Trung Quốc gọi vua là gì

Nếu bạn nghĩ trẫm là từ tự xưng duy nhất mà Hoàng đế Trung Quốc dùng thì bạn đã lầm to rồi đấy!

  • Nhiều triều đại Trung Quốc bị diệt vong vì Hoàng đế đời thứ 2, một vài minh chứng trong lịch sử khiến hậu thế phải gật gù công nhận
  • Vị thân vương bất hạnh nhất triều Thanh: Có người thân mấy đời đều là Hoàng đế, nhưng cuối đời chết vì quá sợ... Từ Hi Thái hậu
  • Tại sao cùng là Hoàng đế nhưng có người được gọi "Đế", "Tổ" hoặc "Tông"? Câu trả lời khiến hậu thế mở mang tầm mắt

Năm 221 trước Công nguyên, Tần vương Doanh Chính diệt sáu nước và lập ra nhà Tần. Tự nhận thấy mình có công lao vượt cả Tam Hoàng Ngũ Đế [các vị quân chủ trong thần thoại Trung Hoa], Doanh Chính đã lập ra danh hiệu "Hoàng đế" để gọi người đứng đầu của một nước. Thế nên ông chính là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử, cái tên Tần Thủy Hoàng cũng vì thế mà ra đời [thủy có nghĩa là đầu tiên].

Kể từ đây, Hoàng đế đã thay thế Đế và Vương để trở thành danh xưng dành cho các vị quân chủ thời phong kiến. Tuy nhiên như đã nói, đây là danh xưng người khác gọi Hoàng đế, vậy còn bản thân Hoàng đế sẽ gọi mình là gì?

Không ít người cho rằng, chắc hẳn Hoàng đế thường tự xưng là "trẫm". Điều này không sai, nhưng suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, Hoàng đế còn tự gọi mình bằng nhiều danh xưng khác.

Với Tần Thủy Hoàng, ông luôn cảm thấy mình là nhân vật đặc biệt hơn người nên luôn tìm cách để thể hiện điều đó. Thừa tướng Lý Tư biết điều này nên đề nghị Tần Thủy Hoàng dùng từ "trẫm" để tự xưng, do từ "trẫm" này có phát âm na ná như chữ Chính trong tên thật của vua.

Trên thực tế, trước thời nhà Tần, từ "trẫm" này vốn được sử dụng rất phổ biến, có nghĩa đơn thuần là "tôi", "ta". Tuy nhiên từ sau khi trở thành từ "độc quyền" của Doanh Chính, dân thường hay các nước chư hầu không được phép sử dụng từ này nữa.

Lịch sử từng ghi nhận, ngoài các hoàng đế như Tần Thủy Hoàng, hoàng thái hậu - tức mẹ vua cũng có thể tự xưng là "trẫm", tuy nhiên trường hợp này không quá phổ biến.

Ngoài "trẫm" ra, Hoàng đế Trung Quốc còn hay tự xưng mình là "cô gia quả nhân". Trong đó, "quả nhân" ý chỉ người ít tài đức. Các Hoàng đế đời sau tự cảm thấy mình chưa tài đức toàn vẹn, muốn thể hiện sự khiêm tốn thường sẽ dùng từ "quả nhân". Riêng từ "cô" sẽ do các nước chư hầu tự xưng, chữ "cô" trong cô độc, cô đơn để ám chỉ việc họ là quân vương của một nước nhỏ lẻ.

Cuối thời Đông Hán, các nhân vật nổi tiếng như Viên Thuật, Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị,... được gọi là cô gia ở phía Nam. Có thể thấy thời này từ "cô" được ưa chuộng, Tào Tháo sau khi làm Ngụy vương, Tôn Quyền lên ngôi đế vẫn thích xưng mình là "cô" chứ không dùng trẫm.

Ngoài các từ trên, một số vị quân chủ, đặc biệt là quân chủ thời nhà Chu còn tự xưng mình là "dư nhất nhân". Tuy nhiên từ tự xưng này không mấy phổ biến, phần lớn các vị Hoàng đế thích gọi mình là "trẫm", "cô" và "quả nhân" hơn.

Có thể thấy, ảnh hưởng của phim ảnh đã khiến nhiều người lầm tưởng Hoàng đế chỉ có thể tự xưng là "trẫm". Điều này là sai hoàn toàn, rất nhiều tình huống khi nói chuyện cùng quần thần, dân chúng, hoàng đế vẫn thích xưng mình là "ta", "ngô" [ngô cũng là một từ khác chỉ ta hoặc chúng ta]. Như Hán Vũ đế khi chất vấn Thừa tướng đã tự gọi mình là "ngô" chứ không phải trẫm.

Hoặc như thời nhà Minh, nhà Thanh, Chu Nguyên Chương và Càn Long đế cũng xưng mình là "ta" như dân thường. Riêng Chu Lệ tức Vĩnh Lạc đế nhà Minh thì lại thích xưng mình theo một phong cách rất đặc biệt là "yêm" - mang nghĩa "ta đây". Có thể thấy, từ tự xưng của các bậc đế vương thời xưa rất phong phú chứ không đơn thuần là trẫm như nhiều bộ phim thể hiện.

[Nguồn: Sohu, Baidu]

Nhiều triều đại Trung Quốc bị diệt vong vì Hoàng đế đời thứ 2, một vài minh chứng trong lịch sử khiến hậu thế phải gật gù công nhận

Video liên quan

Chủ Đề