Trường Công nghệ Kỹ thuật ô to TPHCM

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
PHẦN IV: ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN/ CÁN BỘ VIÊN CHỨC
PHẦN V: CƠ SỞ VẬT CHẤT
PHẦN VI: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA

Chuẩn chất lượng đầu ra ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô[tải về]

1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

- Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Tiếng Anh: Automotive Engineering

- Mã số ngành đào tạo: D510205
- Trình độ đào tạo: Kỹ sư
- Thời gian đào tạo: 4 năm [8 học kỳ]
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

Tiếng Việt: Bằng Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Tiếng Anh: The Degree of Engineer of Automotive Engineering

2. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH

2.1 Bối cảnh thế giới

Phương tiện giao thông bằng ô tô đã đi vào cuộc sống của thế giới hiện đại ngày nay, xu hướng ngày càng phát triển, từ chiếc ô tô chạy bằng hơi nước đến chạy bằng năng lượng mặt trời,Do đó, các hệ thống trên ô tô ngày càng được cải tiến nhằm tăng tính năng an toàn, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng được phát triển.
Hiện tại, nhu cầu về phương tiện giao thông tập thể cũng như việc sở hữu ô tô của người dân ngày càng tăng, số lượng ô tô cần sản xuất ngày càng nhiều, làm cho nhu cầu lao động về lĩnh vực nghiên cứu sản xuất lắp ráp ô tô ngày càng nhiều, trong đó nhân lực dịch vụ kinh doanh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô chiếm tỉ lệ rất lớn.

2.2 Bối cảnh trong nước

Đất nước đang thời kỳ công nghiệp hóa đất nước, nhu cầu sử dụng ô tô trong nước là rất lớn. Do đó, nhu cầu nhân lực cho các Doanh nghiệp sản xuất lắp ráp; Doanh nghiệp kinh doanh ô tô; Trạm đăng kiểm định ô tô xe cơ giới; Doanh nghiệp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô trong nước ngày càng nhiều.

2.3 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Xuất phát từ những bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế đất nước, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ Kỹ thuật Ô tô nhằm cung cấp nhân lực về lĩnh vực thiết kế, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô máy động lực, góp phần tạo ra cơ hội công ăn việc làm cho người dân, tăng trưởng kinh tế đất nước.

3. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

3.1 Mục đích

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô trình độ Đại học để đào tạo ra những kỹ sư cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô, cơ khí động lực. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2 Mục tiêu

Sau khi học xong chương trình, người học sẽ có được kiến thức nền tảng nhằm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực ô tô, có năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến ngành công nghệ ô tô máy động lực; có kỹ năng thực hành cao, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội về ngành công nghệ ô tô.

3.2.1 Kiến thức

- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin; đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng nâng cao trình độ.
- Kiến chuyên ngành: Có kiến thức nền tảng về Công nghệ Động lực và kiến thức chuyên ngành Công nghệ Ô tô. Có kiến thức về kiểm định, thử nghiệm và các dịch vụ kỹ thuật ô tô. Có kiến thức cơ bản về toàn bộ quá trình thiết kế và sản xuất ô tô trên dây chuyền công nghiệp. Có kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất, kinh doanh ô tô và các loại thiết bị động lực.
- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ TOEIC 400 điểm về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; đạt trình độ B về tin học ứng dụng.

3.2.2 Kỹ năng

- Xây dựng kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất; tham gia tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất các trang thiết bị công nghệ động lực cũng như các hoạt động kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực đào tạo.
- Tính toán thiết kế, lắp ráp trạm bảo hành và sửa chữa ô tô.
- Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng ô tô và các thiết bị động lực.

3.2.3 Thái độ

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.
- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

3.3 Các mục tiêu khác

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Có kỹ năng giao tiếp [bằng ngôn ngữ, trong đó có ngoại ngữ; bằng phương tiện].

4. THÔNG TIN TUYỂN SINH

- Hình thức tuyển sinh: tuyển sinh trong các đợt thi tuyển sinh đại học cấp quốc gia, theo khối thi A, A1, A2.
- Dự kiến quy mô tuyển sinh: 500 chỉ tiêu.
- Hình thức đào tạo: Chính quy

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. VỀ KIẾN THỨC

1.1. Kiến thức khoa học cơ bản

1.1.1 Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách pháp luật của Nhà nước vào học tập và hoạt động nghề nghiệp.
1.1.2 Vận dụng kiến thức toán học và khoa học tự nhiên khác để tiếp thu và phát triển kiến thức về giáo dục chuyên nghiệp, có khả năng học nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn.
1.1.3 Vận dung được kiến thức khoa học xã hội để tiếp cận thế giới khách quan, giao tiếp xã hội, có thể học và làm việc theo nhóm, có khả năng ứng xử tình huấn trong kỹ thuật, trong công việc.
1.2. Kiến thức cơ sở ngành
1.2.1 Vận dụng được kiến thức vẽ kỹ thuật để xây dựng bản vẽ kỹ thuật, trình bày và phân tích được các loại bản vẽ kỹ thuật cơ khí, khai thác được các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
1.2.2 Phân tích được các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực.
1.2.3 Trình bày được các nguyên lý cơ bản về nhiệt, phân tích được quá trình và chu trình nhiệt động của động cơ nhiệt.
1.2.4 Tính toán thiết kế được các chi tiết máy trong hệ thống cơ khí.
1.2.5 Vận dụng được kiến thức Điện Điện tử để sử dụng các linh kiện điện tử, tính toán thiết kế và chế tạo các mạch điện điều khiển cơ bản trên ô tô.
1.2.6 Tính toán được dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; vận dụng được các phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo trong lĩnh vực cơ khí.
1.2.7 Trình bày được các đặc tính của chất lỏng, chất khí trong các hệ thống nhiên liệu, hệ thống khí nạp, hệ thống xả, khí động học trên ô tô.
1.2.8 Phân tích được vật liệu kim loại và phi kim đảm bảo cơ tính, lý tính phù hợp điều kiện làm việc; so sánh được các phương pháp nhiệt luyện và các quá trình gia công cơ khí.
1.2.9 Vận dụng được kiến thức về tin học ứng dụng ngành cơ khí để phân tích và thiết kế được bản vẽ kết cấu cơ khí bằng máy tính 2D, 3D.

1.3. Kiến thức chuyên ngành

1.3.1 Vận dụng kiến thức về an toàn và bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe và tài sản.
1.3.2 Trình bày được tổng quan chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, quá trình đào tạo, định hướng các công việc đảm nhận sau khi học,
1.3.3 Trình bày được cấu tạo, phân loại, công dụng và nguyên lý làm việc của các hệ thống trên động cơ đốt trong. Phân tích được các dạng hư hỏng trong thực tế.
1.3.4 Trình bày được cấu tạo, phân loại, công dụng và nguyên lý làm việc của các thiết bị điều khiển, thiết bị lạnh trên ô tô.
1.3.5 Trình bày được cách bố trí kết cấu, đặc điểm cấu tạo, sơ đồ mạch điện, nguyên lý làm việc của hệ thống điện điện tử ô tô.
1.3.6 Giải thích được các đặc tính, các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của ô tô; phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của ô tô; Có khả năng đánh giá về tính năng động lực, phanh, điều khiển, ổn định, êm dịu của ô tô.
1.3.7 Trình bày được nguyên lý làm việc, các thông số cơ bản của động cơ đốt trong, các quá trình hóa lý xảy ra trong động cơ đốt trong; giải thích được các quá trình [nạp, nén, nổ, xả] khi động cơ làm việc; phân tích đươc các đồ thị và đặc tính làm việc của động cơ đốt trong; Có khả năng tính toán các thông số của các chu trình nhiệt động cơ đốt trong.
1.3.8 Trình bày được tác hại, cơ chế hình thành và tiêu chuẩn kiểm tra các chất gây ô nhiễm môi trường trong khí xả động cơ đốt trong; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ các chất gây ô nhiễm trong khí xả động cơ đốt trong và các biện pháp kỹ thuật làm giảm mức độ ô nhiễm. Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ và xu hướng phát triển của động cơ đốt trong nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
1.3.9 Trình bày được cách bố trí kết cấu, đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống truyền lực, chuyển động và điều khiển trên ô tô. Xác định được động học động lực học, tính toán thiết kế và kiểm tra bền một số chi tiết cơ bản của hệ thống.
1.3.10 Trình bày được các phương pháp tính toán, thiết kế động cơ đốt trong [ĐCĐT]. Phân tích sơ đồ động học, động lực học, các loại đồ thị của cơ cấu phát lực, cơ cấu phối khí. Vận dụngtính toán bền các chi tiết, cụm chi tiết và các hệ thống khác trên động cơ đốt trong.
1.3.11 Phân tích được cơ sở lý thuyết quá trình thí nghiệm, quy trình thí nghiệm động cơ và ô tô trên một số loại băng thử đang được dùng phổ biến hiện nay.
1.3.12 Trình bày được cơ sở lý thuyết các nguồn nhiên liệu - năng lượng mới sử dụng trên ô tô hiện nay. Phân tích tính hiệu quả và khả năng ứng dụng nhiên liệu - năng lượng mới trên ô tô máy động lực.
1.3.13 Trình bày được các qui trình kiểm định, các thông số kiểm định, các tiêu chuẩn an toàn đối với các phương tiện giao thông đường bộ.Đánh giá được ý nghĩa các thông số cơ bản, các quy trình chẩn đoán hư hỏng trên ô tô.
1.3.14 Trình bày được cơ sở lý thuyết về mô phỏng, ứng dụng phần mềm trong tính toán và thiết kế ô tô.
1.3.15 Trình bày được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống thủy lực, thủy khí và các sơ đồ điều khiển thủy lực thủy khí tự động, bán tự động sử dụng trên ô tô chuyên dụng hiện nay. Phân tích được nguyên nhân hư hỏng các bộ phận của hệ thống điều khiển thủy lực thủy khí trên ô tô chuyên dụng và đề ra biện pháp sửa chữa.

1.4. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

1.4.1 Trình bày được hệ thống tổ chức và vận hành thực tế của một công ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng ô tô.
1.4.2 Vận dụng được kiến thức chuyên ngành vào thực tế công việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng ô tô.
1.4.3 Trình bày được tầm quan trọng về an toàn và bảo hộ lao động tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng ô tô.
1.4.4 Tiếp thu được những kiến thức thực tế, rèn luyện kỹ năng và thái độ để làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng ô tô.

2. VỀ KỸ NĂNG

2.1. Kỹ năng cứng

2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp
2.1.1.1 Vận dụng được các kiến thức vẽ kĩ thuật, dung sai, sức bền vật liệu, chi tiết máy và ứng dụng một số phần mềm tính toán thiết kế [CAD, CAM, CAE] để giải quyết bài toán kỹ thuật thực tế.
2.1.1.2 Vận hành được các loại ô tô máy động lực. Xây dựng được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô máy động lực.
2.1.1.3 Thiết kế được các chi tiết, cụm chi tiết của động cơ, ô tô và hệ thống điều khiển trên ô tô.
2.1.1.4 Cải tiến được các hệ thống của ô tô máy động lực nhằm để nâng cao hiệu quả sử dụng.
2.1.1.5 Sử dụng thành thạo dụng cụ, thiết bị để kiểm tra chẩn đoán và sửa chữa ô tô máy động lực.
2.1.1.6 Vận dụng thành thạo quy trình chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận động cơ, gầm và hệ thống điện trên ô tô.
2.1.1.7 Phát hiện được hư hỏng linh kiện điện tử ô tô, tra cứu và thay thế linh kiện tương đương, thiết kế mạch điện đơn giản theo yêu cầu.
2.1.1.8 Vận hành được các thiết bị thử nghiệm động cơ và ô tô; có khả năng thu thập và xử lý số liệu thu được cho mục đích nghiên cứu, đánh giá.
2.1.1.9 Thực hiện được việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống trên mô tô.
2.1.1.10 Thực hiện được các kỹ năng cơ bản về kỹ thuật đồng-sơn.
2.1.1.11 Thực hiện được các kỹ năng cơ bản về kỹ thuật lái ô tô.
2.1.1.12 Ứng dụng thành thạo phần mềm tính toán thiết kế ô tô.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
2.1.2.1 Nhận diện được các vấn đề kỹ thuật, đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề và xây dựng kế hoạch thực hiện.
2.1.2.2 Giải thích được nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của hệ thống, xác định được mức độ hư hỏng và đề xuất cách giải quyết.
2.1.2.3 Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống, từ đó giải quyết được bài toán nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
2.1.3. Khả năng thực nghiệm và khám phá kiến thức
2.1.3.1 Tìm kiếm, khai thác, xử lý được các thông tin cập nhật của khoa học chuyên ngành và liên ngành để nghiên cứu, vận dụng vào thực tế, phục vụ cho học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
2.1.3.2 Xác định được các vấn đề nghiên cứu, vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quả vào đề tài cụ thể trong chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
2.1.4.1 Xác định và định nghĩa được một hệ thống, sự ứng xử và các thành phần của hệ thống; xác định những sự tương tác bên ngoài lên hệ thống.
2.1.4.2 Nhận ra được các đặc tính vận hành và chức năng phát sinh từ hệ thống.
2.1.4.3 Xác định và phân loại được tất cả các nhân tố liên quan đến toàn bộ hệ thống; lựa chọn và sử dụng các phương pháp cân bằng nhiều yếu tố khác nhau; giải quyết các mâu thuẫn và tối ưu hóa toàn bộ hệ thống; đánh giá những cải tiến có thể đạt được trong quá trình suy nghĩ tầm hệ thống.
2.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
2.1.5.1 Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng chuyên môn vào quản lý và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp.
2.1.6.1 Sử dụng được kiến thức và kỹ năng để khám phá tri thức mới, tự học hỏi, nghiên cứu tìm hiểu vấn đề mới.
2.1.6.2 Thích nghi được với những môi trường khác nhau của công việc, nghiên cứu tìm tòi vận hành thiết bị mới.

