Uống thuốc tránh thai có được uống cà phê không

Nhiều người không thể hình dung buổi sáng mà lại thiếu một tách cà phê ngát hương. Ở Mỹ, hơn một nửa dân số uống ba tách cà phê mỗi ngày. Người ta đã chỉ ra nhiều lợi ích của cà phê, tuy nhiên, những nghiên cứu  mới nhất cho thấy với người đang điều trị một bệnh nào đó, nó có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc.

Cà phê có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Ảnh minh họa.

Trong số những bất lợi của cà phê, người ta thường nhắc đến đầu tiên là nó có thể làm người ta mất ngủ nhưng chưa mấy ai nghĩ đến nó ảnh hưởng ra sao đến sự tiếp nhận thuốc của cơ thể. Cà phê ngăn chặn tác dụng này nhưng lại làm tăng tác dụng khác, khiến hiệu quả của thuốc bị thay đổi, nếu không muốn nói là mất tác dụng, trang Rbc cho hay.

Trong đa số trường hợp, thuốc có phản ứng với cafein, song những thành phần khác của cà phê cũng có vai trò quan trọng. Những nghiên cứu cho thấy trên 10 thứ thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh loãng xương, thuốc chữa bệnh tuyến giáp… mất tác dụng dưới ảnh hưởng của cà phê.

Năm 2008, thử nghiệm trên những người tình nguyện chỉ ra rằng: với những người uống cà phê trước và sau khi dùng thuốc chứa hoạt chất levotyroxin [chữa các bệnh về tuyến giáp] thì độ hấp thụ thuốc giảm đi 55%.

Những nghiên cứu khác cũng chứng minh cà phê làm giảm độ hấp thụ của thuốc chữa loãng xương và ngăn ngừa hiện tương gãy xương là alendronat tới 60%, làm yếu đi mức độ tuần hoàn estrogen và những hocmon khác của nữ giới.

Một điều đáng chú ý là một số thuốc đặc hiệu bán theo đơn lại đẩy mạnh tác động của cà phê và những đồ uống khác khác có chứa cafein. Những thuốc có tác dụng này bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, các thuốc tránh thai, thuốc ức chế men CYP1A2… Trong quá trình thực nghiệm, người ta còn phát hiện ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai, cafein bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn 4 giờ so với những người không dùng thuốc.

Bảo Châu

Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, chị em cần ghi nhớ một vài điều sau đây thì thuốc mới đạt hiệu quả tránh thai cao.

  • Những thuốc làm giảm hiệu lực của thuốc tránh thai
  • Uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong ngày rụng trứng có ảnh hưởng gì?
  • Điều chị em cần nhớ khi uống thuốc tránh thai để trị mụn trứng cá

Chào bác sĩ, trong lần "sinh hoạt vợ chồng" vừa qua chúng tôi đã không dùng biện pháp tránh thai nào. Sau đó khoảng 12 tiếng, tôi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Sau khi uống, tôi thấy buồn nôn và nôn ra cả thuốc. Tôi lập tức uống bù một viên khác nhưng cũng lại thấy chóng mặt, buồn nôn, vài tiếng sau tôi nôn tiếp ra. Vì tôi mua loại 2 viên nên khi uống 1 viên thấy không ổn như vậy, tôi đã không uống tiếp viên còn lại. Bác sĩ cho tôi hỏi, như vậy, liệu tác dụng của thuốc có còn không? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn cho tôi! [Bích Liên]


Trả lời:


Bạn Bích Liên thân mến!


Thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những biện phải tránh thai có hiệu quả cao nếu được dùng đúng theo chỉ dẫn. Đúng như tên gọi, thuốc được dùng trong những trường hợp khẩn cấp, khi các biện pháp tránh thai khác không có hiệu quả hoặc như bạn - quên không dùng biện pháp tránh thai nào.


Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp tránh thai được các bác sĩ khuyến khích dùng, nó chỉ nên được dùng trong trường hợp nhỡ nhàng và dùng không quá 2 lần trong 1 tháng vì càng dùng nhiều thì hiệu quả càng giảm. Đặc biệt, khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, chị em cần ghi nhớ một vài điều sau đây thì thuốc mới đạt hiệu quả tránh thai cao:



Thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những biện phải tránh thai có hiệu quả cao nếu được dùng đúng theo chỉ dẫn. Ảnh minh họa


- Tất cả các thuốc tránh thai khẩn cấp [loại 1 viên hay 2 viên] đều cân được uống càng gần thời điểm quan hệ tình dục không được bảo vệ càng tốt.

- Thuốc cũng có tác dụng phụ: Có tới 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn. Như vậy, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm, chưa kể các tác dụng phụ khác như kinh nguyệt không đều, rong huyết, đau đầu, chóng mặt...

- Nếu sau khi uống bị nôn thì phải uống ngay liều khác để thay thế. Nếu sau khi uống 2 giờ mới nôn thì không cần uống bù. Nếu bạn uống loại 2 viên thì nhất thiết phải uống đủ 2 liều mới có tác dụng, hiệu quả tránh thai mới cao.

- Không dùng viên tránh thai khẩn cấp khi có thai hoặc bị dị ứng với thuốc tránh thai.


Trong trường hợp của bạn, rất có thể bạn không thích hợp với loại thuốc đó nên liên tục bị nôn sau khi uống. Bạn đã không uống đủ liều nên bạn cần phải theo dõi xem mình có mang thai ngoài ý muốn hay không. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý để tránh sử dụng lại loại thuốc đó trong lần sau [nếu không may phải dùng đến thuốc thì hãy chọn loại khác]. Nếu có dấu hiệu chậm kinh, bạn nên đi khám để được biết nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc hay do có thai.


Chúc bạn vui khỏe!


Nếu có thắc mắc muốn được giải đáp liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính, tình dục... bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại email:.

Hỏi - 20/04/2015
Chào bác sĩ, em muốn biết trong thời gian dùng thuốc tránh thai hằng ngày mình có phải hạn chế [ cà phê, rượu bia..] và không biết còn những loại đồ ăn thức uống nào khác phải hạn chế trong trường hợp chúng làm giảm hiệu quả của thuốc không? Ngoài ra, thuốc tránh thai có bị giảm hiệu quả trong trường hợp em phải uống thuốc khác, như thuốc kháng sinh Augmentin. Và sau bao nhiêu ngày bắt đầu uống thì thuốc bắt đầu có tác dụng ạ? Em xin cám ơn.

Trả lời
Chào em,

Chưa có nghiên cứu chứng minh các thức uống như cà phê, rượu, bia hay kháng sinh Augmentin tác động đến hiệu quả của thuốc ngừa thai uống hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc uống đều được khuyến cáo không nên dùng chung với các thức uống nêu trên. Nếu em bắt đầu vỉ thuốc tránh thai hàng ngày như hướng dẫn, nghĩa là uống viên đầu tiên vào ngày thứ 1 hoặc thứ 2 của chu kỳ kinh, thì ngay trong chu kỳ đó thuốc đã có tác dụng ngừa thai.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
 

Video liên quan

Chủ Đề