Trình bày suy nghĩ về giá trị của sự kiên định

Viết đoạn văn về lòng kiên trì

Viết đoạn văn về lòng kiên trì mang đến cho các bạn 8 đoạn văn mẫu siêu hay. Qua đoạn văn viết về lòng kiên trì giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi ngôn ngữ từ đó rèn kỹ năng viết văn nghị luận ngày một tốt hơn.

Lòng kiên nhẫn là một đức tính đáng quý và đáng có của con người vì thế cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Mỗi chúng ta nên giữ gìn và phát huy đức tính này, tạo dựng cho mình một đức tính cho bản thân mình. Vậy sau đây là 8 đoạn văn nghị luận về tính kiên trì, nhẫn nại mời các bạn cùng đón đọc.

Viết đoạn văn 200 chữ về lòng kiên nhẫn hay nhất

Trên con đường chinh phục bản thân, hoàn thiện nhân cách, mỗi chúng ta cần phải trang bị cho mình rất nhiều đức tính tốt. Lòng kiên trì chính là một trong những đức tính vô cùng quan trọng của mỗi con người chúng ta. Lòng kiên trì được hiểu là sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, không bị khuất phục trước khó khăn, dù thế nào vẫn cố gắng vượt qua thử thách. Một con người có đức tính kiên nhẫn sẽ rất gặp nhiều cơ hội đến với thành công hơn. Vì sao lại nói vậy? Bởi nếu một con người mà có lòng kiên nhẫn, họ sẽ kiên trì thực hiện những yêu cầu mình đã đặt ra, gắn bó với nó. Dù có gặp khó khăn, họ vẫn tiếp tục tìm cách, nhẫn nại tìm các biện pháp khắc phục, và dù con đường nó có dài có gian nan, họ vẫn tiếp tục bước tiếp. Với một người có lòng kiên nhẫn, ta có thể dễ dàng nhận ra, bởi người đó có tâm thế ổn định, không hay bị kích động, nhụt chí trước khó khăn. Nếu mỗi cá nhân có trong mình lòng kiên nhẫn thì họ sẽ gặp nhiều may mắn nhờ vào thành quả lao động của mình. Lòng kiên nhẫn giúp con người ta tiến tới hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách, nó giúp con người vượt qua khó khăn. Có rất nhiều tấm gương cho đức tính này, chắc hẳn ai cũng biết đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - một người thầy đã bị cụt cả hai tay, vậy mà thầy vẫn viết được chữ nhờ đức tính kiên trì nhẫn nại, luyện tập hằng ngày và trở thành một nhà giáo ưu tú. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi cá nhân chúng ta cần hiểu rõ về bản thân, rèn luyện cho mình những đức tính thật tốt. Luôn nỗ lực, học tập chăm chỉ, theo đuổi đam mê, và lòng kiên nhẫn chính là một chiếc khóa mở cửa thành công trên đường đời của mình.

Viết đoạn văn 200 chữ về lòng kiên nhẫn - Mẫu 2

“Có công mài sắt, có ngày nên kim” – câu ca dao nói về tính kiên trì được bao đời con cháu Việt Nam lưu truyền đến ngày hôm nay. Nó ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu xa mà cha ông ngày xưa muốn nói với chúng ta. Thế kiên trì là gì? Kiên trì là những kỹ năng và thái độ sống của con người để theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra trong cuộc sống. Đó chính là sự nỗ lực hết mình, cố gắng không ngừng, luôn vững vàng, không bỏ cuộc dù có gặp phải những gian nan, thử thách, thậm chí là những thất bại cũng không buông bỏ và quyết tâm làm đến cùng. Nó giúp cho con người rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác , là chìa khóa dẫn đến cánh cửa thành công. Nó có vai trò rất to lớn trong cuộc sống xã hội loài người, nếu không có sự kiên trì. Thomas Edison, Hồ Chí Minh, Trương Vĩnh Ký và vô vàn các bậc hiền tài của Thế Giới xưa và nay chắc hẳn không làm nên được thành tựu như ngày hôm nay. Nó có một ý nghĩa, lợi ích to lớn như thế nhưng trong cuộc sống hiện nay , rất rất nhiều đam mê, ước mơ tài năng bị dập tắt do không kiên trì được tới cùng . Con người nên thay đổi cách sống để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội ngày nay !

Viết đoạn văn 200 chữ về lòng kiên nhẫn - Mẫu 3

Lòng kiên nhẫn là phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Kiên nhẫn có nghĩa là trạng thái thể hiện sự chịu đựng, cố gắng không ngừng, không vội vàng, hấp tấp, không dễ dàng bỏ cuộc. Những người kiên nhẫn thường sẽ điềm đạm, sâu sắc và sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Điều này đã được cha ông ta đúc kết trong những câu ca dao, tục ngữ như "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Kiến tha lâu cũng đầy tủ", "Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão". Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay từ nhỏ. Song cậu bé năm xưa đã vô cùng nhẫn nại khi không quản khó nhọc tập luyện viết bằng hai chân. Để rồi khi lớn lên, cậu bé ấy đã trở thành nhà giáo ưu tú bao người ngưỡng mộ. Nếu ta bồng bột, nông nổi, mọi sự rồi cũng "xôi hỏng bỏng không". Do đó, trước bất cứ vấn đề gì, chúng ta cũng cần suy nghĩ cẩn trọng và thực hiện nó một cách kiên trì, bền bỉ. Khi ta dễ dàng bỏ cuộc, thành công không bao giờ mỉm cười với chúng ta. Mỗi chúng ta hãy luôn nỗ lực học tập, rèn luyện thật chăm chỉ, lòng kiên nhẫn chính là sức mạnh đưa ta đến vùng trời ước mơ.

Viết đoạn văn nghị luận về lòng kiên trì - Mẫu 4

Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nản lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng. Ví dụ như Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí. Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người. Là học sinh chúng ta cần cố gắng nỗ lực, học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao. Hãy nhớ rằng: "Chúng ta chỉ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng".

Viết đoạn văn nghị luận về lòng kiên trì - Mẫu 5

Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày. Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Lòng kiên trì là một đức tính tốt, cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi. Nhờ vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê nên bạn đã thành công. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện.

Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về tính kiên trì - Mẫu 6

Lòng kiên trì là một đức tính vô cùng cần thiết, quý báu với con người. Nó hướng con người tới mục tiêu ban đầu mà mình đã đặt ra, khiến con người luôn nỗ lực bằng ý chí, của mình đi tới cùng công việc đang làm có như vậy con người chúng ta mới có thể gặt hái được thành công. Lòng kiên trì là gì? Nó chính là thái độ sống của chúng ta, trước một công việc nào đó mà chúng ta mơ ước theo đuổi. Lòng kiên trì được thể hiện bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cố gắng chăm chỉ dù trong quá trình thực hiện chúng ta có thể gặp những gian nan thử thách, nhiều sóng gió, dẫn chúng ta tới thất bại. Nhưng những người kiên trì sẽ không đầu hàng số phận sẽ cố gắng tới cùng để theo đuổi mục tiêu, ước mơ ban đầu của mình. Chỉ cần có lòng kiên trì và đi đúng hướng thì nhất định các bạn sẽ thành công.

Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về tính kiên trì - Mẫu 7

Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng. Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. Một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí là sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau. Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên trì. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.

Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về tính kiên trì - Mẫu 8

Liên tục kiên trì và liên tục bền bỉ là hai yếu tố giúp con người đạt được mọi thành công. Kiên trì là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không buông bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra. Người có lòng kiên trì luôn biết cố gắng phấn đấu, không ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành công. Kiên trì giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã. Kiên trì làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống. Đức tính kiên trì làm khởi sinh những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực. Trước khó khăn hay thất bại, người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai, bền bỉ. Người không có tính kiên trì thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc. Muốn rèn luyện đức tính kiên trì, trước hết, phải có một tình yêu đối với công việc, sống có trách nhiệm với bản thân và với người khác, không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách. Kiên trì nhưng không cố chấp, bảo thủ, biết sửa sai, biết dừng lại đúng lúc. Không phải khó khăn nào con người cũng chiến thắng, thất bại nào cũng được đền bù nhưng nếu biết hành động bằng một ý chí kiên định, một tinh thần quả cảm, nhất định chúng ta có thể gặt hái được thành công.

Cập nhật: 15/03/2022

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề