 8 năm 2018Nhóm biên soạn2TỪ VIẾT TẮTBPCBiểu đồ phân cấp chức năng, còn viết làFunctional Hierarchical Decomposition Diagram [FHD]BFDMô hình phân rã chức năng [Business Function Diagram]CNTTCông nghệ thông tin.CSDLCơ sở dữ liệu.DFDSơ đồ luồng dữ liệu [Data Flow Diagram].BLDBiểu đồ luồng dữ liệuDLDữ liêu.E-RThực thể - M ối quan hệ.HTHệ thống.HTTTHệ thống thông tin.HSDLHồ sơ dữ liệu.KT-XHKinh tế - xã hội.LDTLuồng dữ liệu.NSDNgười sử dụng.PT-TKPhân tích và thiết kếXLXử lý.3MỤC LỤCGIỚI THIỆU. .............................................................................................................................. 11. Lời nói đầu.......................................................................................................................... 12. Vị trí của quản lý dự án ...................................................................................................... 13. Phương pháp giảng dạy môn quản lý dự án CNTT. ........................................................... 2TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................................ 3MỤC LỤC ................................................................................................................................... iChương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN. .................................................................................. 71.1. LỊCH SỬ QUẢN TRỊ DỰ ÁN. ....................................................................................... 71.2. QUẢN TRỊ DỰ ÁN TRONG THẾ GIỚI KINH DOANH NGÀY NAY. ....................... 71.3. LỢI ÍCH CỦA QUẢN TRỊ DỰ ÁN. ............................................................................... 91.4. KHÁI NIỆM DỰ ÁN. ................................................................................................... 101.5. BỔN PHẬN VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG DỰ ÁN. ......................................... 131.6. LÝ DO DỰ ÁN PHẦN MỀM THẤT BẠI. ................................................................... 141.7. CÁC YẾU TỐ TỐI THIỂU ĐỂ DỰ ÁN THÀNH CÔNG. ........................................... 141.8. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ DỰ ÁN. ............................................................................... 151.8.1.Tri thức. .................................................................................................................. 161.8.2. Công cụ: ................................................................................................................ 161.8.3. Kỹ năng [xem chương 2.2] ................................................................................... 161.8.4. Kỹ thuật [xem chương 4] ...................................................................................... 16Chương 2. QUẢN LÝ CON NGƯỜI VÀ KỸ NĂNG ........................................................... 182.1. NHỮNG NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN . ............................................................ 182.2. CÁC KỸ NĂNG CỦA TRƯỞNG DỰ ÁN................................................................... 182.2.1. Các kỹ năng cứng ................................................................................................. 182.2.2. Các kỹ năng mềm ................................................................................................. 192.3. ỨNG DỤNG VỚI CÁC KIẾN THỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN. ....................................... 22Chương 3. QUẢN TRỊ DỰ ÁN PHẦN MỀM VÀ QUI TRÌNH ............................................. 233.1. QUẢN TRỊ DỰ ÁN PHẦN MỀM. .............................................................................. 233.2. MỘT SỐ QUI TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM [QTPTPM]. ............................... 243.2.1. Qui trình thác nước [Waterfall Life Cycle]. ...................................................... 243.2.2. Qui trình Prototype - Qui trình Phát triển lặp [Iterative Development]. ...... 253.2.3. Qui trình tăng dần [Incremental lifecyclemodel]. ............................................ 283.2.4. Qui trình xoắn ốc [Spiral Life Cycle]. ................................................................ 283.2.5. Lập trình cực độ [Extreme Programming]. ...................................................... 293.3. SỬA ĐỔI QUY TRÌNH [Process Tailoring] . ............................................................... 303.3.1. Sửa đổi sơ lược. ..................................................................................................... 313.3.2. Sửa đổi chi tiết. ..................................................................................................... 323.4. QUI TRÌNH LÀM DỰ ÁN. [Chu kỳ sống của dự án]. ................................................ 333.4.1. Xác định phạm vi của dự án. .............................................................................. 333.4.2. Lên kế hoạch. ....................................................................................................... 