Từ ghép có nghĩa phân loại là gì

Từ ghép là một phần ngữ pháp quan trọng của chương trình tiếng Việt lớp 4, lớp 6 và lớp 7. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn học sinh chưa nắm vững về phần từ vựng này cũng như không biết cách phân biệt giữa từ ghép với từ láy, từ ghép thuần Việt với từ ghép Hán Việt. Vì vậy, trong bài viết này, honamphoto.com sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng hợp về từ ghép nhé!


Tìm hiểu về từ ghép trong Tiếng Việt


Từ ghép là gì? 

Từ ghép là một dạng từ phức, được cấu tạo bằng cách ghép hai hay nhiều từ đơn lại với nhau. Các từ này phải có nghĩa và có quan hệ với nhau về nghĩa. 

Ví dụ về 5 từ ghép: khăng khít, mưa gió, hoa hồng, bàn ghế, buôn bán. 

Hay ví dụ về các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cha con, vợ chồng, anh em, chú cháu,…

Tác dụng của từ ghép là gì? 

Từ ghép là một thành phần quan trọng cấu tạo nên cấu trúc câu. Từ ghép có tác dụng giúp người nói biểu đạt chính xác, rõ ràng thông tin muốn truyền đạt. Người đọc, người nghe là hiểu chính xác nghĩa của từ, của câu mà không cần phải suy nghĩ hay lắp ghép các ý lại với nhau. 

Bên cạnh đó, từ ghép giúp câu văn trở nên logic hơn về hình thức và nội dung; giúp câu văn đọc lên nghe mạch lạc và rõ nghĩa hơn. 


Tác dụng của từ ghép


Có mấy loại từ ghép?

Từ định nghĩ từ ghép là gì, chúng ta có thể chia từ ghép thành hai loại chính là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Cụ thể như sau:

Từ ghép chính phụ là gì? 

Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Trong đó, tiếng chính thường mang ý nghĩa bao quát một sự vật, sự việc hay hiện tượng. Còn tiếng phụ thường đứng sau và có nhiệm vụ là bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính chất phân chia rõ ràng về nghĩa. 

Ví dụ về từ ghép chính phụ bánh mì. Trong đó, “bánh” là tiếng chính, mang ý nghĩa bao hàm chỉ một món ăn thường được làm bằng bột gạo hoặc bột mì với nhiều hương vị khác nhau như: béo, ngọt, mặn. Còn “mì” là tiếng phụ, bổ sung nghĩa cho tiếng chính để chỉ rõ một loại bánh được làm từ bột mì, có vị ngọt. 

Từ đó, ta có thêm các ví dụ về từ ghép chính phụ như: hoa hồng, thịt bò, hoa cúc, hoa lan, bút chì, bà ngoại,… 

Từ ghép đẳng lập

Trong từ ghép đẳng lập, hai tiếng cấu tạo có vị trí và vai trò ngang hàng nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính, đâu là tiếng phụ. Thông thường, từ ghép đẳng lập thường có ý nghĩa bao hàm và rộng hơn so với từ ghép chính phụ. 

Ví dụ 10 từ ghép đẳng lập: hoa quả, sách vở, bàn ghế, ông bà, bạn hữu, xinh đẹp, yêu thương, phong cảnh, cây cỏ, vợ chồng. 

Ngoài cách phân loại trên, người ta còn chia từ ghép thành hai loại khác là: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Trong đó, từ ghép tổng hợp là từ được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn và mang ý nghĩa tổng quát, chỉ chung cho một hành động, một sự vật hay một địa danh cụ thể. Ví dụ như: Sách vở, võ thuật, bánh trái,… 

Còn từ ghép phân loại là từ ghép mang ý nghĩa cụ thể, xác định chính xác một hành động, sự việc hay một địa danh nào đó. Ví dụ như: bánh pizza, mỳ thịt bò,…

Xét về bản chất, từ ghép tổng hợp chính là từ ghép đẳng lập còn từ ghép phân loại chính là từ ghép chính phụ. Vì vậy mà khi nhắc đến các loại từ ghép, người ta chỉ quan tâm vào hai loại từ ghép chính là: chính phụ và đẳng lập. 


Phân loại từ ghép


So sánh từ ghép thuần Việt và từ ghép Hán Việt

Các thông tin về từ ghép thuần Việt đã được chúng tôi chia sẻ ở trên. Vậy còn từ ghép Hán Việt là gì? Có mấy loại? Chúng có điểm gì khác biệt so với từ ghép thuần Việt. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa từ ghép thuần Việt và Hán Việt, mời các bạn cùng tham khảo bảng so sánh sau:

Từ ghép thuần ViệtTừ ghép Hán Việt
Giống nhau– Đều được cấu tạo từ ít nhất là hai tiếng trở lên. Các tiếng phải có nghĩa và có quan hệ với nhau về nghĩa.

Bạn đang xem: Từ ghép tổng hợp là gì

– Được chia thành hai loại từ ghép chính là: chính phụ và đẳng lập
Khác nhauCác từ cấu tạo đều là từ thuần ViệtCác từ cấu tạo thường chứa yếu tố Hán Việt
Yếu tố chính thường đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.Yếu tố phụ có thể đứng trước hoặc đứng sau yếu tố chính đều được.

Xem thêm: Quy Trình Định Khoản Giảm Giá Hàng Bán Là Gì, Phương Pháp, Cách Hạch

Được dùng nhiều trong văn viết và văn nói.Đa số được dùng trong văn viết, đặc biệt là trong sách cổ.
Ví dụ: Máu mủ, xinh đẹp, bàn ghế,…Ví dụ: Tư duy, cốt nhục, thổ địa, ái quốc, giang sơn,…

Phân biệt từ ghép và từ láy

Trong một số trường hợp, từ ghép chuyển hóa sang từ láy âm. Điều này đã gây khó khăn cho các bạn học sinh khi phân biệt hai loại từ này. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng phân biệt từ láy và từ ghép theo các mẹo sau: 

Nếu hai tiếng cấu tạo nên từ phức khi tác riêng ra đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Bởi thông thường, từ láy âm chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa. Hai tiếng trong từ khi đảo trật tự mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép. Bởi các tiếng trong từ láy khi đảo trật tự từ đều không có nghĩa. Từ có một trong hai tiếng là từ Hán Việt thì đó là từ ghép, cho dù nó có sự lặp lại về âm hay về vần đi chăng nữa. 

Một số dạng bài tập về từ ghép

Dạng 1: Phân biệt các loại từ ghép. 

Ví dụ: Trong các từ ghép sau, đâu là từ ghép chính phụ, đâu là từ ghép đẳng lập: sách vở, bàn ghế, thịt bò, bánh mì, bánh bao, bánh trái. 

Trả lời: 

Từ ghép chính phụ: bánh mì, bánh bao, thịt bòTừ ghép đẳng lập: sách vở, bàn ghế, bánh trái. 

Dạng 2: Phân biệt từ láy và từ ghép

Ví dụ: Trong các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép: minh mẫn, buôn bán, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, chậm chạp. 

Trả lời:

Từ ghép: minh mẫn, buôn bán, mong mỏi, chậm chạp.Từ láy: mê mẩn, vương vấn, chậm chạp. 

Dạng 3: Phân biệt từ ghép thuần Việt và ghép Hán Việt. 

Ví dụ: Trong các từ ghép sau, đâu là từ ghép thuần Việt: giang sơn, sơn hà, minh mẫn, thi nhân, thủ ôn, hữu ích, sách vở, bàn ghế, hoa quả. 

Trả lời:

Các từ ghép thuần Việt là: sách vở, bàn ghế, hoa quả. 

Các dạng bài tập về từ ghép

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng hợp về từ ghép; hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về từ ghép là gì và biết cách vận dụng khi làm bài tập. Nếu bạn có thắc mắc hay góp ý về bài viết, hãy để lại comment dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!

Từ ghép là gì, từ ghép được phân loại như thế nào, ý nghĩa và cấu tạo từ ghép như thế nào trong chương trình ngữ văn 7, hãy cùng tham khảo những kiến thức về chuyên đề này trong bài viết sau.

Từ ghép là gì

Từ ghép là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau, tiếng của từ đều có nghĩa

Ví dụ: bàn ghế, sách vở, ….

Phân loại từ ghép

Cấu tạo và nghĩa của từ ghép [chương trình ngữ văn lớp 7]

Có 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, hay còn có cách gọi khác đó là từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Vậy những từ ghép này có những đặc điểm gì và cấu tạo ra sao, hãy cùng lần lượt tìm hiểu ngay sau đây

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là những từ có thể xác định và tìm ra được tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và tiếng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính thì được gọi là từ ghép chính phụ. [Trong chương trình tiếng việt lớp 4 thì từ ghép chính phụ còn được gọi là từ ghép phân loại]

Ví dụ từ ghép chính phụ: Bà ngoại, ông ngoại, hoa hồng, hoa cúc, cây mít, cây xoài,…

Đặc điểm, nghĩa của từ ghép chính phụ

Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính trong từ ghép chính phụ đó

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập là những từ không thể phân ra được tiếng chính, tiếng phụ.

Giữa các tiếng được bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp

Ví dụ từ ghép đẳng lập: Quần áo, sách vở, ăn ở, ăn mặc, ăn uống, ông bà, cha mẹ,…

Đặc điểm, nghĩa của từ ghép đẳng lập

Nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn, rộng hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên từ ghép đẳng lập. Đây cũng được gọi là đặc điểm, tính chất hợp nghĩa trong từ ghép đẳng lập. [Trong chương trình tiếng việt lớp 4, từ ghép đẳng lập chính là từ ghép tổng hợp]

Mình là Thanh! Webiste này được ra đời với mong muốn được chia sẻ nhiều kiến thức học đường hữu ích cho độc giả. Mình rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để mình có thể hoàn thiện hơn!

Video liên quan

Chủ Đề