Trường từ vựng ngữ nghĩa là gì

Bài này yêu cầu các em nắm được:

- Khái niệm về trường từ vựng.

- Một số đặc điếm của trường từ vựng.

1. Trường từ vựng là gì

- Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp [khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ...], từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ [ở đây là tiếng Việt].

- Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất [nét chung] nào đó về nghĩa.

Một số ví dụ :

+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, ...

+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết, ...

2. Một số đặc điểm của trường từ vựng

a] Trước hết, cần hiểu mỗi trường từ vựng là một hộ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ:

- Trường từ vựng “động vật” nói trên có thể có một số trường nhỏ sau:

+ Tên gọi các loài: gà, chó, lợn, mèo, dê, khỉ, hổ, báo,...

+ Về giống: đực, cái, trống, mái,...

+ Bộ phận cơ thể động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, gạc, vuốt, nanh,...

+ Hoạt động: chạy, phi, lồng, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, xé, vồ, tha,...

- Trường từ vựng “biển” có các trường nhỏ sau:

+ Địa thế vùng biển: bờ biển, bãi biển, eo biển, cửa biển, vịnh, bán đảo,...

+ Thời tiết biển: bão biển, lốc biển, mưa biển, sóng thần,...

+ Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, vích, đồi mồi, hào ngư, sò huyết,...

b] Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy có các nghĩa cơ bản sau:

- Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: người chạy, con mèo chạy,...

- Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền,...

- Trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,...

- Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy,...

- Vận chuyển: chạy thóc vào kho,...

Với các nghĩa trên, các trường hợp sử dụng khá phong phú nói trên, từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều trường từ vựng, như các trường nói về con người, động vật, đồ vật ...

c] Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ [theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,...] trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn - chính là chuyển trường từ vựng [từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác]. Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc lại văn bản Trong lòng mẹ, chú ý các từ có nét chung về nghĩa là cùng chỉ “người ruột thịt” [người trong gia đình, họ hàng], dùng bút chì gạch dưới những từ này. Ví dụ, các từ: thầy, mẹ, em, cô, cháu, mợ, em hé, anh em, con, hà họ, cậu.

2. - Muốn đặt được tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ, em đọc kĩ từng nhóm từ, xem các từ ấy có nét chung gì về nghĩa. Từ nét chung về nghĩa ấy, em tìm tên gọi thích hợp cho từng trường từ vựng. Ví dụ, nét chung về nghĩa của các từ thuộc nhóm [a] là cùng chỉ các dụng cụ đánh bắt cá. Do đó, có thể đặt tên trường từ vựng này là: “Dụng cụ đánh bắt cá”.

- Cũng tương tự, tên của các trường từ vựng còn lại:

+ Nhóm [b] : “Dụng cụ để chứa, đựng”.

+ Nhóm [c] : “Hoạt động của chân”.

+ Nhóm [d]: “Trạng thái tâm lí, tình cảm”.

+ Nhóm [e] : “Tính cách con người”.

+ Nhóm [g] : “Dụng cụ để viết”.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt tên cho trường từ vựng gồm các từ được in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng. Muốn tìm được tên gọi thích hợp, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ được in đậm trong đoạn văn, xem các từ này có nét chung gì về nghĩa.

Cụ thể, các từ này đều biểu thị tình cảm, thái độ của người nói. Do đó, có thể nói các từ này thuộc trường từ vựng “Tình cảm, thái độ”.

4. Em lần lượt xét từng từ cho sẵn, xem từ ấy có thể xếp vào trường từ vựng “Khứu giác” hay “Thính giác”. Trong đó, em cần chú ý khả năng chuyển nghĩa [đồng thời là chuyển trường] của một số từ. Những từ mang đặc điểm này có thể xuất hiện ở cả hai trường từ vựng nói trên. Cụ thể như sau:

Trường “Khứu giác”

Trường “Thính giác”

mũi, thơm, điếc, thính

tai, nghe, điếc, thính, rõ

5*. Hai từ cho sẵn: lưới [danh từ], lạnh [tính từ] đều là những từ nhiều nghĩa. Do đó, mỗi từ này có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau. Bài tập này yêu cầu em tìm các trường từ vựng mà mỗi từ nói trên có thể xuất hiện.

Ở mỗi từ, trước hết, em tìm các nghĩa khác nhau của từ. Sau đó, xem xét từ ấy có thể xuất hiện trong các trường từ vựng nào. Cụ thể như sau:

- lưới:

  • Trường “Dụng cụ để đánh bắt cá, chim...” [cùng trường với: nơm, chài, vó, bẫy...]
  • Trường “Phương án vây bắt người” [trong các tập hợp từ: sa lưới mật thám, rơi vào lưới phục kích; cùng trường với: bẫy, phương án, kế hoạch,...]

- lạnh:

  • Trường “Nhiệt độ” [cùng trường với : mát, ấm, nóng,...]
  • Trường “Thái độ, tình cảm” [cùng trường với: lạnh lùng, ấm áp, vui vẻ, cơi mở, vồn vã, xởi lởi,...]
  • Trường “Màu sắc” [cùng trường với: ấm, nóng,...]

Lưu ý: Từ tấn công các em tự làm.

6. Các từ in đậm [chiến trường, vũ khí, chiến sĩ] vốn đĩ thuộc lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyển nghĩa, dùng để nói về lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào?

Trả lời được các câu hỏi gợi ý trên, em sẽ xác định được các từ in đậm này được chuyển từ trường nào sang trường nào.

[Đáp án: Chuyển từ trường “Quân sự” sang trường “Nông nghiệp”].

7. Chủ đề của đoạn văn chi phối việc lựa chọn từ ngữ. Vì vậy, nếu em chọn chủ đề “Trường học” hoặc chủ đề “Bóng đá” để viết thì các từ ngữ thuộc chủ đề em lựa chọn sẽ được huy động. Viết xong, em gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng đó [ít nhất năm từ].

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN THỊ THANH HƯỜNGTRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA VỀ HOA VÀ MẸ TRONGTHƠ DƯƠNG KIỀU MINHCHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌCMÃ SỐ:LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂNNgười hướng dẫn khoa học:TS. TRỊNH THỊ MAINGHỆ AN - 2014MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU...........................................................................................................................................11. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................................33. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................74. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................85. Đóng góp của luận văn...........................................................................................................86. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................................8NỘI DUNG......................................................................................................................................9Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............91.1. Từ và nghĩa của từ................................................................................................................91.1.1. Từ............................................................................................................................................91.1.2. Nghĩa của từ......................................................................................................................131.2. Đặc điểm hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa...................................................................201.2.1. Hệ thống trong ngôn ngữ.............................................................................................201.2.2. Hệ thống từ vựng ngữ-nghĩa......................................................................................221.3. Trường từ vựng - ngữ nghĩa...........................................................................................231.3.1. Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa.................................................................231.3.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa......................................................................241.4. Tác giả Dương Kiều Minh và thơ Dương Kiều Minh.......................................281.4.1. Vài nét về Dương Kiều Minh....................................................................................281.4.2 . Thơ Dương Kiều Minh................................................................................................311.3.Tiểu kết chương 1..............................................................................................................33Chương 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ HOA TRONGTHƠ DƯƠNG KIỀU MINH...............................................................................................342.1. Các tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa về hoa trong thơ Dương Kiều Minh........342.1.1. Trường từ vựng về các loài hoa................................................................................342.1.2 Trường từ vựng về đặc điểm tính chất của hoa...................................................442.1.3. Trường từ vựng về không gian và thời gian hoa xuất hiện..........................562.1.4 Trường từ vựng các danh từ đơn vị để chỉ hoa...................................................612.1.5. Trường từ vựng về các bộ phận của hoa.................................662.1.6. Trường từ vựng về trạng thái của Hoa.......................................682.2. Vai trò của trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa trong thơ Dương Kiều Minh.......742.2.1. Dẫn nhập.............................................................................................................................742.2.2. Các vai trò của trường từ vựng về hoa trong thơ Dương Kiều Minh......742.3.Tiểu kết chương 2..............................................................................................................88Chương 3 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ MẸ TRONG THƠDƯƠNG KIỀU MINH............................................................................................................903.1. Các tiểu trường từ vựng ngữ nghĩa về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh..........903.1.1 Dẫn nhập..............................................................................................................................903.1.2 Các tiểu trường từ vựng về mẹ...................................................................................923.2. Vai trò của trường từ vựng về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh..................1153.2.1. Trường từ vựng về mẹ góp phần thể hiện tình cảm của tác giả dành chomẹ......................................................................................................................................................1153.2.2. Trường từ vựng về mẹ góp phần khắc họa hình ảnh người phụ nữ ViệtNam..................................................................................................................................................1213.3.Tiểu kết chương 3............................................................................................................126KẾT LUẬN.................................................................................................................................127TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................1321MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Tác phẩm văn học là một hệ thống ký hiệu có tổ chức riêng. Trong đócác đơn vị từ, ngữ, câu đều là những phương tiện quan trọng mang giá trị thẩmmỹ. Từ ngữ chính là nguyên liệu cơ sở giữ vai trò cơ bản trong việc xây đắpnên hình tượng nghệ thuật, yếu tố quyết định sự tồn tại của tác phẩm văn học.Mỗi nhà thơ có một cách dùng từ riêng. Mỗi tác phẩm có một hệ thống lớp từngữ mang đặc trưng riêng. Từ ngữ là một trong những thành tố tạo nên dấu ấncủa tác phẩm và cũng là một trong những thành tố góp phần làm nên phongcách của tác giả.1.2. Nền văn học Việt Nam đương đại đang xuất hiện khá nhiều nhà thơvới nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, thu hút sự chú ý của dư luận.Trong số đó phải kể đến nhà thơ Dương Kiều Minh, một trong những hiệntượng thi ca tiêu biểu của thi đàn văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với bảytập thơ Củi lửa, Dâng mẹ, Những thời đại thanh xuân, Ngày xuống núi, Tựacửa, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, Khúc chuyển mùa cùng nhiều tùyđàm văn chương, Dương Kiều Minh đã tạo nên một gương mặt thi ca đầy ấntượng trong đội ngũ những nhà thơ hậu chiến và có đóng góp không nhỏ vàodiễn trình đổi mới thơ ca đương đại. Dương Kiều Minh đã ghi đậm dấu ấnbằng một phong cách ngôn ngữ riêng. Một trong những đặc trưng ngôn ngữđể lại dấu ấn đậm nét để người đọc dễ dàng nhận ra Dương Kiều Minh là cáctrường từ vựng ngữ nghĩa. Trong đó, trường từ vựng về hoa và trường từvựng về mẹ là hai trường từ vựng bao trùm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm củaông.Nghiên cứu thơ Dương Kiều Minh không chỉ góp phần tìm hiểu phongcách của một nhà thơ nổi tiếng, một hiện tượng văn học mà còn đóng gópmột phần tư liệu để giảng dạy văn học nói chung và thơ ca nói riêng trongnhà trường.2Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Trường từ vựng - ngữ nghĩa vềHoa và Mẹ trong thơ Dương Kiều Minh” để làm đề tài nghiên cứu.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề2.1. Lý thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa đã được nghiên cứu từ lâu. ỞViệt Nam đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kểđến một số tác giả tiểu biểu như Giáo sư Đỗ Hữu Châu với các công trình nhưTừ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt; Các bình diện của từ và từ tiếng Việt; Kháiniệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng; Trường từ vựng ngữ nghĩavà hiện tượng nhiều nghĩa; Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, tráinghĩa… Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp với cuốn Từ vựng tiếng Việt. Giáo sưNguyễn Đức Tồn với luận án Phó Tiến sĩ Trường từ vựng bộ phận cơ thểngười. Giáo sư Lê Quang Thiêm với Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858 1945. Nguyễn Văn Tu với Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại. Hoàng Văn Hànhvới các công trình Về tính hệ thống của vốn từ tiếng Việt; Về nghĩa của các từbiểu thị sự nói năng trong tiếng Việt...Vận dụng lý thuyết Trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu các trườngtừ vựng cụ thể đã có rất nhiều công trình nghiên cứu là các luận án, luận văn,các bài báo. Các công trình có thể kể đến như:Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Tồn “Trường từ vựng bộ phận cơ thểngười” [1988] đã đi sâu nghiên cứu một trường từ vựng, cụ thể là trường từvựng bộ phận cơ thể người, qua các tiểu trường từ vựng bộ phận cơ thể người,tác giả đã phân tích, lý giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa rất lý thú.Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh với luận án Phó tiến sĩ cũng nghiên cứumột trường từ vựng tiêu biểu đó là “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa têngọi động vật”. Từ các tên gọi động vật, tác giả cũng đã lý giải mối quan hệngôn ngữ và văn học và có nhiều nhận xét mới mẻ về tên gọi động vật.3Nguyễn Ngọc Trâm là tác giả đã có một số công trình nghiên cứu cáctrường từ vựng ngữ nghĩa cụ thể, chẳng hạn như “Tìm hiểu nhóm từ biểu thịphản ứng tâm lý tình cảm” [Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1975].Chu Bích Thu cũng đi vào một số nhóm từ cụ thể như “một vài suy nghĩvề nghĩa những từ thuộc nhóm “tròn - méo” [Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1975].Tác giả Hoàng Trọng Canh là người có nhiều công trình nghiên cứu vềtrường từ vựng ngữ nghĩa như “Văn hóa người Nghệ Tĩnh qua vốn từ vựngnghề cá” [Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 1996], “từ chỉ nghề nghiệptrong phương ngữ Nghệ Tĩnh” [Đề tài cấp Bộ, 2005].v.v…Giáo sư Đỗ Thị Kim Liên cũng có nhiều công trình nghiên cứu về trườngtừ vựng như: “Trường ngữ nghĩa về cây lúa và các sản phẩm từ lúa phản ánhđặc trưng văn hóa lúa nước trong tục ngữ Việt” [Tạp chí Văn hóa dân gian,số 4, 2006], “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữViệt” [Ngôn ngữ đời sống, số 6, 2007].v.v…Những năm gần đây có rất nhiều công trình là bài báo, luận văn thạc sĩnghiên cứu về các trường từ vựng cụ thể trong tác phẩm văn học như TrịnhThị Mai với “Tiếp cận bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận qua các trườngtừ vựng ngữ nghĩa” [Kỷ yếu Ngữ học trẻ, 2008]. Trần Thị Mai với “Trường từvựng chỉ không gian trong tập thơ lửa thiêng của Huy Cận ” [Tạp chí Ngônngữ và đời sống, số 1 + 2, 2010]. Đỗ Thị Hòa với “Một số đặc điểm tâm lývăn hóa Việt qua nhóm từ ngữ thuộc trường nghĩa loài thú trong ca dao” [Kỷyếu Ngữ học trẻ, 2008]. Phan Thị Thúy Hằng với “Trường từ vựng tên gọicác loài cây trong ca dao của người Việt” [Luận văn thạc sĩ trường Đại họcVinh 2007]; Lê Thị Thanh Nga với “Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường nghĩachỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi” [Luận vănthạc sĩ trường Đại học Vinh 2008]; Hai tác giả Hoàng Anh và Nguyễn ThịYến với “Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá” [Tạp chíNgôn ngữ và đời sống, số 7 - 2009]. Nguyễn Mạnh Hùng với “ Trường từ4vựng về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn XuânKhánh” [Luận văn thạc sĩ trường Đại Học Vinh 2012].v.v…2.2. Dương Kiều Minh là nhà thơ tương đối “lạ” được ít người biết đếnbởi sinh thời Dương Kiều Minh đã sống rất lặng. Ở bên ngoài bão táp củacông nghệ truyền thông, ông ít khi trả lời phỏng vấn báo chí, không tranhluận, bút chiến… Mọi người chỉ nhớ đến ông qua những vần thơ ngọt ngàosâu thẳm tình mẹ. Thơ của ông có một lực hút rất mạnh mẽ, c ác tác phẩmcủa ông liên tục ra đời và lập tức nhận được sự chú ý của bạn đọc.Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học nghiêncứu thơ Dương Kiều Minh. Các công trình này chủ yếu đề cập đến các khíacạnh nội dung chủ đề của tác phẩm thơ, các bài viết được đăng tải trên kênhtruyền thông mạng có thể kể đến rất nhiều bài viết như: tác giả Mai VănPhấn có bài viết “thơ Dương Kiều Minh mang hơi xuân từ những cánhđồng” đăng trên báo Nghệ thuật mới số 3. Nhà thơ Trần Anh Thái có bài viết“Nhà thơ Dương Kiều Minh lá vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn” ; tác giảBình Nguyên Trang có viết bài “Thơ Dương Kiều Minh-Bài học quý chonhiều nhà thơ trẻ” đăng trên trang văn hóa –thể thao, báo CAND.online. Tácgiả Đỗ Ngọc Yên có bài tham luận “Cảm thức thời gian trong thi pháp thơDương Kiều Minh”; Nhà thơ Ngô Kim Đỉnh có bài viết “Dương Kiều Minh- thi sĩ của những thôi thúc và quyến rũ từ những khoảng trống đời người”;Bích Thu có bài vết “Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh”; Vi Thùy Linh viếtbài tham luận “Một khoảng trống sau “mùa xuân gấp gấp”; Hoàng KimNgọc có bài viết “thi pháp ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh” đăng tải trêntrang vietvan.vn. Và đặc biệt hơn tại cuộc hội thảo văn học với chủ đề “Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thơ ca đương đại” diễn ra vàongày 16/5/2012, tại khoa Viết văn - Báo chí, trường Đại học Văn hóa HàNội. Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận và phát biểu của các nhà văn, nhàthơ tên tuổi như Bằng Việt, Nguyễn Quang Thiều, Chu Văn Sơn, Lưu Khánh5thơ, Nguyễn Đăng Điệp, Văn Giá, Đỗ Ngọc Yên, Văn Chinh... đã đánh giácao những đóng góp của Dương Kiều Minh trong nền thơ Việt Nam hiện đại.Hội thảo còn thu hút nhiều bạn đọc, sinh viên và những người yêu mến,quan tâm đến nhà thơ xứ Đoài này.Bình Nguyên Trang trong bài viết “Thơ Dương Kiều Minh - Bài họcquý cho nhiều nhà thơ trẻ” có nhận định: “Những tập thơ “Củi lửa”, “Dângmẹ”, “Những thời đại thanh xuân”, “Ngày xuống núi”, “Tựa cửa”, “Tôingắm mãi những ngày thu tận”, “Khúc chuyển mùa”… đã tạo nên tầm vócDương Kiều Minh - một nhà thơ khắc khoải với cuộc đời, không ngừng tìmkiếm những giá trị mới trên nền tảng của truyền thống phương Đông, 29 tuổi,đã vẽ lên được một diện mạo Thơ rõ ràng, ngay từ tập thơ đầu tiên, khôngphải nhà thơ nào cũng làm được”.Phần lớn những bài thơ của Dương Kiều Minh đều hiển lộ những hìnhảnh được soi chiếu từ ký ức. Dường như đối với ông, mọi biểu đạt về vẻ đẹpcủa đời sống đều được khơi gợi từ ký ức. Đó là hình ảnh người mẹ, cánh đồnglúa rộ vàng, khu vườn tuổi thơ, ngôi nhà có bậc thềm “giàn giụa ánh trăngmỗi tối”, những bụi hoa cúc dại, những đồi núi lô xô của vùng đất nơi ôngsinh ra và lớn lên, những tiếng thầm thì của ngày xưa…PGS.TS Nguyễn Bích Thu đã trình bày những cảm nhận khái quát củamình về thơ Dương Kiều Minh. Tác giả bài viết khẳng định: “Hành trình thơDương Kiều Minh là hành trình đau đáu tìm đường đi và trải nghiệm, trongđó nổi bật là những ưu tư đậm chất thế tục về thân phận con người. Điều đótạo nên trong thơ ông cảm thức về thời gian rất rõ nét [được ý thức như mộtphúng dụ về trạng thái nhân sinh]. Đây cũng là lý do để Dương Kiều Minhlựa chọn hai cách thể hiện hình thức thơ phù hợp nhất nhằm diễn tả nhữngcảm thức và trạng thái ấy: thơ tự do và thơ văn xuôi”.PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp cũng khẳng định: “Dương Kiều Minh thuộctop 10 nhà thơ hậu chiến mang tinh thần đổi mới và thực sự đổi mới, mặc dù6đó là những con người cô đơn trên hành trình đổi mới của mình. Điều đó đãtạo nên sự bùng nổ của các nhà thơ thuộc thế hệ sau. Cần thấy và đánh giáđược nỗ lực cách tân thơ ca của một thế hệ từ những trường hợp cụ thể nhưDương Kiều Minh”.Là một nhà thơ cùng thế hệ, đồng thời là người bạn tâm giao với DươngKiều Minh, nhà thơ Trần Anh Thái cũng khẳng định tinh thần đổi mới thơ caquyết liệt ở người bạn thơ của mình. Ông cho rằng Dương Kiều Minh khôngphải là người tìm tòi về hình thức. Câu chuyện thơ Dương Kiều Minh là câuchuyện về vẻ đẹp thuần khiết trong sáng, câu chuyện về bản thể con người,câu chuyện của sự tồn tại. Đó là một tinh thần hoàn toàn tự do, vượt lên tất cảmọi ràng buộc và sự hư vô của các giá trị vật chất.Điểm lại các công trình nghiên cứu chúng tôi thấy chưa có công trìnhnào đi sâu, nghiên cứu thơ của Dương Kiều Minh từ góc độ ngôn ngữ . Vìvậy, chúng tôi đã chọn Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơDương kiều Minh để làm đề tài nghiên cứu.3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là Trường từ vựng về hoa và trườngvựng về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh.Tư liệu khảo sát hai trường từ vựng này là quyển “ tuyển tập thơ DươngKiều Minh”, Xuất bản năm 2011. Đây là cuốn tuyển tập tất cả các bài thơ củaDương Kiều Minh.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Thống kê phân loại các tiểu trường từ vựng của hai trường từ vựng lớnlà trường từ vựng về hoa và trường từ vựng về mẹ trong thơ Dương KiềuMinh- Phân tích miêu tả các trường từ vựng về hoa và mẹ.7- Phân tích vai trò của hai trường hoa và mẹ trong tác phẩm thơ DươngKiều Minh.- Rút ra nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Dương Kiều Minh quahai trường từ vựng về hoa và mẹ .4. Phương pháp nghiên cứuChúng tôi sử dụng các phương pháp sau:- Phương pháp thống kê phân loại: Thống kê các từ thuộc hai chủ đề hoavà mẹ sau đó phân loại các tiểu trường.- Phương pháp phân tích miêu tả: Phân tích miêu tả từng trường cụ thể.- Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh hai trường với nhau về số từ,số lần xuất hiện về vai trò.5. Đóng góp của luận vănĐây là công trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa vềhoa và mẹ trong thơ Dương Kiều Minh. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phầnlàm sáng tỏ thêm nhận định cái tên Dương Kiều Minh là “một hiện tượng vănhọc”. Hiện tượng văn học này không phải là người tìm tòi hình thức mà đó làsự tìm về vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng giản dị. Công trình cũng là những tưliệu bổ ích phục vụ cho việc dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường.6. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm ba chương:Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tàiChương 2: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về hoa trong thơ Dương KiềuMinhChương 3: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về mẹ trong thơ Dương KiềuMinh8NỘI DUNGChương 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1. Từ và nghĩa của từ1.1.1. Từ1.1.1.1. Định nghĩa từVấn đề từ rất phức tạp do vậy có rất nhiều định nghĩa về từ.V. Brondal: “Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của thôngbáo”.K. Buhler: “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ đượccấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường”.W. Schmidt: “Từ không phải là tổng số có tính số học của vật chất âmthanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vậtchất âm thanh và ý nghĩa”.E. Sapir: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và bảnthân có thể làm thành một câu tối giản”.F.F. Fortunatov: “Từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngôn ngữ từ cómột ý nghĩa khác với ý nghĩa của những âm cũng là từ khác”.Những định nghĩa ở trên, mỗi định nghĩa đều đề cập đến một mặt của từvà có những hạn chế nhất định. Định nghĩa của V. Brondal thiên về chức nănggiao tiếp của từ, của K. Buhler thiên về ngữ âm, định nghĩa củaW. Schmidt và F.F. Fortunatov mang tính chung chung không cụ thể,không bao quát còn định nghĩa của E. Sapir thiên về ngữ nghĩa. Mỗi địnhnghĩa đều có những điểm khác nhau, do vậy đòi hỏi phải có một định nghĩamang tính khái quát. Một số nhà ngôn ngữ đã định nghĩa theo hướng này.O.P. Xunik cho rằng nên có những định nghĩa bộ phận: từ ngữ âm, từ từvựng, từ ngữ pháp. S.E. Jakhpntov cho rằng có ít nhất năm quan niệm khác9nhau về cái gọi là từ: từ chính tả, từ từ điển học, từ ngữ âm, từ biến tố, từ hoànchỉnh.Còn đối với vấn đề từ tiếng Việt cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Đếnnay đã có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt của các tác giả như Lê Văn Lý,Phan Khôi, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản, HoàngTuệ, Đỗ Hữu Châu… Các định nghĩa về từ tiếng Việt có thể chia làm haihướng quan niệm. Quan niệm coi tiếng là từ như hai tác giả Nguyễn Tài Cẩn,Nguyễn Thiện Giáp. Quan niệm thừa nhận từ với ba đặc điểm: hoàn chỉnh vềâm và nghĩa, có tính độc lập, chức năng ngữ pháp. Các tác giả tiêu biểu choquan niệm này là Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Đỗ Thị KimLiên,v.v…Nguyễn Kim Thản cho: từ là đơn vị của ngôn ngữ, có thể tách khỏi cácđơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoànchỉnh về âm và nghĩa, có chức năng ngữ pháp.Đỗ Hữu Châu cho: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố địnhbất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo nhấtđịnh, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong tiếngViệt và nhỏ nhất để tạo câu [6; 336].Luận văn của chúng tôi lấy định nghĩa từ theo hướng quan niệm thứ hailàm cơ sở để khảo sát trường từ vựng.1.1.1.2. Phân loại từVốn từ của một ngôn ngữ được phân thành các lớp khác nhau dựa vào cáccơ sở phân loại khác nhau như về cấu tạo, về nguồn ngốc, về phạm vi sử dụng.a. Các lớp từ xét về mặt cấu tạoXét về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được phân loại thành từ đơn, từ láy, từghép. Sự phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra cơ chếngữ nghĩa thống nhất trong những từ cùng thuộc một kiểu loại.10- Từ đơn: là những từ do một hình vị tạo nên. Đặc điểm về mặt ngữ phápcủa chúng là có thể dùng độc lập [độc lập về vị trí và độc lập về ngữ pháp].Từ đơn có hai loại là từ đơn nguyên gốc và từ đơn suy phỏng. Xét về mặt ýnghĩa, các từ đơn đại bộ phận đều có ý nghĩa hết sức khái quát. “Không kểcác trường hợp đồng âm, tính khái quát của các từ đơn thể hiện ở hai phươngdiện: thứ nhất, có ý nghĩa loại lớn [génerique], ngoại diên [extension] của mỗitừ bao quát rất nhiều sự vật, hiện tượng thường thì đồng tính, nhưng cũng cókhi không đồng tính; thứ hai, ở khả năng tương ứng với một số cấu trúc biểuniệm khác nhau, sự phức hóa sẽ có tác dụng cố định hóa từng cấu trúc biểuniệm đó” [6; 359].- Từ láy: Phương thức láy là phương thức tác động vào một hình vị rồi tựthân có nghĩa [hoặc một đơn vị phức hợp có nghĩa] làm xuất hiện một hình vịláy có hình thức ngữ âm giống hoặc gần giống với nó. Hình vị có nghĩa sẽđược gọi là hình vị cơ sở. Phương thức láy có thể tạo ra hình thái của từ, biểuthị các ý nghĩa tình thái và quan hệ ngữ pháp hoặc tạo ra từ mới, tức là tạo ranhững từ có cấu trúc nghĩa mới, khác so với cấu trúc của đơn vị cơ sở.Phân loại từ láy dựa vào mức độ láy ta có từ láy hoàn toàn và láy bộphận, dựa vào số lần láy ta có từ láy đôi, láy ba, láy tư.- Từ ghép: Phương thức ghép tác động cùng một lúc vào hai vị trí rồi tựthân có nghĩa, kết hợp chúng với nhau, sản sinh ra một từ mới. Sự tác độngnày được tiến hành theo một số quy tắc sau.Sử dụng hình tố vị trí làm phương tiện để tạo lập các đơn vị định danhtheo hai quy tắc: Quy tắc một là những yếu tố có đánh dấu đứng trước, yếu tốcó đánh dấu đứng sau chó má, áo xống, ruộng nương,… những yếu tố đứngtrước có nghĩa chung, bao quát, không hạn chế về mặt phong cách và phạm visử dụng còn những yếu tố đứng sau thường có nghĩa hẹp, hoặc mờ nghĩa. Quytắc hai là yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau] từ ghép thuần Việt vàmột phần Hán Việt] như bàn ăn, thưởng công, giải lao, chúc thọ, xe máy,11phòng ngủ,… Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau như quốc ca, vănsĩ, văn học, quốc kì,…Quy tắc đồng nhất và dị biệt về nghĩa còn gọi là quy tắc tuyển chọn cácnguyên tố đồng nhất hoặc dị biệt về mặt ngữ nghĩa. Để tạo các đơn vị địnhdanh với nghĩa khái quát thì phải lựa chọn những yếu tố thuộc cùng phạm trùngữ nghĩa như thương yêu, đợi chờ, phải trái, sướng khổ, ruộng vườn,… Cònđể tạo ra các đơn vị định danh mang nghĩa chuyên biệt hóa thì lại phải lựachọn những cặp nguyên tố dị biệt trong đó có một yếu tố biểu thị ý nghĩaphạm trù, còn yếu tố còn lại biểu thị đặc trưng khu biệt được lựa chọn như xeđạp, xe ủi, xe lam, xe rùa, xe lăn,…Quy tắc về cách tạo lập nên các đơn vị định danh phái sinh. Đó chính làquy tắc ghép. Có hai kiểu ghép: ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Tuy nhiênđể làm rõ quy tắc này thì chúng ta phải nói đến quy tắc tổ hợp và chuyển dingữ nghĩa. Đây là quy tắc cơ bản để tạo ra nghĩa phái sinh trong từ ghép.aVí dụ:áođồ mặc che phần trên++b=ABquần=áo quầnđồ mặc che phần dướitrang phục - đồ mặcSự tổ chức này được tiến hành theo nguyên tắc: Bước một là tổ hợp ngữnghĩa, đó là hợp nhất nét đồng nhất lược bỏ nét dị biệt trong cơ cấu nghĩa củacác thành tố. Bước hai chuyển di ngữ nghĩa theo hướng biểu trưng hóa, kháiquát hóa.b. Các lớp từ xét về nguồn gốc- Từ thuần Việt: là bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt. Chúng biểu thịnhững sự vật hiện tượng cơ bản nhất, tồn tại từ rất lâu đời.