Trong võ thuật cổ truyền có bao nhiêu bộ căn bản công?





Đăng ký nhận thông tin về bài đăng

TÀI LIỆU

đăng 01:17, 14 thg 4, 2011 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 20:37, 19 thg 8, 2011 ]


đăng 06:27, 29 thg 7, 2010 bởi [ cập nhật 21:42, 10 thg 1, 2014 bởi Trí Lâm ]







đăng 07:14, 18 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm


VÕ ĐẠO

đăng 20:48, 13 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 21:06, 4 thg 10, 2012 ]





Võ đạo là cái đạo của người học võ, cái đạo của con người sống trong trời, đất, được thể hiện một cách sinh động qua bản sắc văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế-xã hội và cốt cách con nhà võ, cùng với quá trình giáo dục, tự giáo dục, tu tâm, dưỡng tính gắn với các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng ngay từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời.

Hơn thế nữa, võ đạo trong võ cổ truyền Bình Định được hun đúc qua bao đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được thể hiện khá rõ nét, cụ thể:

1. Truyền thống thượng võ, chống ngoại xâm

Mỗi con người chúng ta đều gắn liền với quê hương, xứ sở, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, xứ sở mình, và đều mang trong mình dòng máu của cha ông, của dân tộc.

Mỗi khi đất nước có họa ngoại xâm, thì mọi người già trẻ trai gái đều hăng hái tập luyện võ nghệ, sử dụng các loại binh khí, các miếng võ bí truyền và ai có súng dùng súng, ai không có súng thì gươm, giáo, mác, gậy, gộc, đồng lòng chung sức nhất tề đánh đuổi quân thù và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh đến hơi thở cuối cùng, nhưng khi quân thù bại trận thì dân ta rất mực khoan hồng, độ lượng, hành sự đúng mực trượng phu.

Truyền thống đó được hun đúc qua 4000 năm lịch sử đấu tranh oanh liệt, chống ngoại xâm, chống bất công, áp bức, cường quyền, cùng nhau chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết xây dựng cuộc sống và bảo tồn giống nòi Lạc Việt.

Từ đó, cho dù ở phương trời nào, chúng ta cũng nhớ về cội nguồn, tổ tiên, luôn tự hào về các bậc tiền nhân đã dày công dựng nước, giữ nước, đánh đuổi quân thù, thu phục giang sơn về một mối, trong đó có các võ quan, võ tướng, các võ sư, võ sĩ đã không tiếc máu xương vun đắp nên truyền thống võ hào hùng của dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

2. Truyền thống uống nước nhớ nguồn

Dân tộc ta có truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhắc lại chuyện xưa: khi Nguyển Ánh lên ngôi, đã hủy diệt toàn bộ thành quả của nhà Tây Sơn, trong đó có sự nghiệp võ học lẫy lừng của nhà Tây Sơn, nhưng người dân Bình Định, nhất là các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhân sĩ, trí thức, các võ sư, võ sĩ, đã một lòng một dạ trung thành với những di sản và tinh hoa võ học chân truyền của nhà Tây Sơn, vẫn tôn thờ vị hoàng đế Quang Trung. Nhiều người khi được dụ hàng để được hưởng ân sủng, chức tước, bổng lộc của nhà Nguyễn, đều từ chối và quyết tâm chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời sau.

Nhiều nhà thi đỗ tiến sĩ, cử nhân võ nhưng không ra làm quan mà vẫn trung thành với "chủ cũ" đã tìm mọi cách để tập hợp tư liệu, biên soạn lại sách, giáo trình, các bài thiệu, các bài thuốc võ, bí mật truyền bá, lưu truyền cho các thế hệ mai sau, khỏi mất gốc, nhờ vậy, mà võ cổ truyền Bình Định không bị mai một, bế tắc mà còn ăn sâu bén rễ và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa của nhân dân Bình Định.

Người Bình Định, từ người có võ công cao cường, đến người hiểu biết võ nghệ chút ít đều luôn một lòng tôn kính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng võ cổ truyền Bình Định, ra sức truyền bá và bảo tồn võ đạo, võ lý, võ y, võ thuật, võ nhạc và những tinh hoa độc đáo của tổ tiên, tiếp tục truyền lại cho các thế hệ mai sau.

3. Truyền thống võ sĩ đạo và trọng nhân nghĩa

Đây là truyền thống cực kỳ quý báu đã ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam, trong đó có người dân "đất võ". Trong lĩnh vực võ học, người học võ trước tiên phải là người có bản lĩnh, luôn lấy tâm đạo để chế ngự tà đạo, phải có cốt cách diện mạo của con nhà võ. "Tâm đạo" là nói đến tu luyện tư duy đạo đức làm người, sống phải cao thượng, trung với nước, hiếu với dân. Trung thực với môn phái, truyền dạy những điều hay, việc nghĩa. Một võ sĩ chân chính là một công dân tốt. Còn "Tà đạo" là sự đam mê tửu sắc, dâm ô trụy lạc, rượu chè say sưa, gây lộn đánh người, phá rối xã hội, bất chấp kỷ cương phép nước. Đây là những điều cấm kỵ đối với môn sinh học võ cổ truyền Bình Định. Ngoài ra, người võ sĩ đạo còn phải được truyền thụ thuần thục về tâm pháp và thực hiện nghiêm túc những điều cần làm và cấm làm:

- Phải giữ gìn bản thân luôn trong sáng, thuần khiết.

- Phải chuyên cần tập luyện võ công suốt đời và trung thành với môn phái.

- Phải phát huy và truyền dạy võ công của môn phái theo "chính đạo".

- Không phản thầy, hại bạn, hà hiếp người khác.

- Không khoe mình, chê người.

- Không có tư tưởng thắng thì làm "vua", thua thì làm "giặc".

Khi thâu nhận võ sinh, người thầy bao giờ cũng chú trọng tướng diện, cử chỉ, lời nói, cung cách xử sự, nhân thân, lai lịch của người học trò để truyền dạy hay từ chối không truyền dạy, hoặc chỉ truyền dạy một ít thảo thức thông thường [ngay cả người thân trong dòng họ cũng vậy]. Sau khi được thử thách để tuyển chọn, môn sinh phải lễ cúng tổ và được thử thách về sức chịu đựng, sự kiên trì, gan dạ, về đạo đức, tư cách, về sự trung thành với môn phái, tuân thủ môn quy, đặc biệt là sự tôn sư trọng đạo. Lễ cúng tổ được tổ chức trang nghiêm và theo nghi thức võ cổ truyền Bình Định, người thầy đứng lên đọc văn tế ông Tổ nghề võ. Sau khi cúng Tổ, đệ tử làm lễ khởi động tay chân...

Người xưa thường nói: "Đệ tử tầm Sư dị, Sư tầm đệ tử nan" - người muốn học võ, nghe thầy giỏi tìm đến không khó; thầy muốn truyền dạy võ thuật cho đệ tử không phải dễ, bởi lẽ thầy phải "chọn mặt gửi vàng", phải chọn người có đạo đức trong sáng, hành động đúng mực trượng phu.

Mỗi bài tập đều có phần "lễ Tổ" và "bái Tổ". Bái Tổ chính là thể hiện sự tôn kính tổ tiên, môn phái, kính thầy, yêu quý đồng môn. Những người giỏi võ cuộc sống thường rất bình dị, tài võ nghệ chỉ tiềm ẩn bên trong con người giàu lòng vị tha, khiêm tốn, ít khi lộ diện ra bên ngoài. Ngoài ra, họ còn có các đức tính như: Tín-Nghĩa-Hiệp-Dũng, đây chính là tinh thần và mục đích của người võ sĩ đạo chân chính. Chữ "Tín" ở đây muốn nói lên từ cái tâm của con nhà võ, lời nói phải đi đôi với hành động, không đem võ ra "bán" theo dạng võ Sơn Đông. Không hại người, không ỷ mạnh hiếp yếu, luôn bảo tồn võ đạo, uy tín môn đồ, mọi việc đều xử sự một cách trong sáng, chính nghĩa, không làm điều phi nghĩa, thất nhân, thất đức - đó là "nghĩa". Còn "hiệp", "dũng" là những đức tính không thể thiếu được của con nhà võ, luôn sẵn sàng diệt gian, trừ ác, thấy sự bất bình không khoanh tay đứng nhìn.

Hay nói cách khác, ở Bình Định, học võ là để giữ thân, giữ nhà, cứu người, giúp đời khi cần thiết, người có võ công càng cao thì đức tính lại càng khiêm nhường, thường sống ẩn dật, không phô trương, kiêu ngạo, không đánh người "dưới ngựa" hoặc truy thù đến cùng, nhưng một khi đã ra đòn thì phải hạ thủ.

Nói tóm lại, võ đạo chính là đạo đức trong sáng, đức tính cao cả, tâm hồn hỷ xả của con người có võ, người có võ mà thiếu đạo đức thì sẽ trở thành một tai họa không thể lường hết được và sự nguy hại không những cho bản thân, gia đình mà cho cả xã hội nữa.

Chính vì vậy mà võ cổ truyền Bình Định luôn đặt vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc giáo dục, truyền thụ võ đạo lên hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp chấn hưng nền võ học chân truyền, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai góp phần hình thành con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.





Đỉnh cao võ thuật

đăng 20:45, 13 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 20:53, 19 thg 8, 2011 ]





Suy cho cùng, cách chia các môn công phu của Võ thuật ra làm nhiều dạng [nội công và ngoại công], với nhiều môn [long, báo, xà, hạc, hổ, hầu, quy, ưng,...], hoặc phân chia ra các trường phái [Thiếu lâm, Võ đang, Côn Luân,...] cũng chỉ là đứng trên cái nhìn khác nhau. Có người chia võ thuật ra làm Võ lâm chánh tông, và Bàng môn tà đạo. Sự khác nhau, âu cũng chỉ là ở hành vi của người dụng võ. Vì mục đích cao cả, võ thuật được sử dụng thì đó là võ công chánh tông. Ngược lại, vì mục đích cá nhân, tư lợi, hành vi bỉ ổi, mà võ thuật được sử dụng thì đó là bàng môn tà đạo. Ranh giới thật là mong manh. Nhiều người suốt đời nghiên cứu võ thuật, những mong tìm được bí kíp võ thuật, những công phu đã thất truyền [kể cả những cách luyện kỳ lạ, dị thường] để đạt đến cái gọi là đỉnh cao võ thuật. Vậy đỉnh cao của võ thuật là ở đâu? Bất kỳ một môn công phu võ học nào, miễn sao có thể sử dụng để chiến thắng địch thủ thì có thể sử dụng. Nhưng đó chỉ là chiến thắng về mặt hình thức mà thôi. Chiến thắng thật sự sẽ nằm trên 2 phương diện: hình thức bên ngoài, và nhân tâm bên trong. Đó là đỉnh cao của giới võ thuật vậy.


Ý nghĩa màu đai

đăng 20:44, 13 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 20:53, 19 thg 8, 2011 ]





Ngày 08 tháng 7 năm 2008, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam ký Quyết định số 12/QĐ-LĐVTCTVN về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế chuyên môn Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam. Trong nội dung sửa đổi, bổ sung, có sửa đổi hệ thống màu đai. Theo Quy chế chuyên môn trước đây, thứ tự màu đai của Võ cổ truyền Việt Nam từ thấp lên cao là: Đen, Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng. Nay sửa đổi là: Đen, Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng.


Võ cổ truyền là một bộ môn văn hóa truyền thống gắn liền với triết học, nên có câu: "đằng sau võ học là triết học". Các bộ môn võ học Phương Đông đều dựa trên nền tảng của nguyên lý triết học: Âm Dương - Ngũ Hành. Học thuyết này có ảnh hưởng lớn đến nhiều phương diện của văn hóa truyền thống Phương Đông, trong đó Võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng không ngoại trừ.

Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền. Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của các chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau.

Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Thuỷ sinh Mộc. Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Đem Ngũ Hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ Hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước [Thủy ứng với Màu Đen]. Nước là thành phần không thể thiếu để nuôi cây, sinh ra gỗ [Mộc ứng với Màu Xanh]. Gỗ đốt cháy thành lửa [Hỏa: ứng với Màu Đỏ]. Lửa thiêu mọi vật thành than tro biến ra đất [Thổ ứng với Màu Vàng]. Đất sinh ra các thể kim loại [Kim ứng với Màu Trắng].

Do vậy, theo ý nghĩa của Ngũ Hành tương sinh, thứ tự màu đai Võ cổ truyền Việt Nam là Đen, Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng.


Phương pháp luyện quyền

đăng 20:42, 13 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 20:58, 22 thg 3, 2017 ]






Quyền là một chuỗi các động tác phối hợp giữa những đòn thế căn bản gạt, chém, chỏ, đấm, đá mà tạo thành, nhằm giúp người tập có bản lĩnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai, tăng cường thể lực, tạo tốc độ với ý hướng bảo vệ mình và tấn công, chế ngự đối phương.. Kỹ thuật của quyền rất đa dạng, khi chậm, khi nhanh, khi mạnh, khi nhẹ, khi đánh xa, khi đánh gần, khi đánh thấp, khi đánh cao, khi đánh đòn đơn, khi đánh đòn kép, có khi đánh trực diện, có khi tung ra 2 phía, khi chập chờn đơn độc, khi tung ra liên hoàn, người đi quyền thường xuyên di chuyển, đi, nhảy, né tránh, lăn lộn.. để phù hợp với tình huống tấn công hoặc phòng thủ


Khái niệm chung về Quyền


Quyền là tập hợp của những cái nhanh nhẹn, sắc bén, khéo léo, dai dẳng, hùng dũng, uyển chuyển mềm mại, quyền là một chuỗi thể thức liên hoàn giúp cho người võ sĩ có một phương pháp luyện công nhất định.