343.4.3. Thực thi kế hoạch. ............................................................................................... 353.4.4. Giám sát và điều chỉnh. ....................................................................................... 353.4.5. Đóng dự án. .......................................................................................................... 363.4.6. Áp dụng cả 5 pha của qui trình? ........................................................................ 36Chương 4. XÁC ĐỊNH DỰ ÁN .............................................................................................. 384.1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN. ................................................................................................... 384.2. PHẠM VI DỰ ÁN. ....................................................................................................... 404.3. CÁC GIẢ ĐỊNH . .......................................................................................................... 424.4. CÁC RÀNG BUỘC . ..................................................................................................... 424.5. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN – CAM KẾT CHẤT LƯỢNG . ...................................... 434.6. LỢI ÍCH NGHIỆP VỤ . ................................................................................................ 434.7. MÔ TẢ SẢN PHẨM / DỊCH VỤ ................................................................................. 434.8. CÁC TRÁCH NHIỆM CHÍNH. ................................................................................... 434.9. THAM KHẢO . ............................................................................................................. 444.10. SỬA ĐỔI BỔ SUNG . ................................................................................................. 444.11. CHỮ KÝ. .................................................................................................................... 444.12. CÔNG BỐ DỰ ÁN . ................................................................................................... 44Chương 5. CÁC KỸ THUẬT LÊN KẾ HOẠCH .................................................................... 455.1. PHÂN RÃ CÔNG VIỆC [Work Breakdown Structure -WBS]. ................................... 455.2. SƠ ĐỒ MẠNG CÔNG VIỆC [Network Diagram]. ...................................................... 495.2.1. Định nghĩa. ........................................................................................................... 495.2.2. Ký hiệu. ................................................................................................................. 505.2.3. Các loại quan hệ. .................................................................................................. 505.2.4. Các loại sơ đồ mô tả công việc. ........................................................................... 525.2.5. Đường căng. .......................................................................................................... 525.2.6. Cách tính lịch biểu. .............................................................................................. 535.2.7. Độ thả nổi. ............................................................................................................. 545.2.8. Kỹ thuật rút ngắn thời gian thực hiện. .............................................................. 555.3. SƠ ĐỒ GANTT. ............................................................................................................ 565.3.1. Cách vẽ. ................................................................................................................. 565.3.2. Mục đích. .............................................................................................................. 575.4. CHIẾN LƯỢC LÊN KẾ HOẠCH. ............................................................................... 58ii5.4.1. Kế hoạch tổng thể. ................................................................................................ 585.4.2. Lên kế hoạch chi tiết. ........................................................................................... 60Chương 6. ƯỚC LƯỢNG ........................................................................................................ 636.1. KHÁI NIỆM VỀ ƯỚC LƯỢNG. .................................................................................. 636.2. CÁC KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG SỨC GIA CÔNG. .................................................. 646.2.1. Kỹ thuật tương tự [Top-Down]. .......................................................................... 646.2.2. Ước lượng từ dưới lên [Bottom-Up]. ................................................................. 646.2.3. Mô hình tham số. ................................................................................................. 656.2.4. Ước lượng theo sự phân phối sức gia công. ....................................................... 666.3. CÁC CÁCH TIẾP CẬN ƯỚC LƯỢNG. ...................................................................... 666.3.1. Historical data. ...................................................................................................... 666.3.2. Tương tự như công việc khác trong cùng một dự án. ....................................... 666.3.3. Tư vấn từ chuyên gia. ........................................................................................... 666.3.4. Brainstorm. ........................................................................................................... 676.3.5. Phương pháp 3 điểm. ........................................................................................... 676.3.6. Hệ số năng suất toàn cục [Global Efficiency Factor -GEF] . ........................... 676.3.7. Phần trăm điều chỉnh năng suất [Productivity Adjustment Percent -PAP]. .. 686.3.8. Quỹ thời gian dự trữ............................................................................................. 696.4. KHÁI NIỆM VỀ LỊCH BIỂU. ...................................................................................... 696.5. ƯỚC LƯỢNG THỜI GIAN THỰC HIỆN. .................................................................. 70Chương 7. TÍNH TOÁN CHI PHÍ ........................................................................................... 737.1. CÁC ĐỀ MỤC CẦN CHI PHÍ. ..................................................................................... 737.1.1. Chi phí từng công việc: ........................................................................................ 737.1.2. chi phí phi lao động [Non-labour cost]: .............................................................. 737.1.3. Chi phí điều hành: ................................................................................................ 747.1.4. Chi phí lạm phát: .................................................................................................. 747.1.5. Chi phí rủi ro bất ngờ: ......................................................................................... 747.1.6. Chi phí hoạt động: ................................................................................................ 747.2. CÔNG THỨC TÍNH CHI PHÍ. ..................................................................................... 757.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ. ................................................................................................. 757.3.1. Chi phí trực tiếp và chi phí giám tiếp. ................................................................ 757.3.2. Chi phí tuần hoàn và chi phi phí không tuần hoàn. .......................................... 767.3.3. Chi phí cố định và chi phí biến động. ................................................................. 767.3.4. Các chi phí lao động bắt buộc và không bắt buộc. ............................................ 767.3.5. Lao động trong giờ và lao động ngoài giờ. ......................................................... 767.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC TÍNH TOÁN CHI PHÍ. ..................................... 76iii7.5. CÁCH TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHI PHÍ. ...................................................................... 77Chương 8. PHÂN PHỐI TÀI NGUYÊN ................................................................................. 788.1. CÂN ĐỐI TÀI NGUYÊN. ............................................................................................ 798.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÂN ĐỐI TÀI NGUYÊN. ...................................................... 818.3. HỔ TRỢ PHÂN CÔNG NHÂN SỰ. ............................................................................ 828.3.1. Cơ sở dữ liệu nhân sự: ......................................................................................... 82Chương 9. QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT DỰ ÁN ....................................................................... 849.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN CNTT. ...................................................................... 849.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN. ...................................................................................................... 879.2.1. Khái niệm về quản lý ........................................................................................... 879.2.2. Đặc điểm chung nhất của các hệ thống quản lý ................................................ 889.2.3. Các phương tiện phục vụ quản lý dự án ............................................................ 899.2.4. Sơ đồ luồng công việc ........................................................................................... 909.2.5. Các thủ tục dự án ................................................................................................. 