- Từ vay mượn: từ vạy mượn trong tiếng Việt chủ yếu là vay từ ngôn ngữHán và từ ngôn ngữ Châu Âu. c. Các lớp từ xét về phạm vi sử dụng12- Từ toàn dân: là những từ toàn dân hiểu và sử dụng, nó là vốn từ chungcho tất cả những người nói tiếng Việt thuộc các địa phương khác nhau trêntoàn lãnh thổ.- Từ địa phương: là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày ở mộtđịa phương nào đó.Trên đây là những khái quát về từ và từ tiếng Việt. Có thể nói lý thuyếtvề từ rất phong phú đây chỉ là những hiểu biết sơ bộ để phục vụ cho luậnvăn này.1.1.2. Nghĩa của từ1.1.2.1. Quan điểm về nghĩa của từNghĩa của từ là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học. Giống nhưtừ, nghĩa của từ cũng được giải thích theo nhiều cách khác nhau.P.A. Budagov lại viết: …có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ được hìnhthành về mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật hoặchiện tượng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta và đượcbiểu hiện trong bản thân từ.A.A. Reformatskiy cho rằng: Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật,hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiệnngoài ngôn ngữ.B.N. Golovin cũng phát biểu tương tự P.A.Budagov: …Sự thống nhấtcủa sự phản ánh vỏ vật chất của từ và sự vật tương ứng chúng tôi sẽ gọilà nghĩa.Theo Ju.D.Aprecjan thì “nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái gìtự thân. Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình thànhtrong hệ thống những sự đối lập của từ này với các từ khác cùng thuộctrường ấy”.Trên đây là một số định nghĩa về nghĩa của từ. Nhìn vào những địnhnghĩa đó ta thấy hiện lên những vấn đề chính sau: định nghĩa của13A.A. Reformatskiy nhấn mạnh vai trò của sự vật, hiện tượng trong việcquyết định nghĩa của từ, bởi ngôn ngữ không phải là “một bảng tên gọi, nghĩalà một cái bảng có bao nhiêu từ ngữ thì tương ứng với bấy nhiêu sự vật” [F.deSaussure]. Định nghĩa của Ju.D.Aprecjan lại gạt đi sự vật ra khỏi lĩnh vực ýnghĩa của từ.Từ hiện thực của các định nghĩa về từ, Ogden và Richard đã đi tới mốiquan hệ giữa ba nhân tố: sự vật, khái niệm về sự vật và từ trong sự hình thànhnên ý nghĩa. Tiếp nhận quan điểm đó, Stern đã vẽ ra tam giác nghĩa nổi tiếng,cho đến nay nó vẫn được nhắc lại khi thảo luận về ý nghĩa của từ, dưới đây làtam giác nghĩa đó đã được Ju.X.Xtepanov dẫn lại:Hình 1.1Hình 1.2Từ tam giác nghĩa này, có nhiều tác giả cho rằng ý nghĩa của từ được tạothành từ ba nhân tố giống quan niệm của Ogden, Richard và Stern. Tuy nhiên,sau đó nhiều thiếu sót của tam giác nghĩa này đã bị chỉ ra. Cụ thể là ba nhântố nghĩa tác giả đưa vào chưa thực sự cụ thể và đúng trong mọi trường hợp.Như ở nhân tố từ ngữ âm, chỉ đưa mỗi nemyx, trong khi ở một số ngôn ngữmỗi từ có thể có rất nhiều hình thức ngữ âm. Thiếu sót thứ hai ở chỗ tác giảchỉ đưa từ - ngữ âm mà không đưa các hình thức khác cũng liên hệ trực tiếp14đến nghĩa như từ - ngữ pháp, từ - cấu tạo. Cuối cùng, tam giác nghĩa nàykhông thể giải thích được tất cả các kiểu loại từ, nó chỉ có thể giải thích đượcthực từ mà không thể giải thích các tiểu từ, quan hệ từ. Mặt khác, có thể nhậnthấy Stern đã trình bày từ như là những sự kiện riêng rẽ. Zveginxhev đã chỉ rathiếu sót này và sửa đổi tam giác nghĩa như sau:Hình 1.3Nhưng sự thay đổi này cũng không đem lại nhiều kết quả, bởi dù thayđổi hay không thì tam giác nghĩa đó cũng tồn tại một nhược điểm nữa làkhông chỉ ra được quan hệ giữa những thực thể đặt ở mỗi đỉnh với nhau vàquan hệ giữa mỗi thực thể đó với những nhân tố bên ngoài.Khắc phục hầu hết những hạn chế đó, Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đưa rahình tháp nghĩa hình học không gian dưới đây. Với những ưu điểm của nó cóthể nói đây là cách hiểu khá hoàn hảo cho thuật ngữ “nghĩa của từ”.15Hình 1.4Ở đỉnh cao nhất của hình tháp là từ [trừu tượng] với hai thành phần hìnhthức và ý nghĩa. Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làm thành ýnghĩa, lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy [khái niệm],nhân tố người sử dụng [nhân tố lịch sử - xã hội], các chức năng tín hiệu học,cấu trúc của ngôn ngữ.Ưu điểm của hình tháp nhọn này là một mặt tách được những thực thểđang xem xét [từ, các nhân tố] ra khỏi nhau, đồng thời vạch ra được nhữngquan hệ giữa chúng. Từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểuvật, từ với khái niệm hình thành nghĩa biểu niệm, từ nhân tố người dùng hìnhthành ý nghĩa phong cách, liên hội, mối quan hệ với chức năng hình thành giátrị chức năng, mối quan hệ với cấu trúc [với từ khác] sẽ tạo thành ý nghĩa cấutrúc, và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thànhcác ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp.Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung tinhthần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiềunhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tốnằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong16thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như:chức năng tín hiệu học, hệ thống [cấu trúc] của ngôn ngữ.1.1.2.2. Các thành phần ý nghĩa của từa. Ý nghĩa biểu vậtNhững sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị đượcgọi là ý nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ làcác ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ. Có mộtđiều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quanđược phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ đượcphản ánh trong tự nhiên.Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạonhững cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thểchứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong mộtngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa cácngôn ngữ.Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vậtluôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn ý nghĩa biểu vật trong ngônngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát...Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thựckhách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.b. Ý nghĩa biểu niệmSự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, cácthuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cáchkhác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểubiết trong thực tế. Ðấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Cácthuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp củacác nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành ý nghĩa biểu niệm. Như vậy, ýnghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện17thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm màliên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ.Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế,tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tácdụng xác lập ý nghĩa của từ trong hệ thống.Phân loại các nét nghĩa:- Nét nghĩa phạm trù [phạm trù vị]: Là nét nghĩa lớn nhất, không thuộcmột loại nét nghĩa nào lớn hơn.- Nét nghĩa loại [loại vị]: Sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loạivị. Ðây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị. Hay nóicách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị.- Biệt vị: Tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt loại hóa củaloại vị. Có 2 loại biệt vị:+ Biệt vị tận cùng: Kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mứcthấp nhất.+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở 1 từ,không phải là sự phân hóa của loại vị.Vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung vàriêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nétnghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểuvật của từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, cóquan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm.Phân biệt ý nghĩa biểu niệm và khái niệm: Có thể chỉ ra sự khác nhaugiữa ý nghĩa biểu niệm như sau:Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn ýnghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ. Chính vì vậy, có những ý nghĩa biểuniệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia. Ví dụ,ýnghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể [chợ búa, con cái, gà qué,...] hay ý18nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa [xanh lè, đỏ au,...] có trong tiếngViệt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp.Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là tínhchân lí, chính vì vậy cho nên những dấu hiệu trong khái niệm là những dấuhiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tếkhách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sự vật,hiện tượng trong thực tế mà thôi. Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp và tưduy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù với hệ thốngngôn ngữ của từng dân tộc. Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét nghĩanào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với toàn bộtừ vựng, do đó nó chấp nhận cả hiện tượng nhiều nghĩa, đồng nghĩa. Ví dụ,cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ chặt,chém, cưa, thái, hái, xẻ,...; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn đạtđược những hoạt động có tính chất vật lí mà còn có thể diễn đạt được nhữnghoạt động xã hội mang tính chất trừu tượng [trong cắt hộ khẩu, cắt quanhệ,...].Song những điều vừa nói chỉ đúng với ý nghĩa biểu niệm của những từthông thường. Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ý nghĩa biểu niệmtrùng với khái niệm.Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừakhác nhau. Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con ngườiđạt được. Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì ýnghĩa biểu niệm lại bị chi phối bởi quy luật của giao tiếp và tư duy. Có thể nóikhái niệm quan hệ với ý nghĩa biểu niệm ở chỗ nó cung cấp những [vật liệu]tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắccấu trúc của mình. Do đó, dù mọi dân tộc đều biết tư duy, nhưng hệ thống từvựng ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau.19c.Ý nghĩa biểu tháiThuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánhgiá như to, nhỏ, mạnh, yếu,... nhân tố cảm xúc như: dễ chịu, khó chịu, sợhãi,... nhân tố thái độ như: trọng, khinh, yêu, ghét,... mà từ gợi ra cho ngườinói và người nghe.1.2. Đặc điểm hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa1.2.1. Hệ thống trong ngôn ngữTrước khi các lý thuyết về trường ra đời thì tư tưởng về mối quan hệngữ nghĩa của các từ trong ngôn ngữ đã được phát biểu. Có thể đây là nhữnggợi ý bước đầu để hoàn thiện lý thuyết về trường.M.M. Pokrovxki [1896] viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồn tạitách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lập vớiý thức chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ sở để tập hợp những nhómnhư vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa.Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhauhoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử củachúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những từ nàyđược dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau” [6; 873].H. Osthoff [1900] cho: “Có những hệ thống nhất định ý nghĩa phụthuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõnhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó” [6; 873].Nhưng nguyên lý của F.de. Saussure mới là bước quyết định hình thànhnên lý thuyết về các trường: “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếutố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làmthành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [dẫn theo ĐỗHữu Châu] [6; 873].Lý thuyết trường chính thức được đưa ra là nhờ công lao của hai nhàngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber.20J. Trier cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trịcủa nó là do quan hệ với các từ trong trường quyết định, rằng trường là nhữnghiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ [riêng lẻ] với toàn bộ từ vựng, trường quanhệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình.L. Weisgerber thì cho rằng cần phải phân tích đến các góc nhìn khácnhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vựcnào đó trong cuộc sống. Ví dụ, khi nghiên cứu các trường từ chỉ các “tội lỗi”,“khuyết tật”, L. Weigerber nêu ra hai góc nhìn, thứ nhất là mức độ tráchnhiệm của người gây ra và thứ hai là các chuẩn mực bị xâm phạm.Nếu lý thuyết của Trier chỉ dừng ở mức gợi ý vì không phân biệt ýnghĩa với khái niệm, các lớp ý nghĩa, từ với khái niệm và quan niệm quá dứtkhoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các vùng khái niệm của từ…thì L. Weisgerber dường như đã căn cứ vào những sự đồng nhất ngữ nghĩa rútra từ bên ngoài ngôn ngữ để thành lập trường rồi mới đưa ra các từ trọn vẹn,không phân hóa vào từng trường một.Sau này có Roget, Hallig và Warburg nghiên cứu trường qua cách liệtkê các danh mục từ. Nhưng có thể thấy rằng lý thuyết trường ở buổi đầu nàycó tham vọng quá lớn khi chia hết các từ vào các trường, vạch được ranh giớitriệt để giữa các trường, không chấp nhận tình trạng một từ “đi” vào một sốtrường, trong khi từ và nghĩa chưa được sơ bộ “xử lí” một cách thích đáng, đủđể rút ra những căn cứ nhất quán cho việc phân lập các trường.Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và cónhiều công trình về lý thuyết trường. Định nghĩa trường của ông được rấtnhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợpcác đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa.Trên đây là những giới thiệu sơ lược về các định nghĩa trường, dướiđây chúng tôi sẽ đề cập đến những đặc điểm của trường.211.2.2. Hệ thống từ vựng ngữ-nghĩaHệ thống là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết vớinhau và giá trị của mỗi yếu tố là do quan hệ giữa nó với các yếu tố khác tronghệ thống quyết định. Mỗi hệ thống có một chức năng nhất định và có nhữngđiều kiện vật chất nhất định, biểu hiện trong điều kiện vật chất của các yếu tố.Chức năng là tính mục đích của hệ thống và điều kiện vật chất là để đảm bảocho hệ thống có thể hành chức được. Toàn bộ những quan hệ và “quan hệ”giữa các quan hệ trong hệ thống lập thành cấu trúc của hệ thống. Trường từvựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đóvề ngữ nghĩa và chúng mang tính hệ thống.Giáo sư Đỗ Hữu Châu viết: “Quan điểm hệ thống về các sự kiện ngônngữ buộc chúng ta phải thừa nhận rằng, một mặt các đơn vị từ vựng [từ, cụmcố định] là những hệ thống nhỏ nhất - những tế bào của ngôn ngữ - có cấutrúc nội bộ riêng của mình. Đó là cấu trúc hình thức, cấu trúc ngữ nghĩa vàcấu trúc toàn vẹn hình thức - ngữ nghĩa của từng đơn vị một. Mặt khác, từvựng của mỗi ngôn ngữ cũng là một hệ thống - hệ thống lớn. Có cấu trúcriêng. Vì từ vựng là một hệ thống rất lớn, rất phức tạp và không kín cho nênyếu tố của nó sẽ không phải trực tiếp là từng đơn vị từ vựng nữa mà là từnghệ thống con, và quan hệ trong hệ thống từ vựng biểu hiện qua quan hệ giữacác hệ thống con đó. Mỗi hệ thống con là một trường từ vựng. Khái niệmtrường cũng là một khái niệm có tính thứ bậc [hierarchique], có nghĩa là mộttrường có thể chia ra nhiều trường nhỏ hơn. Trong một trường, các đơn vị sẽbộc lộ ràng buộc các quan hệ với nhau và giá trị của chúng” [6; 34].Khi phân loại từ ngữ thành các trường mặc nhiên chúng ta thừa nhậntính hệ thống của nó. Bởi mỗi trường đều tồn tại một số từ [các yếu tố] và cóchung một nét nghĩa [quan hệ giữa các yếu tố]. Ví dụ: Ta khẳng định trườngnghĩa “màn, mùng, chăn, khăn, chiếu…” là một hệ thống, bởi giữa các từ trêncó quan hệ với nhau bằng một nét nghĩa chung là “dụng cụ để che phủ”. Giá22trị của mỗi từ nằm ở chỗ nếu thay chúng bằng một từ khác với nét nghĩakhông đồng nhất thì tập hợp trên sẽ không được gọi là trường, ví như thay từ“màn” bằng từ “gà”.Tính hệ thống của trường có vai trò rất lớn trong việc nghiên cứu từvựng. Như ta đã biết từ vựng của một ngôn ngữ là vô tận, luôn biến đổi theothời gian, nếu nghiên cứu từng từ trong hệ thống ngôn ngữ để chỉ ra đặc điểmvề vốn từ vựng thì e rằng không có công trình nào có thể thực hiện được.Nhưng khi phân loại từ vào các trường, nhờ tính hệ thống của nó mà việcnghiên cứu từ vựng trở nên gọn ghẽ hơn, việc khái quát cái chung từ nhữngcái chung nhỏ hơn sẽ dễ dàng hơn khái quát từ những chi tiết vụn. Mặt khác,nắm được quan hệ và giá trị của đơn vị trong nội bộ hệ thống sẽ định đượchướng xác lập trường. Ngược lại, xây dựng được trường lại có thể phát hiệnra những giá trị và quan hệ trong từng đơn vị mà sự nghiên cứu cô lập hóachúng không thấy được.1.3. Trường từ vựng - ngữ nghĩa1.3.1. Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩaKhái niệm về trường cho đến hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất[trường, trường từ vựng, trường từ vựng ngữ nghĩa]. Có nhiều nhà ngôn ngữđã đưa ra những lí thuyết về trường. Tuy nhiên tư tưởng của lí thuyết thì có từthời W.V. Humbold.F.de. Saussure với luận điểm “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng donhững yếu tố xung quanh nó quy định” [10; 202] đã thúc đẩy một cách quyếtđịnh sự hình thành nên lí thuyết về các trường.J. Tvier và L. Weisgerberg cho trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong mộttrường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định.Trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ với toàn bộ từ vựng.Trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường củamình.23

Video liên quan

Chủ Đề