Trình bày phương pháp hóa học để Phân biết 3 dung dịch NaOH, Ba(OH)2 h 2 số 4

Câu hỏi:Để phân biệthai dung dịch NaOH và Ba[OH]2đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

A.Quỳ tím B.HCl

C.NaCl D.H2SO4

Trả lời:

Đáp án: D. H2SO­4

Giải thích: Để phân biệt NaOH và Ba[OH]2 ta dùng dung dịch H2SO­4

NaOH không có hiện tượng gì còn Ba[OH]2 tạo kết tủa trắng

Ba[OH]2 + H2SO4à BaSO4 + 2H2O

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Natri hydroxit để giải đáp rõ ơn cho câu hỏi trên nhé!

NaOH là gì?

NaOHcó tên gọi hóa học làNatri hiroxithayHidroxit Natri[Natri hydroxidehayHydroxide natri]là một hợp chất vô cơ của Natri. Natri hidroxit tạo thành dung dịch bazo mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Hợp chất được liên kết giữa Na+ và OH- có tính kiềm. Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da, vì thế NaOH hay thường được gọi với cái tên xút, xút ăn da.

Natri hydroxide tinh khiết là chất rắn không màu ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxide rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó hòa tan mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn. Nó cũng hòa tan trong etanol, metanol, ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.

NaOH còn là một trong cáchóa chất xử lý nước hồ bơihiệu quả cao, sản phẩm có tên là Caustic Soda Flakes [99% NaOH].

Tính chất vật lý của Natri hiđroxit

Cùng tìm hiểu qua về tính chất vật lý để hiểu rõ hơn về hóa chất phổ biến này nhé. Natri hydroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy, hạt hoặc dung dịch bão hòa 50%.

+ Là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh

+ Tan nhiều trong nước, tỏa nhiệt nhiều.

+ Khối lượng riêng: 2,1 g/cm³, rắn

+ Điểm nóng chảy: 318°C [591K; 604°F]

+ Điểm sôi: 1.390°C [1.660K; 2.530°F]

+ Độ hòa tan trong nước: 111 g/100 mL [20℃]

+ Độ bazơ [pKb]: -2,43

Tính chất hóa học NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd+HCldd→NaCldd+ H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2 NaOH + SO2→Na2SO3+ H2O

NaOH + SO2→NaHSO3

Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:

Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới [điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi]:

2 NaOH + CuCl2→2NaCl + Cu[OH]2↓

Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→2NaAlO2+ 3H2↑

2NaOH + Zn →Na2ZnO2+ H2↑

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH +Al[OH]3→NaAl[OH]4

2NaOH +Al2O3→ 2NaAlO2+ H2O

Phương pháp sản xuất Natri hydroxit

Phương pháp sản xuất NaOH phổ biến nhất đó là sử dụng phản ứng điện phân dung dịch NaCl. Trong quá trình này dung dịch muối [NaCl] được điện phân thành clo nguyên tố [trong buồng anot], dung dịch natri hydroxide, và hydro nguyên tố [trong buồng catot].Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo.

Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là:

2Na++ 2H2O + 2e−→ H2↑ + 2NaOH

Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2↑ +Cl2↑

Ứng dụng của NaOH [natri hydroxit] trong đời sống

1. NaOH có vai trò quan trọng trong xử lý nước bể bơi

Như ta đã biết nồng độ pH chiếm chỗ đứng cực kỳ quan trọng trong mọi bể bơi do đó việc điều chỉnh nồng độ sao cho về mức an toàn 7,2-7,6 là vô cùng cần thiết.NaOHlà một chất có tính kiềm mạnh trái ngược hoàn toàn với hóa chất HCl [làm giảm pH] thì chức năng chủ yếu củaHidroxit Natrilàm tăng nồng độ pH trong nước.

Do đó, khi kiểm tra nước bể bơi thấy pH dd trong suốt, làm xanh quỳ tím.

