Vấn đề kinh tế là gì

Vấn đề nổi cộm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là gì?

Thứ Ba, 06:02, 05/07/2022

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nền kinh tế Việt Nam đang đối diện hai vấn đề lớn là giá cả leo thang và thiếu hụt lao động.

Chia sẻ tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022 diễn ra chiều tối 4/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư [KH&ĐT] Trần Quốc Phương nhận định, con số tăng trưởng GDP của quý II tăng 7,72% là con số tăng trưởng tích cực trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra tại Hà Nội, chiều tối 4/7/2022. [Ảnh: VGP]

Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh: "Kết quả rất tích cực chúng ta đạt được sau 6 tháng đầu năm 2022 đã phản ánh đúng thực trạng cả nền kinh tế. Con số này cũng cho thấy nền kinh tế chúng ta đang phục hồi rất mạnh mẽ.

Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 đã được xác định trong năm 2021. Các mục tiêu, định hướng đề ra đã được báo cáo với Quốc hội để đề ra các giải pháp cụ thể, gắn với mục tiêu của năm 2022 đó là: Năm 2022 là năm phục hồi, là năm nền tảng quan trọng để chúng ta bước vào năm 2023 quay trở lại quỹ đạo phát triển kinh tế-xã hội bền vững như trước đây.

Phải khẳng định rằng, kết quả này là tổng hoà của các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch từ năm ngoái. Những giải pháp này đã được cụ thể hoá bằng một loạt nghị quyết của Chính phủ như: Nghị quyết 01, Nghị quyết 02, Nghị quyết 11… và một loạt văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".

Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ rõ: Để có những kết quả tích cực như vậy là nhờ các giải pháp đồng bộ từ chỉ đạo điều hành, đặc biệt là nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và sự đoàn kết tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Ngay bản thân các cấp thực hiện từ bộ, ngành, địa phương đã quán triệt tư tưởng phục hồi và phát triển KT-XH ngay từ đầu năm. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã phục hồi, quay trở lại hoạt động mạnh mẽ mà không có bất kỳ trở ngại nào từ các quy định hành chính. Đó cũng là nhờ quan điểm phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ đã linh hoạt và kiểm soát hiệu quả thì các hoạt động kinh tế mới trở lại bình thường.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nêu 2 vấn đề lớn mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt: Thứ nhất là vấn đề về giá cả. Bộ KH&ĐT đã phân tích rất kỹ tác động của việc tăng giá, giá dầu tăng đã ảnh hưởng tới hàng loạt giá cả khác, đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics tăng cao khiến giá hàng hoá tăng, sản xuất khó khăn hơn, bán hàng khó khăn hơn, ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thứ hai là vấn đề thiếu hụt lao động. Đây không phải vấn đề mang tính dài hạn nhưng lại ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các khu vực trung tâm động lực của nền kinh tế khi lao động chưa sẵn sàng quay trở lại làm việc.

"Dự báo 6 tháng cuối năm, Bộ KH&ĐT đã xây dựng 2 kịch bản kinh tế. Về kịch bản đạt mục tiêu theo Nghị quyết của Chính phủ tăng trưởng 6,5%. Đây là con số có tính khả thi tương đối lớn qua phân tích của chúng tôi với những giải pháp quyết liệt đã đề ra", ông Trần Quốc Phương nói.

Giá cả leo thang khiến đời sống của người dân thêm khó khăn. [Ảnh minh họa]

Về vấn đề lạm phát, theo đánh giá của Thứ trưởng Trần Quốc Phương, lạm phát tại Việt Nam chưa phải là vấn đề quá nóng như các nước châu Âu hay Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nguy cơ và sức ép là hiện hữu, do vậy chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc điều hành giá cả để làm sao mức tăng CPI dao động dưới 4% đúng mục tiêu đề ra.

Một vấn đề nữa để giải quyết những khó khăn nêu trên mà Bộ KH&ĐT đã đề xuất là cần gia tăng thêm các giải pháp để kết nối thị trường lao động. Những lao động vốn dĩ có tay nghề sau dịch bệnh đã về quê, để bù đắp lại được cũng cần thời gian. Giải quyết được vấn đề này thì kỳ vọng cho nền kinh tế cuối năm sẽ tích cực hơn kết hợp cùng các giải pháp phục hồi KT-XH./.

Vì nguồn lực khan hiếm, mọi quyết định lựa chọn trong sản xuất và tiêu dùng của các tác nhân kinh tế đều phải đảm bảo sử dụng đầy đủ và hiệu quả nguồn lực. Để sử dụng nguồn lực hiệu quả, các quyết định lựa chọn phải trả lời tốt ba câu hỏi nền tảng được gọi là ba vấn đề cơ bản của kinh tế học, đó là:

Sản xuất cái gì?

Sản xuất như thế nào?

Sản xuất cho ai?

1. Sản xuất cái gì?

Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn lực khan hiếm nên không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Trong khả năng hiện có, xã hội phải lựa chọn để sản xuất một số loại hàng hóa nhất định. Việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ gì nên được ưu tiên sản xuất sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ như cầu của thị trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp nhất giúp người sản xuất quyết định sản xuất cái gì.

Vấn đề này có thể được hiểu như là: "sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất?". Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Nhà kinh tế học Adam Smith trong tác phẩm "The wealth of nations" đã cho rằng sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ đem lại lợi ích cho xã hội.

Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà cung cấp cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể giải thích tại sao người tiêu dụng có "quyền tối thượng" xác định những sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Một số nhà kinh tế, chẳng hạn như John Kenneth Galbraith cũng đề cập đến vấn đề này và cho rằng các hoạt động tiếp thị của các công ty lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cầu tiêu dùng trong ngắn hạn. Hầu hết, các nhà Kinh tế đều thống nhất rằng mặc dầu các biện pháp tiếp thị có thể ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng, nhưng người tiêu dùng mới chình là người quyết định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được mua.

Nếu vì lý do nào đó, người tiêu dùng  mong muốn tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng cầu. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu có thể làm tăng giá cả, lượng sản xuất cũng tăng lên và lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận cao trong ngành sẽ hấp dẫn các công ty mới gia nhập thị trường trong dài hạn và vì vậy cung thị trường sẽ tăng lên. Sự tăng cung sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống trong khi đó lượng bán vẫn tiếp tục tăng lên. Lợi nhuận trong ngắn hạn do sự gia tăng cầu trong ngắn hạn dần dần sẽ bị mất đi khi giá giảm xuống. Điều này có thể giải thích sự phù hợp với khái niệm quyền tối thượng của người tiêu dùng.

2. Sản xuất như thế nào?

Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được sản xuất, xã hội phải trả lời câu hỏi quan trọng thứ hai là "Sản xuất như thế nào?", tức là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất, và sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa được lựa chọn. Đồng thời, giải quyết vấn đề "Sản xuất như thế nào?" cũng chính là tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? sản xuất bao nhiêu? khi nào thì sản xuất và cung cấp? tổ chức và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?\

Vấn đề thứ hai này có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: "Sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào?". Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lục nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên nhiều khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể [giả định với số lượng và chất lượng sản phẩm không thay đổi]. Các phương pháp và kỹ thuật sản xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng làm giảm chi phí sản xuất. Trong khi đó, các nhà cung cấp nguồn lực sản xuất sẽ cung cấp nguồn lực đem lại cho họ các giá trị cao nhất. Một lần nữa, "bàn tay vô hình" theo thuyết Adam Smith dẫn dắt cách thức phân phối nguồn lực đem lại giá trị sử dụng cao nhất.

Để có thể lý giải tại sao một quốc gia lựa chọn tập trung sản xuất một số hàng hóa và trao đổi với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây liên quan đến việc xem xét chi phí cơ hội và bằng cách so sánh chi phí tương đối trong việc sản xuất các hàng hóa, các quốc gia sẽ sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở chi phí cơ hội thấp nhất.

3. Sản xuất cho ai?

Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản xuất, và phương pháp sản xuất các loại sản phẩm đó, xã hội còn phải giải quyết vấn đề cơ bản thứ ba là "Sản xuất cho ai?". Câu hỏi này liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra tới tay người tiêu dùng như thế nào. Tất nhiên, vì nguồn lực là khan hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu dùng và trên thị trường tự do cạnh tranh thì sản phẩm thuộc về người có khả năng thanh toán cho việc mua sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ xem xét và điều tiết thông qua các chính sách về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng những thành quả từ nguồn lực của xã hội.

Vấn đề thứ ba này phải giải quyết đó là, " Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?". Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác của người mua bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.

Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lục sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường.

Chủ Đề