Trọng số của các loại hàng hóa và dịch vụ trong rổ hàng tính cpi được xác định như thế nào?

Chỉ số giá tiêu dùng là gì? – Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua về khái niệm chỉ số giá tiêu dùng. Đây là một trong những chỉ số quan trọng liên quan đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và sâu xa hơn, nó còn tác động đến tình hình kinh tế thế giới.

Vậy làm thế nào để tính được chỉ số giá tiêu dùng cũng như đánh giá được những ảnh hưởng của chỉ số này lên nền kinh tế?

Chỉ số giá tiêu dùng là gì?

Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng trong tiếng Anh được gọi là Consumer Price Index – viết tắt là CPI. CPI là một chỉ số thể hiện mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người mua điển hình. CPI còn chính là biểu hiện của sự thay đổi về giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng đơn vị %.

Hiện nay, chỉ số CPI được sử dụng để đo lường giá cả nhiều mặt hàng khác nhau trong các lĩnh vực như dịch vụ truyền thông, hàng hóa, thực phẩm, nhà ở, tiêu dùng, giáo dục, giải trí, phương tiện di chuyển và nhiều loại dịch vụ khác.

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số CPI hiện nay được dùng như một tiêu chí, một quy chuẩn biểu hiện một cách tương đối các mức độ biến động giá cả trên thị trường bán lẻ hàng hóa cũng như các dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người sử dụng.

Với những chuyên gia về kinh tế, chỉ số CPI chính là cơ sở để họ có thể theo dõi và đánh giá các sự thay đổi diễn ra trong chi phí sinh hoạt của người dân theo từng khoảng thời gian.

Điều đó có nghĩa là, khi giá cả trung bình của các loại hàng hóa, dịch vụ tăng thì chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng theo. Và trong trường hợp ngược lại, giá trị trung bình của dịch vụ, hàng hóa giảm thì chỉ số CPI cũng giảm.

Xem thêm: Quỹ mở là gì? 5 tiêu chí giúp bạn tìm ra Quỹ mở tốt

Vậy tại sao cần phải theo dõi chỉ số CPI? Vì sự biến động và thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng cũng là một trong những căn nguyên của tình trạng lạm phát hay giảm phát.

Lạm phát, giảm phát, từ lâu đã được biết đến là những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của một nền kinh tế. Trong trường hợp xấu nhất, tình trạng này còn có thể gây suy thoái trên toàn cầu và dẫn đến tình trạng thất nghiệp một cách phổ biến, và hậu quả tất yếu là những tệ nạn xã hội cũng diễn biến mạnh mẽ hơn.

Chính vì vậy, những chuyên viên kinh tế, những nhà kinh tế học của mỗi quốc gia đều phải theo dõi một cách thường xuyên và sâu sát chỉ số giá tiêu dùng để kịp thời đưa ra các đề xuất, sửa đổi.

Làm thế nào để tính chỉ số?

Để tính được chỉ số CPI, trước tiên chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Cố định giỏ hàng: tức là trước tiên, cần xác định được đâu là sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu và thiết yếu với người dùng. Thông qua việc khảo sát thực tế cũng như nghiên cứu về thị trường, có thể biết được đâu là danh mục sản phẩm mà người dân thường xuyên chi trả nhất.

Xác định giá cả: Khi đã cố định giỏ hàng và biết được đâu là sản phẩm thiết yếu, cần xác định giá cả của hàng hóa đó trong một khoảng thời gian cố định. Có thể thực hiện các thống kê để xác định được mức giá này.

Tính toán chi phí cần có để mua giỏ hàng/dịch vụ: Bằng công thức: số lượng hàng hóa x giá cả của từng loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại, ta đã có thể tính được chi phí cần có để mua sản phẩm.

CPI của từng năm theo công thức: [chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở] x 100.

Tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ:

Ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

Khi theo dõi chỉ số CPI, sẽ dễ dàng xác định được rằng, khi chỉ số này giảm nghĩa là giá trị của giỏ hàng hóa cố định mà người dân sử dụng nhiều nhất đang giảm. Lúc này, theo lý thuyết có thể hiểu rằng nếu thu nhập của người dân không có sự thay đổi theo thời gian thì người dân sẽ có nhiều cơ hội hơn để cải thiện và nâng cao mức sống của mình.

Trong tình huống ngược lại, khi chỉ số giá tiêu dùng cao cũng có nghĩa rằng giá các sản phẩm đang có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra không ít khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân.

Đồng nghĩa với việc người dân sẽ phải bỏ ra số tiền lớn hơn để mua sắm các nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của mình, trong khi đó, mức lương vẫn chưa được cải thiện.

Vậy chỉ số có phản ánh được toàn bộ cốt lõi của vấn đề trong nền kinh tế hay không?

Thực tế thì không có một cơ sở dữ liệu nào là hoàn hảo và chỉ số CPI cũng thế. Chỉ số CPI hiện nay chỉ áp dụng trên nhu cầu chi tiêu cho một giỏ hàng cố định của những người dân đang sinh sống trong khu vực thành thị, vì thế nó không có giá trị đại diện cho toàn bộ các nhóm dân cư trong cả nước.

Vì vậy nên đôi khi, không thể xem đây là một chỉ số khách quan, thể hiện đời sống chung của tất cả người dân, và sẽ không thể hiện được vấn đề chung cho toàn bộ kinh tế một quốc gia.

Ngoài ra, chỉ số CPI hiện nay chỉ tập trung vào nhu cầu mua sắm của một nhóm các cá nhân, trong khi đó mỗi người lại có nhu cầu mua sắm hoàn toàn khác nhau nên sẽ xuất hiện khá nhiều hạn chế. Và giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng giảm như thế nào cũng còn do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh nhưng chỉ số CPI lại chưa thật sự đề cập đến những tác động này.

Những hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng là có nhưng không đồng nghĩa với việc chỉ số CPI không có giá trị. Đây vẫn là một trong những chỉ số luôn nằm trong sự quan tâm và tính toán của các nhà kinh tế học.

Có thể thấy, nếu chúng ta vận dụng chỉ số một cách hợp lí cùng với những kiến thức kinh tế khác chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển chính sách kinh tế chung của quốc gia.

Xem thêm:

CPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Consumer Price Index, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Đây là chỉ số dùng để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng mua.

Hiểu một cách khác, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số phản ánh về mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm [%]. Chỉ số CPI chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá, thường gọi là lạm phát.

CPI là chỉ số giá tiêu dùng

Ví dụ: Mức giá của các giỏ hàng và dịch vụ gồm: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước... CPI sẽ đo lường mức giá trung bình của các mặt hàng tiêu dùng này mà người tiêu dùng chi trả trong một khoảng thời gian xác định.

Trong nền kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI sẽ đo lường chi phí trong các lĩnh vực sau đây:

  • Thực phẩm và đồ uống
  • Nhà ở    
  • Quần áo
  • Phương tiện vận chuyển
  • Giáo dục và truyền thông
  • Giải trí
  • Dịch vụ y tế
  • Hàng hóa và dịch vụ khác

Phương pháp tính chỉ số CPI 

Tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ được thực hiện thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Theo đó thông qua việc điều tra, các nhà nghiên cứu sẽ xác định những mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình sẽ mua.

Bước 2: Xác định giá cả

Bước này sẽ thực hiện việc thống kê giá cả của các mặt hàng, dịch vụ trong giỏ hàng hóa cố định tại mỗi thời điểm.

Bước 3: Tính toán chi phí để mua giỏ hàng hóa, dịch vụ

Việc tính toán này được thực hiện bằng cách lấy giá cả nhân với số lượng mỗi mặt hàng, dịch vụ rồi cộng kết quả lại.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Công thức tính được áp dụng như sau:

CPIt = [Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở] x 100

Lưu ý: Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng từ 5 - 7 năm [tùy vào từng nước cụ thể].

Bước 5: Tính chỉ số lạm phát

Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát CPI của một thời kỳ, chúng ta áp dụng công thức:

Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T = 100% x [CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1] / CPI thời kỳ T-1

Ví dụ: Một giỏ hàng hóa gồm trứng vịt lộn và  trứng gà.

Chọn năm 2019 làm năm cơ sở. Mức giá của giỏ hàng hóa như sau:

  • Trứng gà : 1000 VNĐ/quả
  • Trứng vịt lộn: 2000 VNĐ/quả

Hiện tại là năm 2021, giá bán giỏ hàng này như sau:

  • Trứng gà: 1500 VNĐ/quả
  • Trứng vịt lộn: 3000 VNĐ/quả

Nếu bạn mua 100 quả trứng vịt lộn và 50 quả trứng gà thì CPI của giỏ hàng hóa này sẽ được tính như sau: CPI = [[50 x 1500 + 100 x 3000] / [50 x 1000 + 100 x 2000]] x 100 = 150

Các vấn đề đặt ra khi tính chỉ số CPI

Khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI vì phương pháp tính toán là cố định giỏ hàng hóa cho nên chúng ta sẽ gặp phải 3 vấn đề sau đây:

  • Chỉ số CPI có khả năng sẽ phản ánh cao hơn thực tế: Khi một mặt hàng hay dịch vụ được chọn trong giỏ hàng hóa cố định tăng nhanh hơn các mặt hàng khác, người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng sản phẩm đó hơn và chuyển sang sử dụng một mặt hàng khác có giá hợp lý hơn. Chính yếu tố này sẽ làm cho chỉ số CPI đã được đánh giá cao hơn thực tế mức giá.
  • Chỉ số CPI không thể hiện được sự xuất hiện của những mặt hàng mới trên thị trường: Chỉ số CPI chỉ sử dụng giỏ hàng hoá cố định, trong khi nếu đang có mặt hàng hóa mới xuất hiện thì một đơn vị về tiền tệ có thể mua được các loại sản phẩm đa dạng hơn. Lúc này chỉ số CPI không phản ánh được về sự gia tăng sức mua hàng này của đồng tiền vì thế nó sẽ đánh giá về mức giá thành cao hơn thực tế.
  • Chỉ số CPI cũng không thể hiện được sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa: Theo đó, nếu chất lượng của hàng hóa tăng, chất lượng cũng tăng tương ứng hoặc tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

Ý nghĩa của chỉ số CPI trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế, chỉ số CPI có ý nghĩa quan trọng, thể hiện rõ qua các ý sau:

  • CPI là một chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Đấy là lý do CPI được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số CPI tăng thì việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.
  • Sự biến động của chỉ số CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát, từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế. Một khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. 
  • Chỉ số CPI có vai trò cơ bản và quan trọng nhất chính là thước đo của lạm phát. Bởi vậy mà CPI được sử dụng phổ biến nhất với vai trò này. 
  • CPI cung cấp những thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế quốc gia đối với chính phủ và cũng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, lao động và các nhà đầu tư về những sự thay đổi giá cả. Từ đó các đối tượng này có những hoạch định cụ thể cũng như các quyết định kinh tế phù hợp.
  • CPI góp phần vào sự điều chỉnh các thành phần trong nền kinh tế đất nước. Thông qua các nghiên cứu về chỉ số giá tiêu dùng, chính phủ một quốc gia sẽ có các chính sách điều chỉ giá cả, từ đó phòng tránh lạm phát xảy ra.
  • CPI là công cụ để điều chỉnh giá trị đồng đô la Mỹ. Đô la Mỹ là đồng tiền được lưu thông tại nhiều nước trên thế giới. Giá trị của đồng đô la tăng hay giảm sẽ quyết định trực tiếp đến giá trị và sản phẩm của rất nhiều quốc gia đặc biệt là các sản phẩm xuất nhập khẩu. Việc tăng, giảm giá trị của đồng đô la sẽ được ổn định nhờ chỉ số CPI của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Theo đó, khi giá đô la tăng, sức mua của đồng đô la sẽ giảm gì giá trị sản phẩm đã tăng lên so với lúc cơ sở. 
  • Chỉ số CPI giúp điều chỉnh chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng sẽ được sử dụng để điều chỉnh mức lương bằng việc nghiên cứu về chi phí sinh hoạt mà người lao động bỏ ra. Thậm chí các nguồn lợi được hưởng từ an sinh xã hội cũng sẽ được xem xét qua chỉ số CPI nhằm mục đích ngăn chặn tự do lạm phát trong thuế xuất.

Chỉ số CPI có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng CPI vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:

  • Chỉ số CPI không áp dụng cho tất cả các nhóm dân cư. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng chung của một nước không thể phản ánh chi tiết chỉ số giá tiêu dùng của thành thị so với nông thôn.
  • Chỉ số CPI không đưa ra được những ước tính chính thức cho một số bộ phận nhỏ trong dân cư
  • Chỉ số CPI không đo lường được các khía cạnh ảnh hưởng đến mức sống dù nó đo lường cho chi phí sinh hoạt có điều kiện
  • Chỉ số CPI không xác định các yếu tố về xã hội và môi trường.
  • Chỉ số CPI giữa hai khu vực chênh lệch nhau không phải lúc nào cũng phản ánh giá cả của sản phẩm giữa hai khu vực đó. Tức là một khu vực có chỉ số giá tiêu dùng cao không có nghĩa là giá thành sản phẩm ở đó cao hơn các khu vực khác.

Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát

Như đã nói ở trên, chỉ số CPI được xem là một công cụ dùng để đo tỷ lệ lạm phát của mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó:

  • Sự biến động của chỉ số CPI sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tỷ lệ của sự lạm phát là tăng hay giảm. Lạm phát có tăng hay giảm cũng đều có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của mỗi quốc gia.
  • Khi giá cả tăng không thể kiểm soát được thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát khiến đồng tiền mất giá, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tác động của chỉ số CPI 

Chỉ số CPI tăng hay giảm đều có những tác động đối với nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể:

  • Khi chỉ số CPI tăng: Nếu chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng có nghĩa là giá cả của các loại mặt hàng tiêu dùng sẽ tăng. Điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Giá cả tăng khiến cuộc sống của họ có thể trở nên khó khăn và vất vả hơn. Từ đó khiến chi phí chi tiêu sinh hoạt tăng lên dù tiền lương, tiền công lao động vẫn không tăng.
  • Khi chỉ số CPI giảm: Nếu chỉ số CPI giảm có nghĩa là giá cả của các hàng hóa trong giỏ hàng tiêu chuẩn sẽ giảm. Lúc này chi phí cho hoạt động tiêu dùng sẽ giảm. Nếu giả thiết mức thu nhập của người lao động không đổi trong trường hợp này chi phí sinh hoạt của những đối tượng này cũng ổn định và mức sống của họ cũng sẽ nâng cao hơn.

Cập nhật chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam mới nhất

Việt Nam bắt đầu tính toán và sử dụng CPI để phản ánh mức độ tăng giá tiêu dùng chung từ năm 1998 [trước năm 1998 Việt Nam sử dụng chỉ số giá bán lẻ - RPI]. 

Từ thời điểm đó đến nay,  số lượng và quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa để tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi. Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. 

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu đề ra là dưới 4%. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam tăng 3,23%

Theo đánh giá, chỉ số CPI bình quân năm 2020 của Việt Nam tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân dưới đây:

  • Do giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước, điều này làm CPI chung tăng 0,17%. Trong đó đáng chú ý là giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng. 
  • Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước khiến CPI chung tăng 2,61%. Trong số này, giá thịt lợn tăng 57,23% làm CPI chung tăng 1,94%.
  • Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao
  • Do tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019.

Bên cạnh các nguyên nhân khiến CPI năm 2020 của Việt Nam tăng thì cúng có một số yếu tố kiềm chế độ độ tăng của chỉ số này như:

  • Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước
  • Do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm. Điều này làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm 2019.
  • Do giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm
  • Do dịch bệnh, chính phủ triển khai thực hiện các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn như gói hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng

Về giá vàng, theo thống kê chỉ số giá vàng trong nước tháng 12/2020 giảm 0,83% so với tháng trước và tăng 30,95% so với cùng kỳ năm 2019. Bình quân chỉ số vàng năm 2020 tăng 28,05% so với năm 2019.

Về chỉ số giá đồng đô la Mỹ tháng 12/2020 giảm 0,23% so với tháng trước và giảm 0,09% so với cùng kỳ năm 2019. Bình quân năm 2020 giảm 0,02% so với năm 2019. Theo đánh giá, trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn dồi dào đáp ứng hiệu quả nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. 

Về chỉ số lạm phát cơ bản của Việt Nam năm 2020, theo thống kê là 0,07% tháng 12/2020 so với tháng 11/2020. Bình quân lạm phát cơ bản năm 2020 là 2,31% so với năm 2019. 

Như vậy, nhìn chung chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2020 đang được kiểm soát tốt và đã đạt mục tiêu đề ra. Trước đó, đại diện Cục Quản lý giá cho biết, gần cuối năm công tác theo dõi cung cầu, ổn định giá cả cần tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đảm bảo ổn định cung cầu hàng hóa khi nhu cầu tăng cao dịp cuối năm.

Ngoài ra cần tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đặc biệt, với nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm, cần kiểm soát tốt dịch bệnh, tránh ảnh hưởng đến giá thịt lợn, kiểm soát xuất nhập khẩu trái phép lợn hơi qua biên giới. Đồng thời tăng cường kiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng sử dụng ngân sách để mua nhằm tiết kiệm ngân sách.

Trên đây là chi tiết các thông tin về chỉ số CPI - chỉ số giá tiêu dùng. Đây là một chỉ số trong kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động, sự phát triển của một nền kinh tế. Việc tính toán, phân tích chỉ số CPI sẽ đem đến hiệu quả tích cực cho các công ty, doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế đất nước nói chung. Đồng thời chỉ số CPI sẽ giúp người tiêu dùng sẽ có sự chuẩn bị trước những điều thay đổi về mức giá trong sinh hoạt.

Video liên quan

Chủ Đề