909.2.6. Hồ sơ quản lý dự án ............................................................................................. 929.2.7. Văn phòng dự án. ................................................................................................. 949.2.8. Quản lí hợp đồng .................................................................................................. 959.2.9. Quản lí nhà cung cấp ........................................................................................... 959.3. KIỂM SOÁT DỰ ÁN. .................................................................................................. 979.3.1. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng phần mềm .............. 979.3.2. Thu thập, đánh giá hiện trạng ............................................................................ 989.3.3. Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro ........................................................................ 999.3.4. Kiểm soát tài liệu dự án ..................................................................................... 1009.3.5. Các hoạt động điều chỉnh .................................................................................. 1019.3.6. Khi chi phí cho dự án có nguy cơ tăng lên ...................................................... 1029.3.7. Khi chất lượng công việc/sản phẩm có nguy cơ giảm ..................................... 1029.3.7. Kiểm soát thay đổi.............................................................................................. 1029.3.8. Xem xét tác động của thay đổi .......................................................................... 1039.3.9. Xét xem thay đổi nào cần ưu tiên thực hiện trước ......................................... 1039.4. KẾT THÚC DỰ ÁN. .................................................................................................. 1049.4.1. Thống kê lại dữ liệu ........................................................................................... 1049.4.2. Rút bài học kinh nghiệm ................................................................................... 1049.4.3. Kiểm điểm sau khi bàn giao .............................................................................. 1059.4.4. Đóng dự án .......................................................................................................... 106TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 1THUẬT NGỮ SỬ DỤNG ......................................................................................................... 3ivA ............................................................................................................................................. 3B ............................................................................................................................................. 4C ............................................................................................................................................. 4D ............................................................................................................................................. 6E .............................................................................................................................................. 8F .............................................................................................................................................. 9G ........................................................................................................................................... 10H ........................................................................................................................................... 10I ............................................................................................................................................. 10K ........................................................................................................................................... 12L ............................................................................................................................................ 12M........................................................................................................................................... 12N ........................................................................................................................................... 13O ........................................................................................................................................... 13P ............................................................................................................................................ 14R ........................................................................................................................................... 16S ............................................................................................................................................ 17T ............................................................................................................................................ 19U ........................................................................................................................................... 20V ........................................................................................................................................... 20W .......................................................................................................................................... 20vNỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIANThời gianTên chương, mụcS TTTổngsốLýthuyếtThựchành,Bài tậpKiểm tra*[LT hoặc TH]1Đại cương về hệ thống thông tinquản lý.6332Khảo sát hiện trạng hệ thống6243Phân tích hệ thống về chức năng22515245Phân tích hệ thống về dữ liệuThiết kế hệ thống thông tin quản lýTổng cộng1214604418883824DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - VẬT LIỆU.TTI12II1III12345TÊN THIẾT BỊ - DỤNG CỤ- VẬT LIỆUTHÔNGSỐ KTTHIẾT BỊ- MÁY MÓCMáy chiếu.Máy tínhDỤNG CỤBảng viết [bảng từ]3.6x1.25mVẬT LIỆUPhấn viết bảng.Giấy A1 làm bài tập nhómGiấy cắt làm thẻ màuViết lông viết làm bài tậpnhómBăng keo giấyMICA1A4 PgrandThiên long WB032cm6ĐƠN VỊSỐLƯỢNGCáiCái11cái01ViênTờTờ288Cây8Cuộn1GHI CHÚChương 1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.Thời gian: 02g [LT: 02g; TH: 0g]Mục đích:Sau khi học xong phần này người học có khả năng:- Trình bày được các khái niệm, các nội dung trong quản lý dự án;- Xác định các yếu tố cần thiết cho Quản lý dự án;- Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo.Nội Dung:1.1. LỊCH SỬ QUẢN TRỊ DỰ ÁN.Quản trị dự án đã manh nha có từ thời Noah, chính Noah là trưởng dự án đầu tiên trênthế giới khi ông tỉ mỉ lên kế hoạch đóng thuyền qua trận đại hồng thủy cùng với một số giasúc các loại, một số thực phẩm, nước uống cần thiết để sống còn.Kim tự tháp Ai Cập còn đứng vũng đến ngày nay cũng là nhờ vào hàng ngàn dự ánđược quản trị bởi hàng trăm trưởng dự án tài ba.Từ xa xưa, mặc dù đã xuất hiện nhiều trưởng dự án lỗi lạc, quản trị dự án vẫn chưađược nhận ra là ngành khoa học cần thiết cho đến khi các hoạt động nghiên cứu trong thậpniên 1950, đi tìm những phương pháp tiên phong, các công cụ đặc biệt trong các dự án khônggian đắt tiền như dự án Polaris, Apollo. NASA và Bộ Quôc Phòng Mỹ đã thiết lập nhiềuchuẩn về quản trị dự án để ràng buộc với những công ty hợp tác.Vào cuối thập niên 1960 các ngành quản trị kinh doanh bắt đầu nghiên cứu các cấu trúctổ chức và kỹ thuật mới để có thể thích ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của môitrường thực tế. Vào các năm 1970, 1980 tài liệu về quản trị dự án được công bố phong phú,dẫn đến việc phát triển mạnh các lý thuyết, phương pháp và tiêu chuẩn.Khoảng năm 1990 các công ty thuộc nhóm lợi nhuận lẫn phi lợi nhuận đều nhận rarằng họ khó mà thực thi thành công các công việc lớn và phức tạp nếu không áp dụng cáccông cụ và qui trình quản trị dự án.1.2. QUẢN TRỊ DỰ ÁN TRONG THẾ GIỚI KINH DOANH NGÀY NAY.7Với sư chuyển dịch từ việc sản suất các dịch vụ, hàng tiêu dùng theo cách hàng loạt đếnviệc sản suất theo ý khách hàng thì quản trị dự án là một đáp ứng tốt nhất cho sự thay đổi này.Không có nghề nào khó khăn hơn quản trị dự án. Các công ty luôn trong tình trạng đổimới mô hình và tổ chức lại để theo kịp sự cạnh tranh toàn cầu. Sự tranh đấu rất gay gắt và chỉcó những công ty linh hoạt là tồn tại. Ví dụ, việc ứng dụng hệ phân tán và truyền thông tăngnhanh [như client/server, Intranet, và internet computing] đã đẩy nhanh sự biến mất của ranhgiới tổ chức và cấp bậc quản lý. Đi theo sự mờ dần về cấp bậc tổ chức là sự trao quyền chonhân viên. Nhiều công ty hiện nay cho phép nhân viên trách nhiệm lớn hơn và chịu tráchnhiệm trong quyết định. [ví dụ như các nhóm tự làm việc trực tiếp].Sự thay đổi không ngừng lại ở đó. Nhiều công ty xem dự án là sự đầu tư, sự tích hợptrong kế hoạch chiến lược của họ. Điều đó có nghĩa là người trưởng dự án phải liên tục chứngtỏ sự đóng góp của họ cho đến cùng. Với sự kết hợp ngày càng gần giữa kế hoạch chiến lượcvà quản trị dự án dẫn đến mối quan hệ chặt chẻ giữa quản trị dự án và quản trị tiến trình, dựán trở thành một phần tích hợp trong sử dụng và thực hiện tiến trình.Bản chất công việc ngày nay cũng thay đổi ở nhiều công ty. Nhân viên không cònyêu cầu hay tìm kiếm một công việc dài hạn - nhiều người và công ty thích sự linh hoạt vàdi động. Những thay đổi này tạo ra một hướng mới để hoàn thành công việc: trực tiếp tácđộng lên quan hệ và cách thức kinh doanh.Nhiều dự án ngày nay thu hút nhân lực từ những ngành nghề và tầng lớp khác nhau dosự toàn cầu hóa của kinh tế quốc gia.Khi kinh tế tiếp tục được mở rộng, các nguồn lực chính sẽ bị giới hạn và người quảntrị dự án sẽ cần những phương án thay thế để giữ được sự thành thạo, chẳng hạn như sửdụng cố vấn và gia công. Dĩ nhiên, trong quá khứ người quản trị dự án cũng phải đối mặtvới những vấn đề tương tự trong cung cấp các nguồn lực thay thế , nhưng chưa bao giờ cóáp lực lớn như ngày nay.