Ngày nay người ta đã chế ra những thế vồ, vã của hổ, những thế trườn, uốn éo của loài rắn, những thế nhảy nhót, múa chao đảo của loài vượn ... xem thì đơn giản, nhưng thật ra là cả một kỹ thuật phức tạp mà cả đời người nối tiếp qua bao thế hệ, quan sát, nghiên cứu và sáng chế ra để tạo thành, và người tập phải dày công luyện tập trải qua nhiều ngày tháng gian khổ mới hoàn thiện và thực hành có hiệu quả...

Phương pháp luyện Quyền

Muốn luyện thành, người võ sĩ phải để hết tâm trí vào kỹ thuật, hòa mình - đồng nhất với thiên nhiên, tâm phải cảm ứng với vũ trụ thì mới đạt thành. Vì: Quyền là một nghệ thuật vận động hài hoà giữa sức mạnh, sức bật, sức bền, độ dẻo, tính nhịp nhàng hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, với tính năng thu âm, thu dương, khắc cương, khắc nhu tạo nên nếp nghĩ giúp tư tưởng người võ sĩ hướng thiện hành hiệp trượng nghĩa.

Luyện quyền là phải thấu triệt quyền, quyền chứa cái tự nhiên tự tại, vừa là tâm huyết tinh thần, vừa là hồn của hành động, vừa là khí, vừa là ứng dụng phẩm cách... cho nên người đi quyền không phải tự dưng mà đánh đẹp, đánh hay và xuất sắc được mà phải để hết tâm hồn vào từng động tác khi tung ra. Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật, và không phải giữ trong đầu óc những động tác gì???? Mà phải là những động tác tự nhiên xuất phát ra từ phản xạ của thói quen...ý lực hài hoà, chân tay linh động, vung ra như đến cõi xa, thu vào như gom muôn cõi, tinh thần bay thoát, tâm hồn sảng khoái, chứa đựng những điều thiện, điều lành trong ý hướng hiến ích, phục vụ thế gian..

Tại sao cùng một bài quyền mà có người đánh xuất sắc trông thấy hay và hấp dẫn, có người đánh bình thường không thấy hấp dẫn chút nào?

Một bài quyền muốn đánh cho hay và xuất sắc cần đòi hỏi ở người luyện có một phẩm chất riêng, một niềm đam mê mãnh liệt, một tinh thần ý chí cao độ mới để hết tâm trí vào từng thế đánh, trải tâm hồn của mình mở rộng như cánh cửa bốn mùa đón gió, như vậy người tập mới có khả năng lĩnh hội được tính cương nhu phối triển, âm dương hoà hợp của bài quyền, khi đi quyền phải diễn tả được sự linh động, tâm thân hợp nhất, nhập mình vào từng động tác, tung đòn chính xác, nhắm thẳng mục tiêu cần đạt đến..

Cổ nhân chúng ta đã có nói:


"Dùi đánh mãi cũng không thủng được mặt trống, nhưng mũi lao nhỏ có thể đâm xuyên nó dễ dàng"



Thiền học trong võ thuật phương đông

đăng 18:27, 13 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 20:52, 19 thg 8, 2011 ]





































































WebRep
Xếp hạng chung

Những năm gần đây, trong các chương trình Những chuyện lạ Việt Namcủa VTV3 trình làng, nhiều võ sư đã thi thố các loại công phu như chạy trên mặt nước , dùng đá xanh đập vỡ quả dưà đặt dưới cánh tay.và nhiều loại công phu khác của khí công làm dư luận xôn xao vì khả năng kỳ lạ của con người Việt Nam. Ở một quy mô quảng bá khác, trong hai lần đến Việt nam năm 2002 và 2006 , đoàn võ thuật Thiếu Lâm Tinh Anh của Chùa Thiếu Lâm [Trung Quốc] đã biểu diễn chương trình Khám phá những điều kỳ diệu của võ thuật tại TP HCM với những tiết mục biểu diễn khí công độc đáo và bí ẩn của các nhà sư Thiếu Lâm như nhãn bì khiêu thủy[dùng mi mắt xách nước],Thiết đầu công[dùnggậy sắt tự đập vào đầu ] cũng đã thu hút sự chú ý của công chúng. Một trong những nguồn gốc tạo nên những thành tựu khí công này nói riêng, và nhiều tinh hoa khác trong võ thuật phương Đông nói chung chính là Thiền học. Điểm đáng nhấn mạnh là trong khi nhiều giá trị khác của Thiền đã mai một theo thời gian hoặc chỉ còn trong sách vở, Thiền trong võ thuật vẫn đang tồn tại và được truyền dạy tiếp nối tại các võ đường khắp thế giới. Đó là một loại thiền học ứng dụng vừa thâm sâu, vừa linh hoạt.Tuy nhiên, khía cạnh này còn ít được nghiên cứu,tìm hiểu. Với tinh thần tuỳ duyên hành động, người viết xin được lạm bàn về tinh thần Thiền học và những ứng dụng của Thiền học trong võ thuật phương Đông.

