Vàng trong chứng khoán là gì

Khi mới tham gia thị trường chứng khoán nhìn vàng bảng giá nhiều người thấy các màu xanh, đỏ, tím, vàng cứ nhấp nháy liên tục nhưng lại không rõ các màu trong chứng khoán đó có ý nghĩa gì, đại diện cho cái gì. Giải đáp thắc mắc này, mọi người đọc những giải thích dưới đây của Infofinance.vn

Đầu tư chứng khoán việc đầu tư sau khi tìm hiểu các thuật ngữ về thị trường chứng khoán, về đầu tư thì mọi người cần phải biết được bảng giá chứng khoán. Để có thể xem bảng giá chứng khoán mọi người có thể xem bảng giá điện tử hoặc xem tại sàn chứng khoán, tốt nhất nên xem trên Internet và sử dụng máy tính để xem là tốt nhất.

Mọi người có thể truy cập vào các đường link dưới đây để xem bảng giá:

  • //iboard.ssi.com.vn/bang-gia/hose
  • //liveboard.cafef.vn/
  • //bg.irs.com.vn/HoSE.htm
  • //trade.vndirect.com.vn/

Dưới đây là cách xem và đọc hiểu những gì biểu thị trên sàn chứng khoán:

Giao dịch bảng giá chứng khoán: 

Vùng thông tin chỉ số thị trường chứng khoán ở trên cùng

1.Cột Mã CK: Đây là cột mã chứng khoán của các công ty/ doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn Hose, HNX hay Upcom. Thứ tự được sắp xếp theo thứ tự bảng chứ cái a – z.

2. Cột TC – Giá tham chiếu: Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó [trừ các trường hợp đặc biệt]. Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên.

3.Cột Trần – giá trần: mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Với sàn HoSE, giá trần tính bằng giá tham chiếu x 7%, sàn HNX là 10% và UPCoM là 15%.

4. Cột Sàn – Giá sàn:  Mức giá thấp nhất có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

5. Cột Bên mua: Hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất [giá đặt mua cao nhất] và khối lượng đặt
mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng => Ưu tiên so với các lệnh đặt mua khác
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Ưu tiên sau lệnh đặt mua 1.
  • Cột “Giá 3” và “ KL 3”: là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

6. Cột khớp lệnh: Sẽ gồm các cột  “Giá”, “KL”, “+/-“. Biểu thị các ý nghĩa sau:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” [Khối lượng khớp]: Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ [Tăng/Giảm giá]: là mức thay đổi giá so với Giá tham chiếu.

7. Cột Bên bán: Hiển thị 3 mức giá chào bán tốt nhất [giá chào bán thấp nhất] và khối lượng chào bán tương ứng. Tương tự với cột bên mua, mọi người đọc và phân tích dựa trên lệnh bán.

8. Cột Tổng KL – Tổng khối lượng: Cột này tổng kết khối lượng giao dịch trong 1 ngày hôm đó, cho thấy được tính thanh khoản của cổ phiếu nào đó.

9. Cột dư mua – dư bán: Cột này hiển thị thông qua 3 cột nhỏ:

  • Cột “TB”: Mức giá khớp trung bình từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại
  • Cột “Cao”: Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
  •  Cột “Thấp”: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

Lưu ý: Tại phiên khớp lệnh liên tục thì mọi người sẽ thấy rõ dư mua/ dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp còn về cuối ngày giao dịch thì cột này hiển thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch hôm đó.

10.Cột “ĐTNN” [Đầu tư nước ngoài]: Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch [gồm 2 cột Mua và Bán]

Bên cạnh đó bảng giá còn cung cấp nhiều tính năng khác mọi người nên tìm hiểu”

  • Lọc cổ phiếu
  • Cài đặt
  • Đặt lệnh
  • Theo dõi cổ phiếu yêu thích

Ý nghĩa các màu trong chứng khoán

Với những sắc màu nhảy liên tục trên bảng giá chứng khoán, khi màu xanh có vẻ nhà đầu tư nào cũng vui mừng nhưng nếu là màu đỏ thì nhuốm một màu sắc ảm đạm. Để tìm hiểu rõ hơn cũng như hiểu rõ thị trường chung mọi người cần nắm rõ các ý nghĩa của các màu sắc này:

  • Màu xanh trong chứng khoán: Thể hiện giá và chỉ số tăng
  • Màu đỏ trong chứng khoán: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm
  • Màu vàng trong chứng khoán: Thể hiện giá hoặc chỉ số không thay đổi so với giá tham chiếu
  • Màu tím trong chứng khoán: Giá hoặc chỉ số tăng lên đến với mức trần
  • Màu xanh dương trong chứng khoán: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm xuống đến mức sàn

Thông qua màu sắc trên bảng giá mọi người có thể đánh giá ngay xu hướng của hiện tại của bất kỳ mã chứng khoán nào. Trên bảng giá, các màu sắc sẽ thay đổi liên tục theo chuyển động của giá, có cổ phiếu sẽ màu xanh, có cổ phiếu sẽ màu đỏ.

Để đánh giá chung của các cổ phiếu thì thường sẽ nhìn vào màu của Vn Index, bởi đây là chỉ số chứng khoán của tập hợp các cổ phiếu lớn có sức ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Vậy nên khi nhìn tổng quát bạn thấy một màu đỏ trên bảng giá thì đó có lẻ là ngày giao dịch ảm đảm nhất, nhưng nếu chuyển sang màu xanh lá cây thì là niềm vui của nhiều người.

Yếu tố nào thay đổi màu sắc trong chứng khoán

Trong một ngày mọi người có thể chứng khoán một màu sắc nào đó bao trùm lấy bảng giá chứng khoán, có thể là xanh, có thể là đỏ hoặc có thể là một màu tím ảm đạm. Vậy thì nhiều người thắc mắc không biết điều gì làm thay đổi thị trường thì đơn giản là đổi màu do sự thay đổi về giá cổ phiếu. Nhưng ở đây chúng tôi sẽ tìm kiếm những yếu tố có sức tác động lớn, có sức mạnh thay đổi màu sắc của cả bảng giá cổ phiếu.

Bởi thường mỗi một cổ phiếu sẽ có xu hướng riêng, có giá trị riêng cũng như sự tăng trưởng riêng biệt nhưng lại đi theo xu hướng chung của thị trường. Giải thích cho điều này chúng tôi đưa ra những lý do dưới đây:

Chứng khoán đổi màu theo tâm lý 

Trước hết đó chính là những thay đổi về tâm lý của nhà đầu tư, việc thay đổi này có thể đến từ những thông tin ảnh hưởng mang tính cục bộ nào đó. Ví dụ, thời điểm dịch Covid bùng phát trở lại ở Thành phố Hồ Chí Minh, nó tạo nên cơn sóng tác động vào các doanh nghiệp, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang và giá cổ phiếu đồng loạt giảm bởi sự ảnh hưởng này.

Hoặc khi thông tin mở cửa lại, thông tin về có vacxin đặc trị hoàn toàn Covid thì tâm lý nhà đầu tư lại khác, lúc đó có nhiều kỳ vọng nên nhà đầu tư tập trung mua cổ phiếu tiềm năng khiến nhu cầu cổ phiếu tăng  lên, giá cũng theo đó tăng còn khi các chính sách đóng cửa hoàn toàn chưa có dấu hiệu mở cửa thì tất nhiên tâm lý nhà đầu tư sẽ bán tháo để tránh những đợt giảm giá, như vậy tâm lý bán quá nhiều nhưng lại ít người mua khiến cổ phiếu giám giá.

Chứng khoán thay đổi theo tình hình chung của thị trường 

Mọi người hình dung một doanh nghiệp nào đó hoạt động rất tốt, không có vấn đề gì giá cổ phiếu cũng đang rất tốt. Nhưng toàn thị trường, các doanh nghiệp lớn giá cổ phiếu giảm do sự tác động của thị trường thì sẽ tạo nên các hiệu ứng kéo theo, bởi các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ chịu sự tác động của doanh nghiệp lớn. Vậy nên các doanh nghiệp lớn đều giảm thì các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng theo xu hướng đó để giảm, tạo nên một màu sắc trên thị trường chứng khoán.

Trên đây là giải thích ý nghĩa các màu trong chứng khoán giúp mọi người theo dõi và nắm bắt kịp thời xu hướng giá của các phiên giao dịch. Việc theo dõi và nắm rõ màu sắc của từng cổ phiếu giúp mọi người xác định nhanh các xu hướng giá, như vậy có các quyết định nhanh chóng đối với việc mua và bán của mình sao cho hiệu quả.

Chủ Đề