Tuổi thọ trung bình của người việt nam năm 1945 năm 2024

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình [Bộ Y tế], dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo sức khoẻ người cao tuổi. [Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN]

Chủ đề của Ngày Quốc tế người cao tuổi [1/10] năm nay là "Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích."

Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình [Bộ Y tế] dự báo số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, đáng lưu ý khi phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới. Điều đáng nói, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh.

Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều. Mỗi người Việt Nam trung bình có 10 năm phải sống với bệnh tật, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh...

Theo Tiến sỹ Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, vấn đề thích ứng với già hóa và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn được đặt ra bởi Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Năm 2021, số người cao tuổi tại Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số [8,16 triệu người cao tuổi].

Người cao tuổi được khám sức khỏe miễn phí. [Ảnh: TTXVN/Vietnam+]

Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi đó, tỷ trọng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 14,2% tổng dân số.

Tiến sỹ Phạm Vũ Hoàng cho rằng thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già rất ngắn, khoảng 25 năm. Già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội, già hóa dân số có thể thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, dinh dưỡng, du lịch, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc quản lý trong bối cảnh thiếu lực lượng lao động.

Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ...

Các chuyên gia y tế cho hay để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cần được tiếp tục quan tâm hơn nữa, đồng thời để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng, trong đó việc duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ rất cấn thiết.

Chủ đề của Tháng hành động năm 2023 “Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ” có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh, người cao tuổi ngày càng đông và là nguồn lực cần được phát huy đầy đủ, đồng thời còn một bộ phận người cao tuổi đang đứng trước những tác động rủi ro tuổi già.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng, phát huy vai trò và chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi trong đó có chăm sóc y tế. Việt Nam có truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời là luôn kính trọng và chăm sóc người cao tuổi. Nhiều chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe nói riêng và chăm sóc người cao tuổi nói chung đã được Việt Nam ban hành, thực hiện.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu thích ứng với già hóa dân số. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 một lần nữa tái khẳng định mục tiêu đó để góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững./.

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc ta, đập tan ách áp bức thực dân gần 100 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta; mở ra một kỷ nguyên mới cho đân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại cho dân tộc ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học “nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, chủ động, sáng tạo tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền”, được đánh giá là một trong những bài học cốt lõi, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.

Trong Cách mạng Tháng Tám, sự nhạy bén nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế cách mạng và cơ hội quý báu để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Ngay khi phát xít Nhật nổ súng lật đổ thực dân Pháp ở Đông Dương [ngày 09/3/1945], với Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” [ngày 12/3/1945], Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng đã nhận định tình hình và dự đoán hai tình huống có thể diễn ra và tạo nên một thời cơ “vàng” để nhân dân ta đứng dậy giành chính quyền: thứ nhất là, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; thứ hai là, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Và đúng như dự đoán thứ hai của Đảng ta: phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện vào tháng 5 năm 1945. Đến tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh. Tuyên bố đầu hàng của chính phủ Nhật Bản đã làm cho quân Nhật ở Đông Dương mất tinh thần; chính quyền tay sai hoàn toàn tê liệt.

Trong khi đó, tin Nhật đầu hàng truyền đi khắp nước đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng lên cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân. Các tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng; toàn dân tộc đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa. Và Đảng ta cũng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Như vậy, những điều kiện khách quan và chủ quan cho cuộc tổng khởi nghĩa ở nước ta đã hoàn toàn chín muồi; thời cơ cách mạng nghìn năm có một đã đến, đòi hỏi chúng ta phải hành động mau lẹ và kiên quyết. Trong lúc đó, quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật. Vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh.

Trước tình thế vô cùng khẩn cấp và thuận lợi đó, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào từ ngày 13 - 15/8/1945 quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào Đông Dương. Và ngay đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa hạ lệnh tổng khởi nghĩa.

Quân Lệnh số 1 đã nêu rõ: "Giờ tổng khởi nghĩa đã đến!Cơ hội có một cho nhân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!... Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!”

Sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng kết thúc, ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân cũng họp tại Tân Trào đã thông qua lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca của Việt Nam, lập ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Đại hội Quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết, nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước; biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh và lệnh tổng khởi nghĩa, nhân dân cả nước triệu người như một nhất tề đứng lên với tinh thần tiến công liên tục và ý chí quyết tâm giành cho được độc lập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ ngày 14 đến ngày 25/8/1945, tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng diễn ra và giành thắng lợi trên phạm vi cả nước, chính quyền về tay nhân dân. Cờ đỏ sao vàng tung bay ở tất cả các địa phương từ Bắc đến Nam đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chiều 28/8, Uỷ ban dân tộc giải phóng tuyên bố tự cải tổ thành Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Và tại quảng trường Ba Đình, vào ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ, Ðảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.

Bảy mươi năm trôi qua, những bài học của Cách mạng Tháng Tám 1945 vẫn còn giữ nguyên giá trị. Việc vận dụng, kế thừa và phát triển đúng theo những bài học của Cách mạng Tháng Tám đã giúp Đảng và nhân dân ta tạo nên những thắng lợi vang dội trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại. Hiện nay, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã tạo ra được thế và lực mới. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. GDP bình quân tăng hàng năm từ sau đổi mới đến 2010: 1986 - 1990 là 3,9%, 1991 - 1995 là 8,2%, 1996 - 2000 là 7%, 2001 - 2005 là 7,5%, 2006 - 2010 là 7,2%; Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng. Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN [AFTA], Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thương mại thế giới [WTO]... Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH tăng lên đáng kể. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, những vấn đề về phát triển văn hóa, xã hội, con người có nhiều tiến bộ. GDP bình quân đầu người năm 1990 là 200 USD, năm 2010 đạt 1.168 USD, đến năm 2015 đạt khoảng 2000 USD; với mức này, Việt Nam chuyển từ vị trí nhóm kém phát triên sang nhóm nước phát triển trung bình có thu nhập thấp. Tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 đến nay nâng lên trên 72 tuổi. Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 16% năm 2006 và 9,45% năm 2010. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên [0,683 năm 2000 lên 0,733 năm 2008], xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm trung bình cao; đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015 [6/8 nhóm]. Chính trị - xã hội ổn định. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc [mà nền tảng là liên minh công nhân - nông dân - trí thức do Đảng lãnh đạo] ngày càng được củng cố và tăng cường. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững. Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng xây dựng và chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thể hiện trong trình độ tư duy lý luận, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan để đề ra Cương lĩnh [bổ sung và phát triển năm 2011], đường lối thích hợp, tăng cường sức mạnh tổ chức, kỷ luật và năng lực tổ chức thực tiễn.

Tuy nhiên, cùng với những thời cơ, vận hội thuận lợi, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang đứng trước không ít nguy cơ lớn, đó là : “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế”, “Chệch hướng xã hội chủ nghĩa”, “Tệ quan liêu, tham nhũng”, “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ”… mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII [01/1994] đã nêu lên. Ngày nay, những nguy cơ này không hề mất đi mà còn trở thành những thách thức lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Do đó, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta cần tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt hơn nữa những bài học kinh nghiệm quý báu trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đặc biệt là bài học “chủ động, sáng tạo, nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ”.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, để nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thời đại phát triển kinh tế tri thức, Ðảng ta đã chỉ ra, cùng quyết tâm chính trị, thì yếu tố con người, nguồn lực con người có tri thức là yếu tố quyết định. Vì vậy, việc thường xuyên xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đạo đức, có khả năng nắm bắt, đón đầu, làm chủ được khoa học - công nghệ là hết sức quan trọng; đồng thời, chúng ta phải biết phát huy tối đa những lợi thế, gắn với tranh thủ những thời cơ, vận hội để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế… đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, bảo đảm cho công cuộc đổi mới tiếp tục giành những thắng lợi mới./.

Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t. 3, tr. 140.

Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tập 3, tr 554.

Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và LSĐ Cộng sản Việt Nam, chương trình TCLLCT-HC, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2014, tr 334.

Chủ Đề