Áp lực thị trường cũng gây rắc rối cho người quản trị dự án . Khách hàng không chỉmuốn chất lượng tốt mà còn đòi hỏi thời gian ngắn hơn. Áp lực thời gian bắt buộc ngườiquản trị phải hoạt động hiệu quả ở mức chưa từng có. Sự phức tạp trong quản trị dự án chưabao giờ lớn như hiện nay, và chỉ có tăng trong tương lai. Điều then chốt là các phần của dự8án phải sẵn sàng để chắc rằng dịch vụ cuối cùng được giao đúng thời hạn, trong ngân sáchcho phép và đảm bảo chất lượng cao nhất.Các công việc truyền thống được thực hiện đều đặn mỗi ngày trong văn phòng, nhà máysẽ dần biến mất do được tự động hóa. Quản trị trung gian như các công ty máy tính chuyênthu thập và phân tích thông tin cũng dần biến mất. Thay vào đó là dự án và nhóm làm dự ánđược thành lập để giải quyết một bài toán nào đó. Bài toán có thể là thiết kế một sản phẩmmới hoặc re-engineer một qui trình nào đó - dự án hình thành, nhân sự được điều phối, thựcthi, hoàn tất và kết thúc dự án. Nhóm làm dự án được hình thành và giải tán theo bài toán.Các công ty tương lai điển hình sẽ có các loại vai trò sau:Vai tròChức danhTrách nhiệmCấp quản lý cao nhấtCEO [Chief ExercuveXây dựng chiến lược[top-level management]Officer]VP [Vice Precident].Quản lý tài nguyênCFO, CIO, HR Manager,Cung cấp ngân sách, đàoVP of tạo marketing, chuyên gia, nhân sựengineering,..Quản lý tiến trình, chấtQA, QC, CMQuản lý, giám sát và cảilượng, cấu hìnhtiếnchất lượng của sản phẩm,tiến trìnhQuản trị dự ánTrưởng dự án [PM]Sử dụng ngân sách và nhânsự được cung cấp để thựchiện dự án thành công.Thành viênKỹ sư, kế toán viên, lậpChịu sự quản lý và phântrình công viên, tester,…của trưởng dự án để thựchiện các công việc cụ thể.1.3. LỢI ÍCH CỦA QUẢN TRỊ DỰ ÁN.Dưới đây là bảng thống kê của viện Standish Group [13] đã thống kê trên 175.000 dựán công nghệ thông tin trên toàn nước Mỹ ,vào thập niên 90:1995%16,2%31%Lý DoThành côngHủy bỏ trước khi thành công9$81 tỷ1998%26%2003$34%75 tỷKéo dài thời gianHoàn tất nhưng vượt quá thời gian và chi phí59 tỷ22 tỷ46%28%Thất bại60 %50%29%Theo bảng thống kê trên thì trong những năm 90 đó chỉ có 16,2 % dự án thành công;số còn lại hoặc thất bại hoàn toàn, hoặc kéo dài thời gian, hoặc bị hủy bỏ giữa chừng gây tổnthất nhiều tỉ USD.Sau đó người ta bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển ngành khoa học quản trị dựán, dần dần áp dụng vào các dự án công nghệ thông tin. Đến năm 2003, Standish Groupthống kê trên 13.522 dự án công nghệ thông tin thì số dự án thành công là 34 %. Tỉ lệ dự ánthành công đã gia tăng gấp đôi!Ngày nay, do sự thay đổi chóng mặt của thị trường, quản trị dự án luôn luôn là giảipháp đầu tiên trong các hoạt động kinh doanh. Các công ty lớn và nhỏ nhận ra rằng cách tiếpcận có cấu trúc như lên kế hoạch và giám sát các dự án là chìa khóa cần thiết để thành công.Nó đem lại những lợi ích cụ thể như:- Giám sát tốt ngân sách, tài nguyên.- Cải thiện mối quan hệ khách hàng.- Rút ngắn thời gian thực hiện.- Tăng lợi nhuận.- Thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm.- Cải tiến năng suất làm việc.1.4. KHÁI NIỆM DỰ ÁN.Dự án là khái niệm rất phức tạp. Người ta đã phải cố gắng đưa ra 8 định nghĩa sau đâyđể mô tả nó:1. Là thể hiện duy nhất: Không bao giờ có 2 dự án giống nhau hoàn toàn.2. Liên quan đến sự không chắc chắn: Nói lên bản chất của dự án là hay thay đổi.3. Tạm thời: Có thời điểm bắt đầu và kết thúc rõ ràng.104.Cần tài nguyên của nhiều lĩnh vực khác nhau: ví dụ phần cứng, phần mềm, viễnthông,.v..v..5. Là 1 dãy các công việc có thứ tự và được xác định dựa vào sự ràng buộc của tàinguyên.6. Được thực hiện theo phạm vi cho trước.7. Thực hiện trong 1 ngân sách xác định.8. Được thực hiện trong khoảng thời gian xác định.Để có thể hiểu được dự án là gì, ta phải nhìn nó qua nhiều lăng kính như vậy, rõ ràng lànó rất phức tạp. Đó là lý do tại sao khi thực hiện dự án hay bị thất bại nếu không hiểu đúngbản chất của nó.Về mặt định lượng, dự án thường được mô tả ngắn gọn và trực quan qua 5 yếu tố sau:Nghĩa là dự án là 1 đối tượng bị chi phối bởi năm yếu tố chính:- Yêu cầu hay còn gọi là phạm vi [scope], biên của bài toán: nghĩa là xác định những gìdự án sẽ làm và những gì không làm. Việc xác định phạm vi và bắt đầu bằng một biên đúnglà rất quan trọng, mặc dù biên này có thể thay đổi sau đó. Nhiệm vụ và cũng là thách thứccủa trưởng dự án là dò tìm, nắm bắt được các thay đổi này và điều tiết chúng.- Thời gian: thời gian thường tỉ lệ nghịch với chi phí, dự án càng kéo dài thì chi phícàng tăng cao và ngược lại. Sau khi đã thương lượng và ký hợp đồng xong thì thời gianthực hiện dự án coi như được chốt lại.Thời gian là một loại tài nguyên rất đặc biệt. Người ta thường nói thời gian là vàng bạc,nhưng vàng bạc có thể được để dành, kiếm thêm hoặc chi tiêu còn thời gian thì không. Mỗisáng thức dậy, mỗi người có 24 giờ tinh khôi; muốn để dành không xài chúng cũng không11được; muốn kiếm thêm mỗi ngày nhiều hơn 24 giờ cũng không được. Tại sao cũng một ngàyvới ngần ấy giờ mà có người làm được nhiều việc, có người làm được ít việc, có người chẳnglàm được việc gì, thậm chí có người làm toàn những chuyện có hại?Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến sự thất bại hay thành công của dự án.- Chi phí: cũng tương tự như thời gian, sau khi đã thương lượng và ký hợp đồng xongthì chi phí thực hiện dự án cũng được chốt lạ. Một nhiệm vụ quan trọng của trưởng dự án làquản lý các chi tiêu trong dự án sao cho không bị vượt ngân sách.- Chất lượng: thường người ta chỉ quan tâm chất lượng của sản phẩm mà quên đi chấtlượng của qui trình làm ra sản phẩm ấy. Đó là lý do tại sao ở Việt Nam thường hay xẩy racác vụ ngộ độc thức ăn tập thể, khi thức ăn được trưng bầy trên bàn trông rất ngon, nhưngăn vào thì bị ngộ độc, do qui trình thực hiện không có chất lượng. Bởi vậy khi nói đến chấtlượng, cần xét 2 khía cạnh:+ Chất lượng của sản phẩm.+ Chất lượng của qui trình làm ra sản phẩm đó.Như ta đã biết một qui trình tốt sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định.Với dự án phần mềm, sản phẩm cuối là một hệ thống phần mềm. Vì vậy, để tạo được mộtphần mềm có chất lượng, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của trưởng dự án là chọn ramột qui trình làm phần mềm có chất lượng và thích hợp với bài toán.- Tài nguyên: gồm+Con người.+Máy móc.+Phòng ốc.+ Các tiện ích vật lý+ ….Tất cả đều có sẵn và có giới hạn. Nghĩa là khi lên lịch biểu phân phối tài nguyên chocác công việc của dự án, trưởng dự án phải xem chúng có tồn tại, và có sẳn sàng vào thờigian công việc đó được thực hiện không.12Chỉ cần 1 trong 5 yếu tố này thay đổi thì 4 yếu tố còn lại sẽ bị ảnh hưởng theo, nghĩa làdự án sẽ rơi vào thế mất cân bằng.Không thể thực hiện một dự án với yêu cầu rất nhiều, chất lượng thật cao, chi phí thậtthấp và tài nguyên thật ít, như vậy là mất cân bằng:Bổn phận của trưởng dự án luôn giữ dự án ở thế cân bằng. Thế cân bằng này rất mongmanh do bản chất của dự án là hay thay đổi.1.5. BỔN PHẬN VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG DỰ ÁN.Như đã biết thời gian, chi phí, phạm vi, chất lượng là các thứ do khách hàng khốngchế, và hầu như là cố định nếu không có gì thay đổi trong suốt quá trình làm dự án. Dựa vàothời gian, chi phí, phạm vi đã được cho, trưởng dự án có bổn phận lên kế hoạch trong giớihạn các tài nguyên được cấp trên giao để tạo ra sản phẩm có chất lượng.Nói tóm lại trưởng dự án chỉ có toàn quyền quản lý chi phí và lên kế hoạch trong 5khung hay 5 giới hạn: thời gian, chi phí, phạm vi, chất lượng và tài nguyên; bốn món đầu dokhách hàng quyết định, món cuối cùng do cấp trên của trưởng dự án quyết định.Qua đó để thấy việc quản trị dự án quả một thách thức đầy quyến rũ đối với trưởng dựán, vì mặc dù bị khống chế bởi 5 giới hạn, nhưng vẫn còn một bầu trời rộng mở để trưởngdự án sáng tạo: đó là lên kế hoạch và quản lý chi phí.131.6. LÝ DO DỰ ÁN PHẦN MỀM THẤT BẠI.Có rất nhiều nguyên nhân khiến dự án bị thất bại, dưới đây liệt kê một số nguyên nhânchính:- Ước lượng sai: Dường như với mỗi trưởng dự án, thất bại đầu tiên - có thể chưa phảilà cuối cùng, được kinh nghiệm là ước lượng sai. Điều này cũng dễ hiểu vì ước lượng khôngphải là một ngành khoa học chính xác, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm và vào rất nhiều yếutố khách quan khác. Một chứng minh là thử yêu cầu các bà nội trợ - với bề dày kinh nghiệmnhiều chục năm đi chợ, có thể ước lượng chính xác số tiền sẽ chi cho mỗi buổi đi chợ không?Câu trả lời là không, chắc chắn có sai số rất lớn nếu hôm đó ngẫu nhiên ngoài chợ bán hạ giámột món gì đó rất hấp dẫn bà.- Phạm vi thay đổi cũng một trong những nguyên nhân chính của thất bại. Vấn đềkhông đơn giản là hễ thay đổi phạm vi thì thêm tiền, vì số tiền được thêm đó không tươngxứng với sức gia công. Ví dụ một dự án ban đầu ước lượng là một triệu, sau đó phạm vithay đổi dự án được ước lượng lại là 2 triệu, nhưng thực tế có thể lên đến 4, hoặc 5 triệu,do phạm vi thay đổi đã phá vỡ kế hoạch và làm xáo trộn những gì đã hoàn tất. Thật sự phạmvi thay đổi chỉ thành tai họa khi chúng không được quản lý, theo vết và xác định một cáchđúng đắn.- Kỹ thuật: dùng những kỹ thuật không thích hợp với bài toán, hoặc những kỹ thuậtquá mới không có thời gian và kinh nghiệm để nắm rõ nó.- Lên kế hoạch tồi.- Thiếu kinh nghiệm quản lý.1.7. CÁC YẾU TỐ TỐI THIỂU ĐỂ DỰ ÁN THÀNH CÔNG.Một dự án được gọi là thành công khi tối thiểu nó phải thỏa 3 ràng buộc về:- Chi phí.- Thời gian và- Phạm vi.Tuy nhiên 3 ràng buộc trên chỉ là những độ đo thuộc kỹ thuật. Nó không phản ảnhđược mức độ hài lòng của khách hàng. Khi yêu cầu làm dự án, khách hàng hy vọng sẽ đạt14được một số ích lợi như mức tồn kho thấp hơn, giảm nhân công, tăng doanh thu, v..v.. Dựán có thể kết thúc hoàn hảo: đúng thời hạn, dưới ngân sách và thỏa phạm vi yêu cầu, nhưngnếu khách hàng không giảm được mức tồn kho, nhân sự vẫn thế, và doanh thu gia tăng chỉđủ dể trang trãi chi phí của dự án thì coi như sự đầu tư của khách hàng vào dự án là lãng phí.1.8. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ DỰ ÁN.Dù môi trường dự án có thay đổi như thế nào, các kiến thức cơ sở trong quản trị vẫnnhư nhau bất kể đó là dự án thuộc lãnh vực công nghệ thông tin hay các lãnh vực khác. Vídụ, quản trị một dự án tiếp thị cũng cần các kĩ năng cơ sở như là quản trị một dự án phầnmềm.Lĩnh vực X1Kiến thứcQLDA cơ sởLĩnh vực X2Lĩnh vực XiKiến thức của các lãnh vực Xi có thể là rất nhiều hoặc ít hoặc không cần gì cả, là phụthuộc vào độ lớn, độ phức tạp của bài toán; và tùy thuộc vào yêu cầu về chất lượng của kháchhàng.- Định nghĩa quản trị dự án: Quản trị dự án là ứng dụng tri thức + Kỹ năng + Công cụ+ Kỹ thuật vào dự án để đạt được mục tiêu.151.8.1.Tri thức.1.8.1.1. Tri thức cơ bản:Giúp trưởng dự án xác định được mục tiêu của dự án:- Quản lý yêu cầu: Thu thập, phân lọai và phê duyệt các yêu cầu.- Quản lý lịch biểu: Ước lượng thời gian thực hiện, tài nguyên cho từng công việc saocho dự án hòan tất đúng hạn.- Quản lý Chi phí: Chi tiêu hơp lý, không vượt ngân sách.- Quản lý chất lượng: Bảo đảm các mô tả về sản phẩm là đúng, đầy đủ so với các yêucầu.1.8.1.2. Các tri thức tiện ích:Giúp trưởng dự án hòan thành mục tiêu đề ra.- Quản lý nhân lực: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.- Quản lý giao tiếp: Phát sinh, thu thập, phổ biến, lưu trữ các thông tin.- Quản lý rủi ro: Nắm bắt và xử lý rủi ro tiềm ẩn.- Quản lý Thu mua: Xin / mua / mượn /thuê các sản phẩm/dịch vụ cần thiết cho dự án.1.8.2. Công cụ:Các tri thức trên nếu nếu áp dụng vào dự án theo cách thủ công, không dùng công cụhổ trợ thì trưởng dự án sẽ làm việc rất cực mà kết quả công việc cũng không chính xác dotính phức tạp và hay thay đổi của dự án. Do đó, với từng lãnh vực người ta thường dùng cáccông cụ hổ trợ điển hình như sau:- Quản lý yêu cầu: RequisitePro,…- Quản lý lịch biểu MS Project, Planer, Open Plan..- Quản lý Chi phí: MS Project, Planer, Gantt chart, Costar…- ….1.8.3. Kỹ năng1.8.4. Kỹ thuật16Có thể xem quản trị dự án như một mái vòm kiến trúc có 9 cột [8 tri thức + kỹ năng].Đặc biệt, chỉ cần một cây cột bị gãy thì khả năng sụp đổ [dự án thất bại] của mái vòm rất cao!.Nói một cách hình tượng hơn, quản trị dự án có thể được ví như ta điều khiển một conngựa chứng [dự án] đi từ Sai Gòn đến Chợ Lớn. Con ngựa có thể hất người cỡi [trưởng dựán] rớt xuống đất [dự án thất bại] bất cứ lúc nào! Ngoài ra, trên con đường đi Sai gòn - Chợlớn, người cỡi ngựa sẽ có thể gặp vô số rủi ro: lọt ổ gà, kẹt xe, ngựa sút móng, mưa lụt, trấnlột,17Chương 2.QUẢN LÝ CON NGƯỜI VÀ KỸ NĂNGThời gian: 06g [LT: 02g; TH: 04g]Mục đích:Sau khi học xong phần này người học có khả năng:- Trình bày được tầm quan trọng của việc quản lý nguồn nhân lực cho các dự án CNTT,qui trình quản lý nguồn nhân lực;- Xác định, xây dựng được các kỹ năng cần thiết trong từng công việc quản lý dự án;- Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo.Nội Dung:2.1. NHỮNG NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN .Stakeholder: [từ này thường không dịch ra tiếng Việt] những người có liên quan hay bịảnh hưởng đến các công việc của dự án:- Người bảo trợ [Sponsor]: Người/nhóm chịu trách nhiệm về mặt tổ chức.- Client: người/nhóm trả tiền cho sự phát triển [development ]- Users:người/nhóm sử dụng sản phẩm cuối.- Customers: người/nhóm trả tiền mua sản phẩm.- Project team, Developer[s]: nhóm phát triển dự án.- Phòng tiếp thị [Marketing Department].- Chuyên gia kỹ thuật [Technical Expert]: người/nhóm có kinh nghiệm chuyên môn liênquan đến các yêu cầu phi chức năng của sản phẩm [ví dụ: máy móc, pháp lý, môi trường vậnhành,..]- Nhà cung cấp [Suppliers]: công ty thứ ba cung cấp các thiết bị, dịch vụ cho dự án.Nhiệm vụ của trưởng dự án là có quan hệ tốt với stakeholder, hiểu đúng và đáp ứngđúng các mong đợi của họ.2.2. CÁC KỸ NĂNG CỦA TRƯỞNG DỰ ÁN.2.2.1. Các kỹ năng cứng2.2.1.1. Kiến thức 9 lãnh vực trên2.2.1.2. Kiến thức quản lý chung182.2.1.3. Kiến thức về lĩnh vực mà dự án đang áp dụng.2.2.1.4. Kiến thức về tài chính kế toán.2.2.1.5. Kiến thức viễn thông, phần cứng, phần mềm.2.2.1.6. Khả năng lên kế hoạch và các chiến lược.2.2.1.7. Kiến thức luật pháp, phong tục, tập quán.2.2.2. Các kỹ năng mềm2.2.2.1. Tầm nhìn rộng.2.2.2.2. Óc quan sát.2.2.2.3. Quản lý được chính mình2.2.2.4. Khả năng lãnh đạo [# quản lý]2.2.2.5. Khả năng giao tiếp, dàn xếp.2.2.2.6. Lắng nghe:2.2.2.7. Trình bày, đánh giá:2.2.2.9. Khả năng vận động.2.2.2.10. Khả năng quản lý con người.2.2.2.11. Tháo vác, năng động.Càng ngày trưởng dự án càng làm nhiều công việc hơn như lên kế hoạch, tổ chức, điềuchỉnh kế hoạch, dự thảo ngân sách, điều phối công việc và nhân sự,.v.v... những hoạt độngnày rất quan trọng và không chỉ phải được thực hiện tốt, mà trưởng dự án còn phải có đầu ócphân tích logic chứ không chỉ đơn giản áp dụng những suy nghĩ ngay vào trong tiến trình;phải có một tầm nhìn xa để có thể xác định được những bước đi trong tương lai của dự án.Một trong những khả năng đặc biệt là trưởng dự án phải hiểu biết phong tục, tập quán..v..v… Tại sao? Vì nhân sự trong một nhóm có thể đến từ nhiều miền khác nhau trên ViệtNam, thậm chí trên thế giới; mỗi người có một nền văn hóa khác nhau, tập quán khác nhau,chưa kể thói quen, sở thích khác nhau,..v…v... do đó trưởng dự án phải nắm được những sự19

Video liên quan

Chủ Đề