Khác với nhiều người phương Tây quan niệm về võ thuật như một môn thể dục, võ thuật phương Đông bắt nguồn từ một nền tảng triết học sâu xa: Môn Thái cực Quyền mà đến nay rất đông người dân Trung Quốc còn đang luyện tập thoát thai từ các triết thuyết Đạo giáo Lão Trang; võ thuật Thiếu Lâm xuất hiện cùng một lượt với Thiền tông tại Trung Hoa Tuy những tài liệu lịch sử võ thuật vô cùng thiếu thốn, hầu hết các tài liệu đáng tin cậy như Võ thuật tùng thư của Quảng Từ lão ni [Đời Thanh] đều cho rằng Bồ Đề Đạt Ma cũng chính là người đã sáng tác Dịch cân kinh, khai sáng võ thuật Thiếu Lâm. Ngài đã truyền bá võ thuật từ cái gốc như một nghệ thuật hít thở vận động, một phép hành thiền. Nhiều giai thoại Thiền còn miêu tả Bồ Đề Đạt Ma với những pháp thuật mà thực ra là kỹ thuật tuyệt đỉnh của võ thuật . Truyền thuyết Phật giáo Thiền tông kể rằng, sau chín năm hoằng dương đạo pháp, Sư Tổ phiêu lãng trên mặt nước mênh mông trở về quê hương trên một cành lau. Thực hư những giai thoại này không rõ, song , có thể thấy, quan điểm của Thiền là nền tảng trong các phép tu tập võ thuật khởi nguồn từ Thiếu Lâm, kể cả khí công lẫn các nội ngoại công phu khác. Chẳng hạn, phép thố nạp [hít thở ] của khí công là dựa trên quan niệm Thiên nhân hợp nhất , coi con người là một tiểu vũ trụ được cấu tạo theo mô hình đại vũ trụ, hoà đồng với đại vũ trụ. Khi luyện tập khí công, phải ngồi thiền định theo tư thế kiết già hoặc bán già, giữ cho thanh tâm tĩnh trí để hít thở. Lúc ấy, giữa người luyện khí và đại vũ trụ không còn cách biệt, không còn đối lập, con người sẽ tan vào thực thể bao la và có được nguồn năng lượng mới . Cho nên Phật gia cho rằng: Thiền định sẽ đưa đến trí huệ, tâm thần an định ắt trí huệ sinh. Và không chỉ là trí huệ mà những năng lực tiềm ẩn trong con người cũng được khai phá, tạo thành những công năng đặc dị. Tổ sư Ueshiba của Hiệp khí đạo [Aikido] Nhật Bản, người suốt cuộc đời không hề bại trận, đã từng nói: Các người không thể quật ngã được tôi vì tôi đã hoà đồng cùng vũ trụ. Ở nước ta, sử sách còn truyền tụng, nhờ tu tập khí công mà có các Thiền sư Vạn Hạnh thông minh siêu dị, Đạo Hạnh pháp thuật cao thâm, Minh Không biến ảo tài tình. Ngay trong thời hiện đại, lão võ sư Hà Châu [TPHCM] còn có thể biểu diễn nằm cho xe lu 13 tấn lăn qua người, dùng tay không nhổ đinh, bẻ sắt, đạt tới trình độ siêu đẳng đến mức khi ông đi biểu diễn ở Ý, báo chí nước này từng gọi ông là Ummo [người ngoài hành tinh]. Các tài liệu khoa học nghiêm túc của GS Bs Nguyễn Khắc Viện, Thạc sỹ Ngô Gia Hy cũng đều khẳng định tác dụng chữa bệnh, đồng thời khả năng đem lại công năng kỳ diệu của các phương pháp luyện khí.Mặt khác, một trong những khái niệm rất được coi trọng trong luyện nội công là Tĩnh Tâm. Tĩnh Tâm hiểu theo nghĩa đơn giản, là dẹp bỏ tất cả những tâm tư, tình cảm đam mê xáo động , Nhưng, ở một số trường hợp, nó có thể hiểu là bản thể người, là phần sâu xa của tâm hồn, tiềm thức. Khi những dục vọng mê mẩn, lầm lẫn làm tâm trí luôn xao động, con người không nhìn thấy đựơc cái Chân Ngã của mình. Muốn thấy được bản chất thực, con người phải làm cho những đam mê, ham muốn đó lắng dịu và giữ cho Tâm thanh tịnh nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.

Một giai thoại võ học có màu Thiền do Cử nhân Nguyễn Trọng Trì [Thế kỷ 19] kể lại trong tác phẩm Tây sơn lương tướng ngoại truyện có thể là một ví dụ sinh động cho điều này. Truyện kể về Võ Văn Dũng, một tướng tài của nghĩa quân Tây Sơn đã có một trận quyết đấu kỳ lạ: Một hôm tại Chợ Gò Chàm, phía Bắc thành Quy Nhơn có một nhà sư Trung Quốc thường đến biểu diễn võ thuật. Nhà sư cởi áo, ngồi xếp bằng, lưng thẳng ,vận công, rồi tha hồ cho ngừơi cầm gươm đao chém khắp vào châu thân. Ban đầu thử nhẹ tay.sau thấy không hề gì, bèn gia tăng sức chém. Ban đầu một người,sau nhiều người . Cũng không làm xây xát nhà sư. Người này lại tỏ thái độ chống đối nghĩa quân nên Nguyễn Nhạc muốn trừ. Võ Văn Dũng xin đi.

Ông tìm đến gặp nhà sư và hỏi: -Hoà thượng là ngừời đã đạt đạo,không biết có khi nào bị lạc thú trần gian cám dỗ chăng?

Nhà sư đáp:-Lòng ta như tro lạnh, không có gì cám dỗ.-Lời nói không đáng tin, có cho phép thí nghiệm .

Nhà sư bằng lòng.Võ thuê vài tên vô lại và gái thanh lâu xinh đẹp , trải chiếu làm chuyện dâm dục trứơc mặt nhà sư. Ban đầu nhà sư cười nói như thường, nhưng một hồi lâu bỗng nhắm mắt không nhìn nữa. Xuất kỳ bất ý, Võ rút kiếm chém một nhát, đầu nhà sư liền rơi. Võ nói:-Nhà sư không có thuật gì lạ. Dày công luyện khí khiến cho cơ thể cứng rắn. Tâm định thì khí tụ, tâm động thì khí tán. Lúc ban đầu, tâm nhà sư không động nên nhà sư dám nhìn tự do. Đến khi nhà sư nhắm mắt, thì biết tâm nhà sư đã động. Cho nên chém xuống, không thể kháng cự đượcQua câu chuyện, có thể thấy vai trò quan trọng của việc Tĩnh Tâm trong võ thuật. Người luyện công là một Thiền giả thực sự trong lĩnh vực của mình. Hẳn không phải ngẫu nhiên khi câu chuyện này xuất hiện tại một vùng đất võ, nơi có những môn phái võ đạt tới đỉnh cao trong lịch sử võ thuật Việt Nam, cũng đồng thời là nơi ghi dấu sự dừng chân của những thiền sư có tên tuổi của Thiền học Việt Nam như Thiền sư Nguyên Thiều . Mặt khác, không chỉ trong lĩnh vực khí công, nhiều lĩnh vực khác của võ thuật cũng mang nhiều thiền ý. Võ thuật là một nghệ thuật chiến đấu, song, muốn đạt được đỉnh cao trong nghệ thuật này cũng cần đến sự Đốn Ngộ. Người ta thường nhắc đến câu nói của Thiền sư Hạnh Tư, người đứng đầu tăng chủng, học trò của Lục tổ Huệ Năng , có lần nói: khi chưa tham Thiền, nhìn núi là núi, nước là nước; lúc tham Thiền nhìn núi không phải là núi, nước không phải là nước; tới khi tham thiền khai ngộ, nhìn núi lại vẫn là núi, nước lại vẫn là nước. Ai đã từng học võ cũng sẽ chia sẻ với Thiền sư Hạnh Tư các giai đoạn cảm nhận là, không phải là, lại vẫn là như câu chuyện trên của nhà Phật mới có thể chứng ngộ được chỗ ảo diệu của võ đạo. Lý Tiểu Long[Bruce Lee], một gương mặt xuất sắc của làng võ thế giới thế kỷ 20, đã từng dựa vào ý trên mà đưa ra triết lý võ thuật của mình, sáng lập Triệt Quyền Đạo [Jet kun do]. Ông nói: khi tôi chưa học võ, thấy quyền chỉ là quyền, thấy cước chỉ là cước; khi tôi đã học võ rồi, thấy quyền không phải là quyền, cước không phải là cước; khi tôi đã nhập vào chốn thâm sâu của võ, thấy quyền chỉ là quyền, thấy cước chỉ là cước [Theo tạp chí Black Belt]. Tại sao như thế? Trước Lý, nền võ thuật truyền thống Trung Hoa đang để lại một di sản nặng nề vô số bài bản và những cuộc cãi vã kỹ thuật nào là chính thống, đâu là nguỵ tạo. Lý theo học môn phái Vịnh Xuân Quyền, một môn phái bắt nguồn từ Ngũ Mai lão ni của Chùa Thiếu Lâm, học Karatedo và nhiều môn võ khác . Là một tài năng võ thuật, Lý tìm cách tổng hợp, dung hòa những kỹ thuật các môn phái khác vào vốn võ của mình và loại bỏ những kỹ thuật rườm rà để đạt hiệu quả. Hành trình tìm kiếm của Lý chỉ thực sự đạt đốn ngộ sau khi Lý tiếp xúc với những tư tưởng Thiền học [Lý theo học chương trình triết học ở Đại học bang Califonia ],và Lý đã dung hoà những tư tưởng đó tạo nên sự cách tân của Triệt quyền đạo: không có bài quyền, không có chiêu thức, chặn đối phương từ gốc để đạt mục đích. Và cao hơn, học võ là để đạt đạo, cái tìm được không chỉ là sự khoẻ mạnh của thể chất mà còn là để có thái độ nhìn thẳng, chấp nhận hiện thực trong một thế giới đầy biến động . Bởi lẽ Võ đạo đi đôi với Tâm đạo. Khi chưa học võ, những con người bình thường thấy thế giới ngoài Tâm, quyền cước chỉ đơn giản là thế giới thực trần trụi của những kỹ thuật chiến đấu theo kiểu nhìn gì thấy nấy. Khi đã có cái Tâm võ, con người vượt khỏi thế giới ngoài tâm, trong tâm trí họ những kỹ thuật chiến đấu đã tan biến, cho nên nhìn quyền không phải là quyền, cước không phải là cước. Nhưng khi đã đốn ngộ được chân lý của võ thuật, cái nhìn không còn phân biệt hai thế giới trong và ngoài tâm, dẹp xả mọi hằn thù, không còn ý định sát đấu, thì quyền chỉ là quyền, cước chỉ là cước. Những triết lý vô chiêu thâm sâu này có thể thấy hiện hữu trong rất nhiều tiểu thuyết võ thuật cuả Kim Dung, đem lại cái chất nhân bản trong đao kiếm , tạo chiều sâu tâm hồn cho các nhân vật của ông.

Võ học Việt Nam đang trên đường được bảo tồn và chấn hưng. Nhiều bài bản đang được khôi phục, nhiều tinh hoa được tìm kiếm. Nhưng phải chăng, bên cạnh sự tìm kiếm những phần tinh hoa đó, cũng cần để mắt tìm kiếm cái nguồn gốc triết học sâu xa đã là nền tảng, chỗ dựa cho các phái võ Việt Nam qua các thế kỷ chiến đấu chống ngoại xâm mà tinh thần Thiền học Việt Nam là một trong những cội nguồn căn bản? Và nên chăng, trong các chương trình huấn luyện của các võ đường của nước ta, phần kiến thức về võ học, võ đạo , trong đó có Thiền học ứng dụng trong võ đạo cần được nghiên cứu , truyền dạy để đưa võ sinh đến với con đường võ đạo chân chính?












WebRep
Xếp hạng chung



WebRep
Xếp hạng chung

Võ cổ truyền Bình Định

đăng 18:25, 13 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 20:52, 19 thg 8, 2011 ]





































































Nếu đến thăm đất Qui Nhơn quê hương của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức những buổi biểu diễn của môn phái võ cổ truyền Bình Định với những động tác uyển chuyển, nhanh nhẹn, nhưng cũng đầy khí chất dũng mãnh, quật cường của các bài quyền, bài binh khí, đặc biệt là bài quyền Ngọc Trản, bài roi [côn] Thái Sơn nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu ca dao:

"Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền"

Võ Bình Định phát triển sâu rộng trong quần chúng không chỉ có "nam nhi" mà cả "phái yếu" cũng luyện rèn võ nghệ và đã có sức thu hút mãnh liệt, trở thành món ăn tinh thần của người dân Bình Định. Đặc biệt khi có hoạ ngoại xâm thì lập tức mọi người tập luyện võ nghệ để chiến đấu chống quân thù. Rõ nét nhất là trong thời Tây Sơn và trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp xâm lược, võ cổ truyền Bình Định không những rèn luyện thể lực, tính dũng cảm cho quân đội và nhân dân, mà còn được áp dụng khá thành công vào binh pháp, vào phép dùng binh, vào sách lược, chiến lược quân sự, nhất là trong cách đánh cận chiến.

Để nghiên cứu làm rõ nguồn gốc và đặc trưng của võ cổ truyền Bình Định, một đề tài khoa học đã được Sở Thể dục - Thể thao Bình Định tiến hành từ hơn 2 năm nay nhằm sưu tầm, thu thập những thông tin, tư liệu qua những người thật, việc thật, qua các địa danh, chứng tích của các hoạt động võ nghệ ở nhiều giai đoạn lịch sử rồi từ đó tổng hợp, phân tích, minh chứng cho một câu hỏi: Võ cổ truyền Bình Định có đặc điểm khác biệt nào so với các dòng võ khác?

Nguồn gốc võ cổ truyền Bình Định

Từ thế kỷ XV trở đi, cùng với việc tiến về phía Nam của người Việt cổ, nhiều dòng họ đã đến Bình Định khai hoang, lập ấp. Các cư dân đã tiếp nhận và thích nghi với nhiều yếu tố của nền văn hoá địa phương, tạo nên tư chất và cốt cách của con người ở vùng đất mới Bình Định, nơi hội tụ, kế thừa truyền thống thượng võ của dân tộc.

Người Bình Định vừa có phẩm chất cao quí của cư dân vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ với các đức tính: mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm, vừa mang sắc thái của địa phương: tính khảng khái, hào hiệp, tinh thần thượng võ. Theo Đại Nam nhất thống chí: Người Bình Định tính tình trầm, gan dạ, thích làm việc nghĩa. Người học thức phần nhiều nho nhã, trung hậu. Đồ mặc, đồ dùng giản dị, mộc mạc, không ưa văn hoa. Ngày rảnh việc hay bày hát tuồng, múa võ.

Bình Định luôn gợi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam niềm cảm tình sâu sắc về một vùng đất thượng võ lâu đời, với hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất, làm nên bao sự tích oanh liệt, góp phần tô thắm vào trang sử vàng dân tộc.

Quá trình hình thành và phát triển

Dựa vào điều kiện lịch sử, căn cứ vào các tiêu chí: mức độ qui mô phát triển võ, trình độ võ nghệ, tính chất giai cấp, mục tiêu phục vụ của võ nghệ trong từng giai đoạn, đề tài lấy mốc thời Tây Sơn làm trung tâm vì đây là thời điểm đỉnh của võ cổ truyền Bình Định.

Trước thời Tây Sơn [từ khoảng năm 1600], võ cổ truyền Bình Định còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trên các thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày .

Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hoà nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.

Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau [của người bản địa, võ từ Bắc hà vào v.v.] tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.

Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ cổ truyền Bình Định vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, "võ vườn" vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm [Trung Hoa] và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo... đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ cổ truyền Bình Định bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó.

Đặc điểm độc đáo của võ cổ truyền Bình Định

Về khía cạnh võ thuật, võ cổ truyền Bình Định thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong [tinh, khí, thần] với bên ngoài cơ thể [thủ, nhãn, chỉ và thân].

Về võ lý, võ cổ truyền Bình Định vận dụng triệt để học thuyết âm - dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của "Song thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.

Về võ đạo, còn gọi là cái đạo của người học võ. Ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, võ đạo còn thể hiện ở các mặt truyền thống: thượng võ, chống ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa...

Về nội dung, võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn [tiếng địa phương gọi là roi] với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định: "Đâm so đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương.

Trong các bộ môn về quyền thuật, "Ngọc Trản" là bài quyền tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một "chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm - dương trong Ngọc Trản công.
























TIN HỌC

đăng 18:24, 13 thg 7, 2010 bởi Trí Lâm [ đã cập nhật 02:15, 9 thg 8, 2011 ]


1-10 of 13

Video liên quan

Chủ Đề