Trưởng văn phòng đại diện có được ký hợp đồng

  1. Trang chủ
  2. Hỏi đáp luật Doanh nghiệp

Câu hỏi: Công ty tôi đặt trụ sở chính ở Thái Lan và thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội.

Tôi muốn hỏi VPĐD của công ty tôi có thể thay mặt cho công ty ở Thái Lan ký kết hợp đồng để mua bán một số hàng hóa được không? Chân thành cảm ơn. [Thùy Trang, Hoàng Mai, Hà Nội]

Xem thêm các tư vấn luật sau:

\>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ \>> Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài \>> Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Thái An tư vấn cho bạn như sau:

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Điều 17 Luật thương mại 2005 quy định về quyền của văn phòng đại diện gồm: " 1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. 2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện. 3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện. 5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động sinh lợi. Do đó, Văn phòng đại diện của công ty bạn không thể đương nhiên thay mặt cho công ty ở Thái Lan để ký kết hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng để mua bán hàng hóa vẫn có thể được thực hiện. Khoản 3, Điều 20 NĐ 72/2006/NĐ-CP quy định “Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết”. Như vậy, nếu có hợp đồng ủy quyền của thương nhân nước ngoài thì người đứng đầu Văn phòng đại diện có thể thay mặt công ty ký hợp đồng mua bán. Cần lưu ý rằng: việc ký kết hợp đồng của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong trường hợp này là nhân danh công ty, chứ không phải nhân danh Văn phòng đại diện.

Chị có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp pháp lý tốt nhất.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN Đối tác pháp lý tin cậy

Trên đây là thông tin cho câu hỏi văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng không? Mọi thắc mắc liên quan tới thành lập văn phòng đại diện, Quý khách hãy liên hệ tới TinLaw để được tư vấn và hỗ trợ.

Luật Doanh nghiệp quy định, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Do đó, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Thương mại, trưởng chi nhánh có quyền tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động với lao động người Việt Nam hoặc lao động người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh khi người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền cho trưởng chi nhánh ký hợp đồng lao động.

Ngoài ra, trưởng chi nhánh của thương nhân nước ngoài cũng có quyền giao kết hợp đồng tại Việt Nam nếu phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong Giấy phép thành lập chi nhánh. Tuy nhiên, trưởng chi nhánh cũng chỉ được giao kết các hợp đồng với đối tác phù hợp với nội dung ngành nghề đăng ký của chi nhánh. Nếu hợp đồng của chi nhánh ký kết không phù hợp với ngành nghề đăng ký của chi nhánh thì có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

[2] Trưởng văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện [VPĐD] là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Trong phạm vi hoạt động của mình, VPĐD có chức năng như văn phòng liên lạc; xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác; nghiên cứu thị trường; theo dõi, đôn đốc thực hiện các hợp đồng đã ký và các chức năng khác theo quy định của pháp luật.

VPĐD không có chức năng kinh doanh nên không được phép ký kết hợp đồng vì mục đích kinh doanh, mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. VPĐD của thương nhân nước ngoài được ký những hợp đồng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của VPĐD như thuê địa điểm đặt VPĐD, thuê lao động.

Trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu VPĐD giao kết hợp đồng hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì doanh nghiệp đó phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết. Như vậy, chỉ khi có hợp đồng ủy quyền, trưởng VPĐD mới có thể thay mặt công ty ký hợp đồng mua bán nhân danh công ty.

Riêng đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, thì văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty được quyền thực hiện việc khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện, tuy nhiên trong nội dung đơn khởi kiện thì do chi nhánh, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân nên tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” phải ghi tên của công ty, sau đó mới ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty, văn bản ủy quyền và chức danh của người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty. Đóng dấu của công ty hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty.

Chủ Đề