2.2. Kỹ năng mềm

2.2.1. Các kỹ năng cá nhân
2.2.1.1 Thể hiện được sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập, sự sẵn sàng làm việc với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác.
2.2.1.2 Thể hiện được khả năng tổng hợp và tổng quát hóa về một vấn đề, trình bày được vấn đề.
2.2.1.3 Lựa chọn được những lý lẽ và các giải pháp logic, đánh giá chứng cứ hỗ trợ, kiểm tra các giả thuyết và kết luận.
2.2.1.4 Thực hiện được việc sắp xếp nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, tầm quan trọng và/hoặc tính cấp bách của các nhiệm vụ.
2.2.1.5 Quản lý được thời gian, nguồn lực.
2.2.1.6 Cập nhật và xử lý thông tin, nghiên cứu và tiếp cận cộng nghệ mới.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
2.2.2.1 Tổ chức được các hoạt động nhóm.
2.2.2.2 Thích nghi được trong nhiều loại nhóm khác nhau.
2.2.2.3 Thực hiện được các hoạt động để duy trì và phát triển nhóm, phát triển cá nhân trong phạm vi nhóm.
2.2.3. Quản lý và lãnh đạo
2.2.3.1 Thực hiện được các chức năng của quản lí, như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trong một dự án liên quan đến lĩnh vực ô tô máy động lực.
2.2.3.2 Thực hiện được công tác tổ chức và điều hành công việc.
2.2.3.3 Thực hiện được chức năng lãnh đạo trong việc phát hiện nhân lực, qui tụ các thành viên tổ chức thực hiện công việc.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp
2.2.4.1 Giao tiếp được bằng ngôn ngữ nói.
2.2.4.2 Trình bày được các văn bản, báo cáo kỹ thuật.
2.2.4.3 Xây dựng được bài thuyết trình bằng power point, sử dụng được các hình thức giao tiếp điện tử.
2.2.4.4 Minh họa được bằng vẽ phác thảo, xây dựng bảng biểu, đồ thị, biểu đồ.
2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
2.2.5.1 Tiếng Anh [Trình độ TOEIC 400 điểm hoặc các chứng chỉ khác tương đương].
Có khả năng giao tiếp với người bản ngữ trong đời sống hàng ngày, đọc sách giáo trình tạp chí có nội dung đơn giản.

3. VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Biết hy sinh lợi ích trước mắt của cá nhân phục vụ lợi ích chính đáng cho tập thể.
- Có tinh thần cầu tiến, tự nhận thức về kiến thức xã hội và chuyên môn để nâng cao trình độ, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Có tác phong công nghiệp, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp.
- Có tính quyết đoán trong công việc, tự nhận trách nhiệm công việc được giao.
- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Ý thức cộng đồng và môi trường sống, trách nhiệm công dân.

4. VỊ TRÍ CÔNG TÁC CÓ THỂ ĐẢM NHIỆM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có thể làm việc tại các vị trí như:
- Tham gia trong công tác quản lý, điều hành và trực tiếp làm việc ở các vị trí công việc kỹ thuật, dịch vụ, kinh doanh, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp ô tô, doanh nghiệp dịch vụ mua bán và bảo dưỡng - sửa chữa ô tô.
- Tổ chức điều hành, quản lý và trực tiếp đảm nhận công tác đăng kiểm kiểm định xe tại các Doanh nghiệp sản xuất ô tô, trung tâm đăng kiểm và kiểm định xe cơ giới.
- Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, bộ phận giám định kỹ thuật xe cơ giới và máy động lực, phòng kỹ thuật, phòng xúc tiến đầu tư của các Sở ban ngành có liên quan đến lĩnh vực cơ khí động lực.
- Tham gia công tác quản lý, giám sát, vận hành, bảo dưỡng & sửa chữa các thiết bị động lực học [như giàn khoan, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,].
- Có thể trở thành giảng viên đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện kỹ năng nghề công nghệ động lực cho các trường học, doanh nghiệp,..

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Số
TT

Mã số

Môn học

Số TC

Số giờ tín chỉ

Mã số môn học tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức cơ bản:

44

35

18

79

I.1

Các môn bắt buộc

40

31

18

71

1

2112007

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin
[Fundamental principlesofMarxism -Leninism]

5

5

0

10

2

2112008

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
[Revolutionary lines of the Vietnam communist party]

3

3

0

6

3

2112005

Tư tưởng Hồ Chí Minh
[Hochiminh Ideology]

2

2

0

4

4

2112006

Pháp luật đại cương
[Introduction to Vietnamese Law]

2

2

0

4

5

2111480

Anh văn
[English]

4

4

0

8

6

2113420

Toán cao cấp A1
[Calculus A1]

2

2

0

4

7

2113440

Toán cao cấp A2
[Calculus A2]

2

2

0

4

8

2120402

Giáo dục Quốc phòng-An ninh 1-ĐH-CĐ
[Military education 1]

4

1

6

5

9

2120403

Giáo dục Quốc phòng-An ninh 2-ĐH-CĐ
[Military education 2]

4

2

4

4

10

2120401

Giáo dục thể chất-ĐH-CĐ
[P.E phisical education]

4

0

8

4

11

2113480

Vật lý 1
[General Physics 1]

2

2

0

4

12

2104601

Hóa học đại cương
[General chemistry]

2

2

0

4

13

2103433

Phương pháp số trong tính toán cơ khí
[Numerical method in mechanical engineering]

2

2

0

4

14

2110471

Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh
[Bisiness Negotiation]

2

2

0

4

I.2

Các môn tự chọn

4

4

0

8

15

2113491

Toán cao cấp A3
[Calculus A3]

2

2

0

4

16

2103425

Quy hoạch thực nghiệm
[Design of experiment]

2

2

0

4

17

2107446

Quản trị doanh nghiệp
[CorporateManagement]

2

2

0

4

18

2113490

Vật lý 2
[General Physics 2]

2

2

0

4

19

2110485

Tâm lý học đại cương
[Psychology]

2

2

0

4

20

2113477

Logic học
[Logics]

2

2

0

4

21

2113473

Phương pháp tính [Toán chuyên đề 2]
[Computational mathematics]

2

2

0

4

II

Khối kiến thức CS Ngành

27

23

8

50

II.1

Các môn bắt buộc

20

16

8

36

22

2116424

Nhập môn công nghệ ô tô
[Introduction to Automotive Technology]

2

1

2

3

23

2103406

Vẽ kỹ thuật cơ khí
[Engineering drawings for mechanical engineering]

3

3

0

6

24

2103404

Cơ lý thuyết
[Engineering mechanics-Statics]

2

2

0

4

25

2118409

Cơ lưu chất
[Fluid mechanics]

3

3

0

6

26

2103437

Sức bền vật liệu
[Strength of materials]

3

3

0

6

27

2116425

Kỹ thuật điện - điện tử ô tô
[Electrical - electronics automotive tachnogy]

3

1

4

4

28

2103403

Nguyên lý - Chi tiết máy Đồ án
[Mechanical elements and mechanisms]

4

3

2

7

II.2

Các môn tự chọn

7

7

0

14

29

2103426

Dung sai
[Tolerance]

2

2

0

4

30

2118404

Kỹ thuật nhiệt
[Thermal engineering]

3

3

0

6

31

2103448

Vật liệu cơ khí
[Mechanical materrials]

2

2

0

4

32

2102435

Kỹ thuật vi xử lý
[Microprocessors Engineering]

3

2

2

5

33

2103441

Các phương pháp gia công cơ khí
[Mechanical manufacturing methods]

2

2

0

4

34

2102434

Kỹ thuật số
[Digital Engineering]

3

2

2

5

35

2103436

Tin học ứng dụng ngành cơ khí
[Computer applications in mechanical engineering]

2

0

4

2

III

Khối kiến thức chuyên ngành

61

36

50

97

III.1

Các môn bắt buộc

46

23

46

69

36

2116401

Động cơ đốt trong 1
[internal combustion engine 1]

5

1

8

6

37

2116402

Động cơ đốt trong 2
[internal combustion engine 2]

3

1

4

4

2116401[a]

38

2116403

Hệ thống truyền lực ô tô
[Automotive powertrans system]

5

2

6

7

39

2116404

Hệ thống chuyển động và điều khiển ô tô
[Automotive control and motion system]

4

2

4

6

2116403[a]

40

2116405

Hệ thống điện thân xe
[Body electrical system]

3

1

4

4

2116425[a]

41

2116406

Nguyên lý động cơ đốt trong
[Principles of internal combustion engines]

3

3

0

6

2116401[a]

42

2116407

Lý thuyết ô tô
[Theory of automobile]

3

3

0

6

2116404[a]

43

2116408

Hệ thống điện động cơ ô tô
[Automotive Engine Electric System]

3

1

4

4

2116425[a]

44

2116409

Hệ thống điều khiển động cơ
[Atomotive Engine Control System]

5

2

6

7

2116402[a]

45

2116410

Tính toán kết cấu động cơ đốt trong
[Structural calculations of the internal combustion engines]

3

3

0

6

2116406[a]

46

2116411

Tính toán kết cấu ôtô
[Automotive structure calculation]

3

3

0

6

2116407[a]

47

2116412

Đồ án chuyên ngành
[Specialized project]

2

0

4

2

2116406[a]

48

2116413

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
[Air-conditioning systemsin vehicles]

2

1

2

3

49

2103419

Thực tập cơ khí
[Workshop practice 1]

2

0

4

2

III.2

Các môn Tự chọn

15

13

4

28

50

2116414

Kỹ thuật Đồng Sơn
[Chassis repair and painting]

2

0

4

2

2103419[a]

51

2116415

Thực tập kỹ thuật lái xe
[Practice driving Techniques]

2

0

4

2

52

2116416

Kỹ thuật xe máy
[Technical motocycle]

2

0

4

2

2116401[a]

53

2116417

Ứng dụng máy tính trong tính toán ô tô
[Computer application in automotive design]

3

1

4

4

2103437 [a]

54

2116418

Năng lượng mới trên ô tô
[New energy Automobile]

3

3

0

6

2116406[a]

55

2116419

Phương pháp thử nghiệm động cơ và ô tô
[Automotive testing method]

3

2

2

5

2116401[a]

56

2116420

Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô
[Automotive inspection, diagnosis and repairing]

3

2

2

5

2116404[a]

57

2116421

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng
[Technology of Specialized Vehicles]

2

2

0

4

58

2116422

Ô tô và môi trường
[The Automobile and The Environment]

2

2

0

4

2116406[a]

59

2116423

Quản lý dịch vụ ô tô
[Automotive service manager]

2

2

0

4

IV

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

10

2

16

12

60

2116498

Thực tập tốt nghiệp
[Intership]

5

0

10

5

61

2116499

Đồ án tốt nghiệp
[Thesis]

5

2

6

7

2116412[a]

Tổng số

142

96

92

238

Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Khái quát nội dung cơ bản lý luận chung nhất về sự phát triển của thế giới; quy luật kinh tế cơ bản trong CNTB và CNXH; quy luật hình thành, phát triển của CNXH.
Đường lối cách mạng Việt Nam
Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển TTHCM, và những nội dung cơ bản TTHCM về dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc; CNXH, Đảng Cộng sản; đoàn kết; nhà nước; dân chủ; văn hóa.
Pháp luật đại cương
Nghiên cứu lý luận chung nhất về nhà nước và pháp luật; tìm hiểu nội dung cơ bản của một số ngành luật cơ bản.

Anh văn 1

Học phần học này gồm 4 tín chỉ, nội dung gồm có 4 đơn vị bài, kết hợp giữa Lý thuyết và bài tập. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về ngữ pháp, từ vựng sử dụng trong giao tiếp hàng ngày cũng như một số từ vựng tiếng Anh thông dụng, các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết, tạo nền tảng kiến thức chung cho sinh viên để sinh viên đạt chuẩn đầu ra TOEIC 400 điểm theo yêu cầu của Nhà trường.

Toán cao cấp A1

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về số thực, số phức và biết tính toán với các số thực, số phức, giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân của hàm một biến số thực, khảo sát và vẽ đồ thị hàm số khi chúng được biểu diễn dưới dạng tham số, cực, tích phân và ứng dụng tích phân để tính diện tích, thể tích, tích phân suy rộng và lý thuyết chuỗi.

Toán cao cấp A2

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản định thức, ma trận, và biết vận dụng chúng để giải hệ phương trình tuyến tính. Các tính chất của ma trận và định thức, cách tính định thức cấp cao, các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính tổng quát. Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận với kiến thức vectơ n chiều, không gian Rn, ánh xạ tuyến tính. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc, ứng dụng cho các đường conic và các mặt bậc hai quadric.

Giáo dục Quốc phòng An ninh 1- ĐH-CĐ

Học phần cung cấp cho sinh viên vấn đề tư duy lý luận trong đường lối quân sự của Đảng và một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, về chiến lược Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu là:
+ Một số nội dung cơ bản về đường lối quân sự của Đảng
+ Một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng
+ Một số nội dung kỹ thuật và chiến thuật bộ binh

Giáo dục Quốc phòng An ninh 2- ĐH-CĐ

Học phần cung cấp cho sinh viên vấn đề tư duy lý luận trong đường lối quân sự của Đảng và một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, về chiến lược Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu là:
+ Một số nội dung cơ bản về đường lối quân sự của Đảng
+ Một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng
+ Một số nội dung kỹ thuật và chiến thuật bộ binh

Giáo dục Thể chất- ĐH-CĐ

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản trong lĩnh vực TDTT, phương pháp tập luyện TDTT cả về lý thuyết và thực hành và thực hiện được một số môn thể dục thể thao: Điền kinh, Thể dục, Chương trình tự chọn [sinh viên được học một trong các môn thể thao tự chọn sau: Cầu lông, bóng chuyền, bóng đá].

Vật lý 1

Trình bày các khái niệm, định luật tổng quát về chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm, vật rắn, chất lưu và chất khí lí tưởng.
Trình bày các nguyên lí nhiệt động học, hiệu suất của các máy nhiệt.

Hóa học đại cương

Học phần nhằm trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, nhiệt động hoá học, động hoá học, dung dịch, các quá trình điện hoá. Trang bị các kỹ năng cơ bản để tiến hành các bài thí nghiệm hoá học.

Phương pháp số trong tính toán cơ khí

Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên có được các lời giải số cho các bài toán giá trị biên và các bài toán giá trị ban đầu được đưa ra nhằm giải quyết các bài toán không thể giải được hoặc rất khó khăn trong việc giải bằng lời giải giải tích. Nội dung chương trình bao gồm các phương pháp giải các bài toán đạo hàm và tích phân cũng như các phương pháp số giải bài toán vi phân. Sinh viên làm bài tập trên máy tính bằng phần mềm Excel và Matlab để giải trực tiếp các bài toán cơ học kết cấu, cơ học lưu chất và các bài toán dao động của kết cấu,so sánh và phân tích các kết quả thu được.

Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, các kỹ năng giao tiếp, cách tổ chức đàm phán, các nguyên tắc và kỹ thuật, nghệ thuật trong đàm phán kinh doanh.Sinh viên sẽ được nghiên cứu về lý thuyết lẫn thực hành với những kinh nghiệm thực tiễn sinh động qua các cuộc đàm phán điển hình trong kinh doanh để xác định một ý thức rõ ràng về nhu cầu tự rèn luyện kỹ thuật - nghệ thuật đàm phán.

Toán cao cấp A3

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản: phép tính vi phân hàm nhiều biến, giới hạn, liên tục, đạo hàm riêng, dạng vi phân, cực trị tự do, cực trị vướng, cực trị toàn cục. Tích phân nhiều lớp, cụ thể là 2, 3 lớp, các ứng dụng trong vật lý như trọng tâm, momen quán tính. Cuối cùng là cách giải phương trình vi phân, hệ phương trình vi phân dùng hàm mũ ma trận.

Quy hoạch thực nghiệm

Môn học được xây dựng trên cơ sở 3 nội dung chính có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm: kỹ thuật thống kê thực nghiệm như cơ sở, công cụ để xử lý, phân tích thống kê các dữ liệu thực nghiệm và đánh giá sai số thí nghiệm; nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình vật lý như phương pháp tổ chức và nghiên cứu đối tượng công nghệ trên các mô hình vật lý đồng dạng hoặc tương tự và áp dụng kết quả nghiên cứu đó cho đối tượng thực; mô hình hoá và tối ưu thống kê thực nghiệm như phương pháp quy hoạch thực nghiệm và xử lý thống kê các dữ liệu thực nghiệm để xây dựng các mô hình thống kê thực nghiệm [Các mô hình hồi quy thực nghiệm] và tìm kiếm tối ưu thống kê thực nghiệm.

Quản trị doanh nghiệp

Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức về những hoạt động quản trị bên trong doanh nghiệp và sự vận dụng chúng vào thực tiễn doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Nâng cao khả năng giao tiếp, giúp sinh viên thích nghi với các tình huống thường xảy ra trong doanh nghiệp. Hoàn tất môn học này giúp sinh viên hiểu được các chức năng cơ bản và sự phối hợp giữa các bộ phận bên trong của doanh nghiệp.

Vật lý 2

Trình bày các khái niệm, định luật tổng quát về điện trường tĩnh, từ trường tĩnh, vật dẫn, dòng điện không đổi, cảm ứng điện từ và trường điện từ.

Tâm lý học đại cương

Học phần Tâm lý học đại cương giới thiệu cho sinh viên về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, chức năng, bản chất hiện tượng tâm lý người và sự đa dạng của các hiện tượng tâm lý trong đời sống con người; Những vấn đề về cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội của tâm lý, sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức về phương diện cá thể; Các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ của con người;; Một số vấn đề cơ bản về nhân cách, mặt tình cảm, ý chí và các thuộc tính tâm lý của nhân cách, con đường hình thành nhân cách.

Logic học

Logic mệnh đề, logic vị từ, suy luận
Biết ứng dụng vào một số lập luận trong các văn bản khoa học.

Phương pháp tính [Toán chuyên đề 2]

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng giải gần đúng phương trình và hệ phương trình, tính gần đúng các tích phân cũng như phương trình vi phân
Sinh viên có thể xử lý các số liệu đo đạc bằng các hàm hồi quy tuyến tính và các hàm phi tuyến.

Nhập môn công nghệ ô tô

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngành công nghệ ô tô, định hướng nghề nghiệp, vai trò, vị trí, yêu cầu công việc của người kỹ sư ô tô. Các kỹ năng mềm cần thiết để có thể học nâng cao ở các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản tổng quan về ô tô, các thông tin tra cứu về ô tô, quá trình phát triển của ngành ô tô trong và ngoài nước.

Vẽ kỹ thuật cơ khí

Học phầncung cấp cho sinh viên những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ hình, các nguyên tắc biểu diễn không gian hình học, các phép biến đổi, sự hình thành giao tiếp của các mặt, ..., các yếu tố cơ bản của bản vẽ kỹ thuật: Điểm, đường, hình chiếu, hình cắt, các loại bản vẽ chi tiết, vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ động trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và quốc tế.

Cơ lý thuyết

Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác của lĩnh vực cơ khí, nội dung học phần bao gồm các học phần:
+ Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ: phẳng, không gian, ngẫu lực và momen, lực ma sát.
+ Động học: các đặc trưng chuyển động của điểm và vật thể, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, chuyển động song phẳng và hợp các chuyển động.
Động lực học: các định luật , định lý cơ bản của động lực học, nguyên lý d,Alambert, phương trình Lagrange loại II, nguyên lý di chuyển khả dĩ và hiện tượng va chạm trong thực tế kỹ thuật.

Cơ lưu chất

Gồm những khái niệm chung và các tính chất vật lý cơ bản của lưu chất, áp suất thủy tĩnh và các tính chất của chất lỏng trong trường trọng lực. Phương trình vi phân cân bằng của chất lỏng. Phương trình liên tục, Phương trình vi phân chuyển động của lưu chất lý tưởng, phương trình vi phân chuyển động của chất lỏng thực phương trình động lượng cho dòng chất lỏng thực, phương trình năng lượng v.v

Sức bền vật liệu

Học phần bao gồm các kiế́n thức cơ bản cần thiết cho tính toán độ bền, độ cứng, độ ổn định các bộ phận công trình hay chi tiết máy chịu các hình thứ́c biến dạng cơ bản.

Kỹ thuật điện - điện tử ô tô

Học phần dành cho sinh viên không chuyên ngành điện, nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về máy điện, mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện cơ bản; cung cấp khái quát về đo lường các đại lượng điện. Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điện, khí cụ điện thường gặp trong sản xuất và đời sống.
Trang bị cho sinh viên không chuyên các kiến thức về điện tử cơ bản dạng mạch rời, các mạch tích hợp tương tự và số.
Giúp sinh viên hiểu được các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong ngành chuyên môn của mình:
- Có kiến thức về thông số kỹ thuật một số linh kiện điện tử cơ bản sử dụng trên ôtô.
- Có kiến thức về phương pháp tính toán và sử dụng linh kiện điện tử trên ôtô.
- Có kiến thức về phân tích mạch điện tử ứng dụng.

Nguyên lý Chi tiết máy Đồ án

Sau khi hoàn thành học phần sinh viên có khả năng giải quyết những vấn đề cơ bản về cơ cấu và máy: tính toán thiết kế các mối ghép, các bộ truyền, hệ thống dẫn động cơ khí.

Dung sai

Tính đổi lẫn chức năng trong ngành chế tạo máy. Dung sai và lắp ghép các mối thông dụng trong ngành chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép then và then hoa, mối ghép ren, phương pháp giải bài toán chuỗi kích thước và nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước trên bản vẽ chi tiết, một số loại dụng cụ đo và phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết.
Thí nghiệm kỹ thuật đo lường cơ khí đề cập đến những phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết cơ khí chế tạo máy, giới thiệu dụng cụ thiết bị đo, độ chính xác, thao tác, tính sai số và xử lý kết quả đo.

Kỹ thuật nhiệt

Kỹ thuật nhiệt là học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về các quy luật biến đổi năng lượng mà chủ yếu là nhiệt năng và cơ năng, diễn ra trong các loại máy nhiệt nói riêng và các hệ thống nhiệt động nói chung; đồng thời trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình trao đổi nhiệt trong thực tế.

Vật liệu cơ khí

Học phần trình bày cơ sở lý thuyết vật liệu học; đồng thời, giới thiệu các loại vật liệu như gang và thép, kim loại và hợp kim màu, vật liệu phi kim loại, vật liệu composite, vật liệu bột..
Học phần trình bày các phương pháp xử lý nhiệt như: ủ, thường hoá, tôi, ram, tôi cao tần, thấm và các phương pháp bảo vệ vật liệu như: mạ, sơn, phun phủ

Kỹ thuật vi xử lý

Môn học bao gồm các kiến thức về cấu tạo phần cứng của Vi điều khiển [các bộ nhớ bên trong, bộ định thời, các chức năng đặc biệt hỗ trợ khi sử dụng như tạo ngắt], cách lập trình cho Vi điều khiển và các tập lệnh của nó để có thể áp dụng vào thực tế. Cụ thể:
- Hiểu được cấu trúc một hệ thống xử lý điều khiển.
- Thiết kế mạch ứng dụng Vi điều khiển.
- Lập trình cho Vi điều khiển để xử lý và điều khiển thiết bị ngoại vi.

Các phương pháp gia công cơ khí

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức ứng dụng các phương pháp gia công để chế tạo các chi tiết máy.

Kỹ thuật số

Môn học cung cấp cho sinh viên đại học không chuyên điện, kiến thức cơ bản về hệ thống số, các cổng logic, hệ tổ hợp, hệ tuần tự, các mạch logic lập trình.

Tin học ứng dụng ngành cơ khí

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản trên lĩnh vực công nghệ CAD cho ngành cơ khí, rèn luyện kỹ năng lập và đọc bản vẽ. Bước đầu làm quen với việc thiết kế trên máy tính [vẽ các bản vẽ kỹ thuật] trong không gian hai chiều [2D].

Động cơ đốt trong 1

Học phần này trang bị cho người học các kiến thức về khái quát chung, nguyên lý làm việc của Động cơ đốt trong kiểu piston, nguyên lý làm việc và đặc điểm kết cấu của các hệ thống và các chi tiết trên động cơ.
Phương pháp tháo ráp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa, chẩn đoán, biện pháp khắc phục và bảo dưỡng trên động cơ xăng cơ bản.
Phương pháp sử dụng các dụng cụ đo cơ bản [thuốc kẹp, panme, so kế..]

Động cơ đốt trong 2

Cấu tạo, công dụng ,phân loại và nguyên lý hoạt động của các loại hệ thống nhiên liệu trên động cơ dầu.
Phương pháp tháo-ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh,khắc phục và bảo dưỡng động cơ dầu.
Sử dụng thiết bị chuyên dùng[máy thử kim phun điện tử,máy cân bơm cao áp,máy đo nồng độ khí thải] hiệu quả nhất.

Hệ thống truyền lực ô tô

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức tổng quát về cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô bao gồm những cụm chi tiết như: ly hợp, hộp số, truyền động các-đăng, cầu chủ động. Hướng dẫn các phương pháp, qui trình thực hành tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết nói trên.

Hệ thống chuyển động và điều khiển ô tô

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức tổng quát về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống chuyển động và điều khiển trên ô tô, bao gồm: hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, bánh xe; các thông số ghi trên lốp xe; cách xác định các góc đặt bánh xe.
Hướng dẫn các phương pháp, qui trình thực hành tháo ráp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết nói trên; cách cân chỉnh góc đặt bánh xe.
Đây là học phần tích hợp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ ô tô.

Hệ thống điện thân xe

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về điện và điện tử của thân xe, bao gồm cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc thuộc và phương pháp tính toán cơ bản để thay thế các chi tiết. Qua đó có kiến thức cơ sở phục vụ công tác sửa chữa hệ thống điện thân xe ôtô đúng phương pháp kỹ thuật, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả công việc.

Nguyên lý động cơ đốt trong

Học phần bao gồm lý thuyết về nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong; phân tích các chế độ và các đường đặc tình làm việc của động cơ đốt trong; quá trình làm việc và các chỉ tiêu đánh giá động cơ đốt trong.

Lý thuyết Ô tô

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức về tính năng động lực, tính năng ổn định, tính năng điều khiển, tính kinh tế nhiên liệu, tính năng thông qua, tính năng êm dịu của ô tô đồng thời đưa ra các phương pháp đánh giá những đặc tính trên cũng như tìm ra các chỉ tiêu để đánh giá chúng.
Học phần cung cấp những kiến thức về mối quan hệ tương tác giữa ô tô và mặt đường, đưa ra một số mô hình bài toán để nghiên cứu mối quan hệ tương tác này, thông qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các tính năng của ô tô và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, bảo trì, cải tiến ô tô đồng thời tạo tiền đề cho việc thiết kế chế tạo ô tô.

Hệ thống điện động cơ

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về điện và điện tử của động cơ trên ôtô, bao gồm cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc thuộc và phương pháp tính toán cơ bản để thay thế các chi tiết. Qua đó có kiến thức cơ sở phục vụ công tác sửa chữa hệ thống điện động cơ ôtô đúng phương pháp kỹ thuật, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả công việc.

Hệ thống điều khiển động cơ

Trang bị cho sinh viên các kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển động cơ xăng. Có các kỹ năng về kiểm tra chẩn đoán điều chỉnh sửa chữa các hệ thống: đánh lửa, hệ thống điều khiển phun nhiên liệu, điều khiển tốc độ cầm chừng, xác định các mã lỗi và một số điều khiển khác.
Cấu tạo, nguyên lý làm việc các hệ thống nhiên liệu dùng trên động cơ Diesel, các loại bơm cao áp, kim phun dùng trong hệ thống nhiên liệu. Qui trình tháp ráp, kiểm tra, sửa chữa điều chỉnh các loại bơm cao áp[PF, PE, VE và GM...] các loại vòi phun nhiên liệu. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, kiểm tra- sửa chữa hệ thống Common-rail.

Tính toán kết cấu động cơ đốt trong

Học phần giới thiệu phương pháp luận về tính toán động cơ đốt trong [ĐCĐT], chọn vật liệu cho động cơ. Tính toán tổng thể ĐCĐT. Tính toán động lực học ĐCĐT. Tính toán các hệ thống trong ĐCĐT hệ thống phân phối khí, hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát

Tính toán kết cấu ô tô

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kết cấu, động học động lực học của những hệ thống thuộc khung gầm ô tô như: ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, truyền lực chính, vi sai, bán trục, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh,; những phương pháp luận về tính toán kết cấu ôtô. Tính toán thiết kế và kiểm tra bền một số chi tiết cơ bản của những hệ thống thuộc khung gầm.

Đồ án chuyên ngành.

Học phần Đồ án động cơ đốt trong gồm những nội dung: Tính toán nhiệt động chu trình của động cơ đốt trong và tính toán kết cấu một số chi tiết cơ bản hoặc một hệ thống [làm mát, bôi trơn, nhiên liệu,] trên động cơ đốt trong.

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, nguyên lý hoạt động cấu tạo của các thiết bị chi tiết trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
Phương pháp sử dụng dụng cu đo [ Đồng hồ gas, ampe kềm, VOM,]
Phương pháp tháo lắp kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa, bảo dưỡng chẩn đoán tìm pan trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Thực tập cơ khí

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn giản: vạch dấu, đục, dũa, cưa, uốn nắn, khoan khoét doa, cắt ren, cao, ... ; đo các kích thước bằng tay, bằng các dụng cụ cầm tay: thước cặp, thước vuông, pan-me, ca líp

Kỹ thuật Đồng Sơn

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức về kết cấu thân vỏ ô tô, hướng dẫn người học thực hành các phương pháp, kỹ thuật hàn và kéo nắn sửa chữa thân xe, thực hành các quy trình, phương pháp chuẩn bị bề mặt và pha màu, phun sơn.
Học phần này trang bị cho người học các kỹ năng cơ bản về tổ chức, điều hành và thực hiện kỹ thuật sửa chữa thân vỏ xe.
Thực tập kỹ thuật lái xe
Học phần thực hành cung cấp những kiến thức về cấu tạo, cách bố trí các bộ phận trong buồng lái ô tô. Phương pháp lái xe, kiểm tra, sửa chữa, xác định những hư nhỏ trên ô tô.

Kỹ thuật xe máy

Học phần trang bị cho sinh viên phương pháp thực hành sửa chữa xe gắn máy. Nội dung chủ yếu trình bày phương pháp tháo ráp và điều chỉnh động cơ, sử dụng thiết bị chuyên dùng trong công tác kiểm tra và sửa chữa xe gắn máy.

Ứng dụng máy tính trong tính toán ô tô

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và khả năng ứng dụng một số phần mềm ứng dụng như CATIA, LS-DYNA,... để thiết kế và mô phỏng các chi tiết thuộc hệ thống khung gầm ô tô.
Đây là học phần tích hợp giúp người học có khả năng sử dụng các công cụ thiết kế và mô phỏng trong lĩnh vực chuyên môn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

Năng lượng mới trên ô tô

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về nhiên liệu và năng lượng mới trên ôtô, bao gồm định nghĩa, cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán cơ bản để thay thế, bố trí các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu. Qua đó có kiến thức cơ sở phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, sử dụng, vận hành thiết bị mới trên ôtô đúng phương pháp kỹ thuật, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả công việc.

Phương pháp thử nghiệm động cơ và ô tô

Bao gồm các vấn đề chung về cách xác định các chỉ tiêu đánh giá động cơ như : Công suất, Momen, suất tiêu hao nhiên liệu, Giới thiệu các thiết bị đo kiểm các chỉ tiêu nói trên. Các chỉ tiêu đánh giá một số hệ thống như hệ thống phanh, hệ thống lái, mức độ tin cậy của ô tô,.. phương pháp xác định các chỉ tiêu đó và giới thiệu các thiết bị để xác định các chỉ tiêu trên. Hướng dẫn bố trí và thực hiện một số thí nghiệm trên các thiết bị thực tế.

Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô

Sau khi kết thúc môn hoc này sinh viên có thể hiểu các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật các hệ thống, quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới và ứng dụng các kiến thức đã học trong việc chuẩn đoán các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng trên ôtô

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức tổng quan về thành phần cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số loại ô tô chuyên dụng phổ biến hiện nay. Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các hệ thống thủy lực, thủy khí, cũng như đọc hiểu được các sơ đồ điều khiển thủy lực thủy khí tự động bán tự động sử dụng trên ô tô chuyên dụng và trên một số loại máy công nghiệp sử dụng trong các nhà máy sản xuất hiện nay. Từ đó có khả năng phân tích được nguyên nhân hư hỏng và đề ra biện pháp sửa chữa.

Ô tô và môi trường

Học phần Ô tô và môi trường bao gồm những nội dung về cơ chế hình thành các chất gây ô nhiễm trong quá trình cháy của động cơ đốt trong, Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ các chất gây ô nhiễm trong khí xả và biện pháp kỹ thuật làm giảm mức độ gây ô nhiễm của động cơ đốt trong.

Quản lý dịch vụ ô tô

Môn học trình bày những kiến thức cơ bản liên quan đến các tiêu chuẩn vận hành dịch vụ ô tô, các vấn đề về quản lý một cơ sở dịch vụ ô tô và các quy trình hoạt động về quản lý xưởng dịch vụ, cách đánh giá hoạt động của xưởng dịch vụ.

Thực tập tốt nghiệp

Học phần nhằm nâng cao nhận thức công nghệ và kỹ năng nghề, về quy trình công nghệ sửa chữa, lắp ráp ôtô, làm quen với thực tế sản xuất và quản lý sản xuất tại xí nghiệp.
Giúp sinh viên: Tiếp cận thực tế, làm quen với môi trường công nghiệp. Nhận biết về cách tổ chức làm việc và quản lý các xí nghiệp. Vận dụng kiến thức đã học vào trong lao động sản xuất. Qua đó giúp sinh viên đánh giá được năng lực của bản thân và các thiếu sót, rút kinh nghiệm từ thực tế, từ đó hoàn thiện kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật trong lao động và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Đồ án tốt nghiệp

Đồ án tốt nghiệp là các đề tài nghiên cứu ứng dụng, để giải quyết một vấn đề cụ thể mang tính thực tế liên quan đến ngành học do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của giáo viên hướng dẫn.
Đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên hệ thống hóa, tổng hợp các kiến thức, những kỹ năng và vận dụng chúng một cách khoa học và sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế. Qua đó, sinh viên có thể rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và sáng tạo.

PHẦN IV: ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN/ CÁN BỘ VIÊN CHỨC

Khoa Công nghệ Động lực hiện tại có 30 cán bộ viên chức, trong đó có 02 Tiến sĩ, 01 NCS. ThS, 15 Thạc sĩ, 08 Cao học, 02 Đại học, 02 Trung cấp. Nhân sự trong Khoa bao gồm 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa, 02 Trưởng Bộ môn, 01 Trưởng xưởng, 01 Giáo vụ, 01 Nhân viên bảo trì và 23 giảng viên.
Khoa Công nghệ Động lực là một trong những Khoa tiêu biểu của Nhà trường về dạy tốt học tốt, có truyền thống kỷ luật trong công tác dạy và học; các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, gương mẫu, tận tâm với nghề nghiệp, gắn kết với người học nhằm truyền đạt kiến thức đạt kết quả tốt nhất. Chuyên môn tiêu biểu của mỗi cán bộ viên chức được liệt kê như sau.

STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

HOC HÀM /HỌC VỊ

Chuyên môn/ môn giảng dạy

1

Nguyễn Thành Tâm

1980

Tiến sĩ

Hệ thống điều khiển động cơ

2

Nguyễn Văn Sỹ

1980

Tiến sĩ

Lý thuyết ô tô

3

Đặng Tiến Phúc

1983

NCS. ThS

Động cơ dốt trong 1

4

Nguyễn Chí Hùng

1961

Thạc sĩ

Nguyên lý động cơ đốt trong

5

Nguyễn Hồng Sơn

1970

Thạc sĩ

Hệ thống truyền lực ô tô

6

Nguyễn Quốc Sỹ

1978

Thạc sĩ

Tính toán kết cấu động cơ

7

Trần Văn Nguyện

1977

Thạc sĩ

Kỹ thuật điện điện tử ô tô

8

Hồ Thanh Thơ

1980

Thạc sĩ

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng

9

Trần Anh Sơn

1983

Thạc sĩ

Tính toán kết cấu ô tô

10

Hồ Trọng Du

1983

Thạc sĩ

Nguyên lý động cơ đốt trong

11

Nguyễn Minh Đăng

1988

Thạc sĩ

Lý thuyết ô tô

12

Lê Minh Đảo

1987

Thạc sĩ

Ô tô và môi trường

13

Nguyễn Xuân Ngọc

1982

Thạc sĩ

Hệ thống chuyển động và điều khiển ô tô

14

Nguyễn N H Trang

1977

Thạc sĩ

Quản lý dịch vụ ô tô

15

Lý Văn Trung

1980

Thạc sĩ

Thực tập kỹ thuật lái xe

16

Hoàng Ngọc Tân

1985

Thạc sĩ

Hệ thống điện thân xe

17

Trần Minh Tiến

1985

Thạc sĩ

Thực tập kỹ thuật lái xe

18

Phạm Văn Mạnh

1988

Thạc sĩ

Phương pháp thử nghiệm động cơ và ô tô

19

Hoàng Ngọc Dương

1979

Cao học

Động cơ đốt trong 1

20

Hà Thanh Liêm

1975

Cao học

Nhập môn công nghệ ô tô

21

Phan Văn Nhựt

1986

Cao học

Năng lượng mới trên ô tô

22

Bùi Chí Thành

1972

Cao học

Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô

23

Võ Lâm Kim Thanh

1971

Cao học

Hệ thống truyền lực ô tô

24

Phạm Quang Dự

1989

Cao học

Động cơ đốt trong 2

25

Nguyễn Doãn Dương

1980

Cao học

Hệ thống điện động cơ

26

Nguyễn Bảo Lộc

1985

Cao học

Kỹ thuật Đồng Sơn

27

Đặng Hữu Hạnh

1957

Kỹ sư

Động cơ đốt trong 2

28

Nguyễn Thanh Cầm

1978

Kỹ sư

Động cơ đốt trong 2

29

Đàm Quốc Tuấn

1961

Trung cấp

Nhân viên bảo trì

30

Trần Thị Kim Phượng

1969

Trung cấp

Giáo vụ

PHẦN V: CƠ SỞ VẬT CHẤT

Khoa Công nghệ Động lực đào tạo chuyên môn liên quan đến cơ khí động lực đặc biệt là công nghệ kỹ thuật ô tô, cơ sở vật chất để đào tạo hiện đại, nhiều chủng loại, nhiều mô hình thực tế, như các mô hình phun xăng điện tử, phun dầu điện tử, hệ thống thắng, hệ thống lái,vv. Đặc biệt là có các mô hình và máy chẩn đoán tình trạng hư hỏng ô tô. Với cơ sở vật chất đào tạo này sinh viên có thể tiếp cận và thực tập trên mô hình, sau khi ra trường có thể đảm đương với công việc thực tế.
Các mô hình thực tập tiêu biểu của Khoa Công nghệ Động lực:

Hình ảnh sinh viên trong giờ thực tập tại xưởng

PHẦN VI: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA

Để đào tạo gắn với thực tế, tăng tính sáng tạo nghiên cứu khoa học của sinh viên, hàng năm Khoa cho sinh viên tham gia các cuộc thi giỏi nghề các cấp, thi thiết kế xe tiết kiệm năng lượng do SHELL và HONDA tổ chức, tổ chức giao lưu và tham quan công ty xí nghiệp ô tô, hội thảo khoa học chuyên ngành ô tô, tổ chức hợp cựu sinh viên truyền thống nhằm cho sinh viên tiếp cận kiến thức và kỹ năng thực tiễn.

1. Cuộc thi chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-Marathon
Là cuộc thi toàn cầu được bắt đầu từ năm 1939 tại một phòng nghiên cứu của Shell tại Mỹ, bắt nguồn từ một cuộc thi đua giữa hai nhà khoa học nhằm xem ai có thể đi được khoảng cách xa nhất tính trên mỗi gallon nhiên liệu bằng phương tiện của mình.
Cuộc thi SHELL ECO MARATHON ASIA có sự tham dự của các đội sinh viên học sinh của các Học việc, trường Đại học, Cao Đẳng, các trường nghề từ 16 quốc gia thuộc khu vực châu Á và vùng Trung Đông tham gia như Brunei Darussalam, China, Chinese Taipei, India, Indonesia, Japan, Lebanon, Malaysia, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, South Korea, Thailand, United Arab Emirates và Vietnam.

2. Cuộc thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu ECM do công ty Honda Việt Nam tổ chức.

3. Trao học bổng của công ty Toyota Việt Nam cho sinh viên khoa Công nghệ Động lực

4. Buổi giao lưu Thaco khơi nguồn khởi nghiệp của công ty Trường Hải Auto khu vực Nam Bộ với sinh viên khoa công nghệ Động Lực.

5. Ngày truyền thống của sinh viên khoa Động lực hàng năm:

Về đầu trang

Video liên quan

Chủ Đề