  • [ZnO; Al2O3] vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.
  • CuO tan trong dung dịch axit tạo thành đung dịch có màu xanh đặc trưng.
  • P2O5 cho tác dụng với nước --> dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ.
  • MnO2 cho tác dụng với dd HCl đặc có khí màu vàng xuất hiện.
  • SiO2 không tan trong nước, nhưng tan trong dd NaOH hoặc dd HF.
  • IV. Bài tập vận dụng liên quan

    Câu 1: Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Cho nước vào từng ống nghiệm đã đựng sẵn mẫu thử

    Mẫu thử nào tan trong nước là K2O và CaO

    K2O + H2O → 2KOH

    CaO + H2O → Ca[OH]2

    Mẫu thử không tan là Al2O3 và MgO

    Sục khí CO2 vào mẫu thử đã tan trong nước, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là CaCO3, chất ban đầu là CaO

    CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3 + H2O

    Mẫu thử không có kết tủa => chất ban đầu là K2O

    Cho NaOH dư vào 2 chất rắn không tan trong nước

    Chất nào tan ra => chất rắn ban đầu là Al2O3

    Al2O3 + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2

    Chất rắn còn lại không tan là MgO

    Câu 2: Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong các lọ đựng từng chất sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    TH1: Nếu H2SO4 đặc:

    Thì Cu tác dụng với HNO3, H2SO4 [Nhóm 1]

    Không tác dụng HCl, H3PO4 [Nhóm 2]

    Ta dùng muối Ba[NO3]2

    Cho vào nhóm 1 có kết tủa BaSO4 nhận biết được H2SO4, còn HNO3 không có hiện tượng đặc biệt

    Ba[NO3]2 + H2SO4 → BaSO4 + NO2 + H2O

    Cho vào nhóm 2: có kết tủa Ba3[PO4]2. nhận biết H3PO4.

    còn HCl không có hiện tượng gì đặc biệt:

    Phương trình: H3PO4 + Ba[NO3]2 → Ba3[PO4]2 + NO2 + H2O

    TH2: Nếu H2SO4 loãng:

    Nhóm 1: không tác dụng với Cu: HCl, H3PO4, H2SO4

    Nhóm 2: HNO3 tác dụng tạo khí → nhận biết được HNO3

    Cũng dùng Ba[NO3]2

    Cho vào nhóm 1

    Có kết tủa Ba3[PO4]2 và BaSO4

    Không có hiện tượng đặc biệt là HCl → nhận biết được HCl

    Còn hai kết tủa, ta dùngHCl vừa nhận ra cho vào hai kết tủa, kết tủa nào tan là Ba3[PO4]2 → Nhận biết được H3PO4, còn kết tủa nào không tan là BaSO4 → nhận biết được H2SO4

    Câu 3: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối [không trùng kim loại cũng như gốc axit] là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb.

    a] Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?

    b] Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    a] Ta có các ống nghiệm sau: K2CO3, Pb[NO3]2, MgSO4, BaCl2.

    Giải thích. Lọ K2CO3 là phải có vì gốc CO3 2- kết hợp với các gốc kim loại Ba, Mg, Pb đều tạo kết tủa không tạo dung dịch.

    b] Phân biệt:

    Cho HCl vào 4 dung dịch: K2CO3, Pb[NO3]2, MgSO4, BaCl2.

    →Tạo khí: K2CO3

    K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑

    Không hiện tượng: Pb[NO3]2, MgSO4, BaCl2: Nhóm A

    Cho dd NaCl vào nhóm A:

    + Tạo kết tủa: Pb[NO3]2:

    2NaCl + Pb[NO3]2 → PbCl2↓ + 2NaNO3

    + Không hiện tượng: MgSO4, BaCl2: Nhóm B

    Cho tiếp dd Na2SO4 vào nhóm B:

    → Tạo kết tủa: BaCl2:

    Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

    → Không hiện tượng: MgSO4.

    Câu 4: Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali [KCl], đạm 2 lá [NH4NO3], và

    supephotphat kép Ca[H2PO4]2.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    Dùng dung dịch Ca[OH]2 làm thuốc thử để nhận biết.

    Cho dung dịch Ca[OH]2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:

    Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3

    2NH4NO3 + Ca[OH]2

    Ca[NO3]2 + 2NH3↑ + H2O

    Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca[H2PO4]2

    2Ca[OH]2 + Ca[H2PO4]2 → Ca3[PO4]2↓ + H2O

    Không có hiện tượng gì là KCl.

    Câu 5: Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg[NO3]2, Fe[NO3]2, Cu[NO3]2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    Dùng Ba[OH]2 vào các dd:

    Không xuất hiện dấu hiệu là NaNO3

    Xuất hiện kết tủa là trắng là gồm

    Mg[NO3]2 + Ba[OH]2 → Ba[NO3]2 + Mg[OH]2

    MgSO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 + Mg[OH]2

    Xuất hiện kết tủa trắng có lẩn màu xanh là gồm:

    Fe[NO3]2 + Ba[OH]2 → Ba[NO3]2 + Fe[OH]2

    FeSO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 + Fe[OH]2

    Xuất hiện kết tủa xanh gồm:

    Cu[NO3]2 + Ba[OH]2 → Ba[NO3]2 + Cu[OH]2

    CuSO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 + Cu[OH]2

    Lọc lấy các kết tủa mỗi phần hòa tan vào dd HCl

    Cho dd HCl dư vào hai kết tủa trắng

    Kết tủa tan hết trong dd HCl thì dd ban đầu là Mg[NO3]2

    do phản ứng Mg[OH]2 +2HCl → MgCl2 + H2O

    Kết tủa tan một phần còn một phần không tan do BaSO4] là MgSO4

    Tương tự muối Fe và Cu

    Câu 6: Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    Đem đốt mẫu thử 4 chất rắn:

    Ngọn lửa chuyển màu vàng tươi: NaNO3 và NaCl

    Ngọn lửa chuyển màu tím đỏ: KNO3 và KCl

    Dùng dung dịch AgNO3:

    tạo kết tủa trắng → NaCl và KCl

    NaCl [dd] + AgNO3 [dd] → NaNO3 [dd] + AgCl [r]

    KCl [dd] + AgNO3 [dd] → KNO3 [dd] + AgCl [r]

    còn lại → NaNO3 và KNO3

    Câu 7: Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí

    Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4 loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt [gần như trong suốt và có khí]; FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.

    Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên.

    Câu 8: Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.

    Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.

    Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba[OH]2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.

    + Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.

    => kim loại ban đầu là Fe.

    FeSO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 + Fe[OH]2

    4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O → 4Fe[OH]3

    + Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2[SO4]3 => kim loại ban đầu là Al.

    Al2[SO4]3 + 3Ba[OH]2 → 3BaSO4 + 2Al[OH]3

    2Al[OH]3 + Ba[OH]2 → Ba[Al[OH]4]2

    Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg

    MgSO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 + Mg[OH]2

    + Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg.

    MgSO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 + Mg[OH]2

    Câu 9: Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.

    B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả

    BaCO3 + CO2 + H2O → Ba[HCO3]2

    B3:Cho Ba[HCO3]2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na

    Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl

    Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4

    Na2CO3 + Ba[HCO3]2 → NaHCO3 + BaCO3

    Na2SO4 + Ba[HCO3]2 → NaHCO3 + BaSO4

    B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3

    Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3

    Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả

    BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba[HCO3]2

    Câu 10: Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây. KHCO3, NaHSO4, Mg[HCO3]2 , Na2CO3, Ba[HCO3]2.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    KHCO3NaHSO4Mg[HCO3]2Na2CO3Ba[HCO3]2
    KHCO3xKhí không màuxxx
    NaHSO4Khí không màuxKhí không màuKhí không màuKhí không màu
    Mg[HCO3]2xKhí không màuxxkết tủa trắng
    Na2CO3xKhí không màuxxkết tủa trắng
    Ba[HCO3]2xKhí không màukết tủa trắngkết tủa trắngx

    Trộn lần lượt các hoá chất theo cặp, lập bảng như hình. Suy ra:

    KHCO3 1 lần tạo khí không màu.

    NaHSO4 4 lần tạo khí không màu.

    Na2CO3 1 lần tạo khí không màu, 2 lần tạo kết tủa trắng.

    Còn lại 1 lần khí và 1 lần kết tủa trắng.

    Cô cạn hai dung dịch còn lại rồi nung hoàn toàn. Hai chất rắn sau phản ứng cho vào dd Na2CO3. CaO tan tạo kết tủa, chất ban đầu là Ca[HCO3]2. Còn lại là Mg[HCO3]2.

    Ca[HCO3]2 CaCO3 + CO2 + H2O

    Mg[HCO3]2 MgCO3 + CO2 + H2O

    CaCO3 CaO + CO2

    MgCO3 MgO + CO2

    CaO + H2O → Ca[OH]2

    Ca[OH]2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH

    Câu 11.Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    • Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết Na2O tan tạo dung dịch trong suốt; CaO tan tạo dung dịch đục.

    Na2O + H2O → 2NaOH

    CaO + H2O → Ca[OH]2

    • Dùng dung dịch HCl đặc để nhận biết các mẫu thử còn lại

    Ag2O + 2HCl → 2AgCl ↓ trắng + H2O

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O [dung dịch không màu]

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O [dd màu vàng nhạt]

    CuO + 2HCl → CuCl2 + 2H2O [dung dịch màu xanh]

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 vàng nhạt + 2H2O

    Câu 12. Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, [NH4]2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl.

    Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

    Dùng dung dịch Ba[OH]2 để nhận biết:

    Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl

    Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là [NH4]2SO4

    Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3

    Có kết tủa màu xanh là CuCl2

    Không có phản ứng là NaCl

    Ba[OH]2 + 2NH4Cl →BaCl2 + 2NH3 + 2H2O

    Ba[OH]2 + [NH4]2SO4 →BaSO4 ↓ + 2NH3 + 2H2O

    3Ba[OH]2 + 2FeCl3 → 2Fe[OH]3 + 3BaCl2

    Ba[OH]2 + CuCl2 → Cu[OH]2 ↓ + BaCl2

    V. Bài tập tự luận vận dụng tự luyện

    Câu 1. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau:

    a] HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

    b] HCl, H2SO4 NaCl, Na2CO3

    c] NaOH, BaCl2, Ba[OH]2, NaCl

    d] Na2SO4, K2CO3, BaCl2, AgNO3

    e] KNO3, Cu[NO3]2, AgNO3, Fe[NO3]3

    Câu 2.Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học.

    a] Na2CO3, HCl, BaCl2

    b] HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2

    c] MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4

    Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Hãy phân biệt các dung dịch mà không dùng bất kỳ thuốc thử nào.

    Câu 4. Hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ bị mất nhãn mà không dùng thuốc thử nào: NaHCO3, HCl, Ba[HCO3]2, MgCl2, NaCl.

    Câu 5.Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau:

    a] BaO, MgO, CuO

    b] CuO, Al, MgO, Ag

    c] CaO, Na2O, MgO và P2O5

    d] Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO.

    e] P2O5, Na2CO3, NaCl, MgCO3

    f] NaOH, KNO3, CaCO3, MgO, P2O5, BaSO4

    Câu 6. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ
    bị mất nhãn sau mà không dùng thuốc thử nào:

    a] HCl, AgNO3, Na2CO3, CaCl2.

    b] HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3.

    Câu 7. Không dùng thuốc thử hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, H2SO4

    VI. Câu hỏi trắc nghiệm nhận biết

    Câu 1. Có 4 dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm hoá chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên

    A. Dung dich BaCl2.

    B. Dung dich phenolphtalein.

    C. Dung dich NaHCO3.

    D. Quy tím.

    Xem đáp án

    Đáp án A

    Câu 2.Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, NaNO3, NaOH.

    A. 3

    B. 2

    C. 4

    D. 6

    Xem đáp án

    Đáp án C

    Câu 3.Thuốc thử nào dưới đây nhận biết được 3 dung dịch riêng biệt Na2CO3, MgCl2 va Al[NO3]3 [chỉ dùng một lần thử với mỗi dung dịch]?

    A. dung dịch NaOH.

    B. dung dịch HCl

    C. dung dịch BaCl2.

    D. dung dịch H2SO4.

    Xem đáp án

    Đáp án A

    Câu 4.Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch [có cùng nồng độ] KCl, KBr, KI. Hai thuốc thử có thể dùng đề xác định dung dịch chứa trong mỗi lọ là:

    A. khí O2 và dung dịch NaOH.

    B. khí Cl2 và hồ tính bột.

    C. brom long và benzen.

    D. tính bột và brom lỏng.

    Xem đáp án

    Đáp án B

    .......................................

    Hóa học lớp 9: Nhận biết - Phân biệt các chất biên soạn là tài liệu hữu ích dành tặng các bạn học sinh đang theo học môn Hóa học. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất là nội dung chính đưa ra, bài viết được chia thành các mục rõ ràng, giúp các bạn hệ thống kiến thức dạng bài tập cách tốt nhất.

    VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Hóa học lớp 9: Nhận biết - Phân biệt các chấttới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

    Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề