Vasep là viết tắt của từ gì

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam [VASEP], ngày 07/09/2023, Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ [Federal Register] đã công bố kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 19 [POR19] đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 01/08/2021 - 31/07/2022.

Theo đó, hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam là CTCP Vĩnh Hoàn [HOSE: HM:] và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ [Caseamex, UPCoM: CCA] là bị đơn bắt buộc. Vĩnh Hoàn có thuế là 0, Caseamex là 0.14 USD/kg. Các doanh nghiệp khác cũng hưởng thuế 0.14 USD/kg là CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI [HOSE: IDI], CTCP Thủy sản Cafatex, CTCP Thủy sản Lộc Kim Chi và CTCP Hùng Vương [UPCoM: HN:]. Mức thuế sơ bộ POR19 giảm so với kết quả cuối cùng của POR18 trước đó.

VASEP cho biết thêm, với mùa lễ hội cuối năm, tồn kho giảm dần, kết quả tích cực sau đợt thanh tra của FSIS sẽ tạo tâm lý tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ sau 10 năm tăng 41%

Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất. Sau 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang cường quốc này năm 2022 đạt 537 triệu USD, tăng 41% so với năm 2013.

Mặt khác, Mỹ cũng là thị trường đứng số 1 về tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam trong hai năm 2015 và 2016, sau hai năm Việt Nam - Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013. Kể từ 2019, Mỹ duy trì là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2 sau Trung Quốc và Hồng Kông, chiếm tỷ trọng khoảng 22%.

Tuy nhiên, Mỹ là thị trường không mấy lạc quan của cá tra Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023, do lạm phát, kinh tế suy giảm, đặc biệt là tồn kho cao do thị trường này nhập khẩu nhiều vào nửa đầu năm 2022. Tính tới ngày 15/08/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 169 triệu USD, giảm 59% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ dao động ở mức 2.97-3.45 USD/kg. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sản phẩm cá tra phile đông lạnh; cá tra cắt miếng/ cắt khúc đông lạnh; cá tra tẩm bột đông lạnh; khô cá tra phồng, da cá tra chiên sang thị trường Mỹ.

Top 3 doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về xuất khẩu cá tra sang Mỹ bao gồm: Vĩnh Hoàn, Thủy sản Biển Đông, Vạn Đức Tiền Giang; chiếm tỷ trọng giá trị lần lượt là 51%, 18% và 11%.

Xuất khẩu thủy sản tháng 5 đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm đến nay, cho thấy tín hiệu thị trường đang tốt dần lên, theo VASEP.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam [VASEP] cho biết xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm thấp hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu nhìn riêng tháng 5, thị trường bắt đầu có vài điểm sáng khi giá trị xuất khẩu đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm. Theo đó, các mặt hàng chủ lực đang giảm dần mức độ sụt giảm so với cùng kỳ, xuất sang các thị trường chủ lực [Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc] đạt doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay. Một số loại cá biển ghi nhận tăng trưởng dương như cá cơm [53%], cá nục [14%], cá chỉ vàng [20%], phần nào làm bệ đỡ cho những mặt hàng chủ lực bị giảm mạnh 10-40% trong 5 tháng qua.

Theo VASEP, nguyên nhân lớn nhất khiến cho sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản từ đầu năm đến nay giảm là nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn lao dốc. Mặt khác, ở bên ngoài, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước sản xuất khác về nguồn cung và giá mà Ecuador và Ấn Độ là điển hình; còn bên trong, sức chịu đựng của bà con ngư dân, doanh nghiệp đang suy yếu. Trong báo cáo trước đó, VASEP đánh giá, giai đoạn này còn khó khăn hơn cả thời "đỉnh dịch" với các doanh nghiệp trong ngành.

Do những biến động về cung – cầu xuất phát từ căn nguyên là chiến tranh và lạm phát, đến nay chưa có tín hiệu khả quan, nên VASEP đánh giá việc dự báo về thị trường cũng thiếu độ chắc chắn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhìn nhận từ nay đến cuối năm, thị trường khó phục hồi, hoặc nếu có sẽ chuyển động với tốc độ chậm.

Ví dụ, ở những thị trường như Mỹ, EU, ngoài việc trông đợi tình hình kinh tế và lạm phát có chiều hướng tích cực hơn, vấn đề lớn là phải giải quyết được lượng tồn kho. Năm 2022, những thị trường này đã nhập ồ ạt, chưa kịp tiêu thụ đã gặp ngay cú sốc lạm phát, nên hàng tồn nhiều, giá bán hạ. Bên cạnh đó, cơn lốc hàng giá rẻ của các nước khác như Ecuador và Ấn Độ gần như lấn át sản phẩm của Việt Nam tại những quốc gia này, nhất là mặt hàng chủ lực như tôm. Do vậy, tín hiệu thị trường không mấy khả quan trong ngắn hạn, theo VASEP.

Còn tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc [không bị sụt giảm sâu], nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy những điểm sáng do vị trí vững chắc của hàng Việt. Bởi vậy, chỉ cần lạm phát dần ổn định, xuất khẩu sang các thị trường này sẽ hồi phục nhanh hơn, bù đắp cho những thị trường còn lại.

Với Trung Quốc, các doanh nghiệp đang hi vọng trong nửa cuối năm, diễn biến xuất khẩu có thể khả quan hơn khi người dân nước này thích nghi dần với bối cảnh mới, lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và tiêu dùng cơ bản hồi phục.

Hiện các doanh nghiệp trong ngành đang xác định thời gian này là lúc để rà soát chi phí sản xuất, giữ ổn định số lượng lao động, không mở rộng đầu tư. Doanh nghiệp cũng đang dành thời gian nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với bối cảnh hậu Covid-19 và lạm phát cao.

Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ lo lắng về chi phí đầu vào cao, giá bán thấp, nhiều đơn vị trong ngành đuối sức. Do đó, vừa qua VASEP đã gửi kiến nghị lên các cơ quan chức năng đề xuất một số biện pháp hỗ trợ cho ngành.

Chủ Đề