Ví dụ về cấp cơ thể và quần thể

Ngày soạn: /08/09. PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNGNgày dạy: /08/09 Tiết dạy:01 Bài 1: Lớp dạy: C 9, 10, 11, 12I. MỤC TIÊU -Kiến thức: Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. - Kỹ năng: Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống. Giải thích được tại sao tế bào là đơn vò cơ bản tổ chức nên thế giới sống. II. TRỌNG TÂM: - Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống III. CHUẨN BỊ : - Tranh hình SGK phóng to và các tranh ảnh khác liên quan đến bài học : như tế bào , cấu tạo lông ruột …IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP : A. Ổn đònh lớp : - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài B. Giới thiệu tổng quan chương trình sinh học 10C. Nội dung bài mới : Hoạt động I : CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNGHoạt động của GV Hoạt động của HS- Sinh vật khác vật vô sinh ở điểm nào ?- Học thuyết tế bào cho biết những điều gì ?- Hãy cho biết các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống ?- Đặc điểm cấu tạo chung nhất của mọi cơ thể sống là gì? Đơn vò cấu trúc cơ bản của giới sống?- Tại sao nói tế bào là đơn vò cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật ?* GV nhận xét đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức về các cấp tổ chức của thế giới sống .-HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời- Sinh vật có các biểu hiện sống như TĐC ,sinh sản - SV có nhiều mức độ tổ chức cơ thể- SV được cấu tạo từ tế bào - HS tiếp tục nghiên cứu thông tin SGK và QS hình 1 trả lời câu hỏi- Đặc điểm của từng cấp tổ chức - Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào - Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào - Tế bào là đơn vò cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật- Các cấp tổ chức cơ bản của tổ chức sống bao gồm : Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái . . Hoạt động II : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNGCÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG 1.Tổchức theo nguyên tắc thứ bậc : - Tổ chức sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc : cấp dưới làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức sống trên - Cấp tổ chức cao có những đặc tính nổi trội mà cấp tổ chức dưới không có được. VD: + Cơ quan tim: co bóp, trao đổi máu. + Hệ tuần hoàn: dẫ truyền máu đi khắp cơ thể. - Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống là : trao đổi chất và năng lượng , sinh sản , sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hoá thích nghi vời môi trường sống 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh : - Các cấp tổ chức của thế giới sống là những hệ mở không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường góp phần làm biến đổi môi trường và có khả năng tự điều chỉnh để duy trì và điều hòa sự cân bằng trong cơ thể. VD:3. Thế giới sống liên tục tiến hoá : - Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở nhờ sự truyền thông tin di truyền [AND] từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dò di truyền và điều kiện ngoại cảnh không ngừng thay đổi nên sinh vật không ngừng tiến hóa để thích nghi với môi trường sống khác nhau. Vì vậy tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng , phong phú, nhưng lại thống nhất nguồn gốc. D. Củng cố : - Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống E. Dặn dò : - Trả lời và làm bài tập cuối bài vào vỡ bài tập..Hoạt động của GV Hoạt động của HS- Nguyên tắc thứ bậc là gì ?- Thế nào là đặc tính nổi trội ? Cho ví dụ ?- Đặc điểm nổi trội do đâu mà có ? đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì ê5* GV giảng giải: cơ thể sống đươc hình thành và tiến hoá do sự tương tác của vật chất theo quy luật lí hoá và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu năm tiến hóa.+ Hệ thống mở là gì ? Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào ?+ Đặc điểm của hệ thống mở và tự điều chỉnh? VD: - Sự sống tiếp diễn nhờ vào điều gì?- Thế hệ sau có đặc điểm gì so với thế hệ trước? Điều này đã làm cho thế giới sống ổn đònh và thay đổi như thế nào?HS nghiên cứu SGK trang 8 - Lấy một vài ví dụ và phân tích - Các nhóm trình bày và bổ sung kiến thức HS có thể lấy ví dụ về nguyên tắc thứ bậc : Tế bào cấu tạo nên mô , các mô tạo thành cơ quan …- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: nêu và phân tích được nội dung , ví dụ cụ thể: + Động vật lấy thức ăn , nước uống từ môi trường và thải chất cặn bã vào môi trường + Hệ nội tiết, hệ thần kinh điềøu hòa cân bằng cơ thể._ HS thảo luận nhóm , nêu ví dụ minh hoạ và liên hệ thực tế + Sinh vật có chung nguồn gốc + Sinh vật luôn phát sinh đặc điểm thích nghi

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quần thể ngựa vằn

Quá trình hình thành quần thể sinh vật [qua các giai đoạn]: Cá thể phát tán → Môi trường mới → Chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi → Quần thể sinh vật.

Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ hoặc quan hệ cạnh tranh trong các hoạt động sống.

Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông, chó rừng thường quần tụ từng đàn để bắt mồi…

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật: thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…

>>> Xem thêm: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Ví dụ về quần thể sinh vật

Ví dụ về quần thể sinh vật: đàn vịt, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt,… nói chung sinh vật sống theo đàn.

Quần thể chim cánh cụt

Ví dụ về không phải quần thể sinh vật: tập hợp các cá thể rắn hổ mang, chim cú, lợn sống trong rừng, hồ cá gồm cá mè, cá rô phi, cá trắm, 1 con rắn sống trên 1 đảo, 2 con chim sống với nhau nhưng không có khả năng sinh sản,… nói chung sinh vật sống không theo đàn.

Ví dụ về quần xã sinh vật: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng cây ngập mặn, quần xã ao hồ, quần xã rừng khộp, quần xã đồng cỏ…

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

2. Khác nhau:

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thể cùng loài.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ

trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học

Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những nội dung kiến thức về quần thể cũng như lấy Ví dụ về quần thể để nhằm giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này.

Quần thể là gì?

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quá trình hình thành quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống của môi trường mới sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện sống.

Quan hệ trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả quần thể.

Kích thước của quần thể là số lượng [cá thể], khối lượng [g, kg…] hay năng lượng tuyệt đối [kcal, cal] của quần thể, phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ.

Kích thước của quần thể trong một không gian và một thời gian nào đó được ước lượng theo công thức:

Nt = N0 + [B – D] + [I – E]

Trong đó:

+ Nt: số lượng cá thể ở thời điểm t

+ N0: số lượng cá thể của quần thể ban đầu t0

+ B: số lượng cá thể do quần thể sinh ra trong thời gian từ t0 đến t

+ D: số lượng cá thể của quần thể bị chết trong thời gian từ t0 đến t

+ I: số lượng cá thể nhập cư trong trong thời gian từ t0 đến t

+ E: số lượng cá thể di cư khỏi quần thể trong thời gian từ t0 đến t

Đặc điểm của quần thể

+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài: Quần thể có nhiều cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống: các sinh vật trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, và đó được gọi là nơi sống của quần thể.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ: Các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, sinh sản, chống kẻ thù là các điều kiện bất lợi trong môi trường sống, đảm bảo sự tồn tịa ổn định của quần thể, giúp các cá thể trong quần thể khai thác nguồn sống tốt hơn. Bên cạnh quan hệ hỗ trợ thì trong quần thể còn có quan hệ cạnh tranh khi mật độ cá thể của quần thể quá cao, vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sống dẫn đến các cá thể cùng loài cạnh tranh với nhau về thức ăn, nơi ở hay các cá thể đực giành các cá thể cái trong mùa sinh sản…

+ Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật cỏ trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh…

+ Tỉ lệ nhóm tuổi: Quần thế gồm có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể

Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định đến mức sinh sản của quần thể

Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

+ Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là 50 con đực/50 con cái. Một ít loài động vật có xương sống có số lượng cá thể sơ sinh giống đực thường cao hơn giống cái đôi chút.

Sau khi đã giúp quý bạn đọc nắm rõ về quần thể sinh vật là gì, đặc điểm của quần thể sinh vật, sau đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ về quần thể sinh vật:

Ví dụ về quần thể sinh vật: đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt, đàn cò, đàn ong, đàn trâu rừng…

Ví dụ không phải là quần thể sinh vật: 2 con chim sẻ cùng sống với nhau trong rừng, 1 con cá heo sống dưới đại dương.

Tóm lại, quần thể sinh vật là những sinh vật sống theo bầy đàn, còn những loài không sống theo bầy đàn thì không phải là quần thể sinh vật.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Ví dụ về quần thể. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm một ít kiến thức về quần thể sinh vật. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề