Ví dụ về hai lực cân bằng lớp 8

Câu 10. [Trang 23 SGK lí 6] 

Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.


Ví dụ 1: 2 người tác động lực vào cái tủ, 2 lực cùng phương nhưng ngược chiều và có cùng độ lớn nên cái tủ đứng yên.

Ví dụ 2:  2 đội thi kéo co, sợi dây không dịch chuyển vì lực của của đội cùng phương, cùng chiều và có cùng độ lớn.


Trắc nghiệm vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng

Từ khóa tìm kiếm Google: giải câu 10 trang 23 sgk vật lý 6, giải bài tập 10 trang 23 vật lí 6 , Lý 6 câu 10 trang 23, Câu 10 trang 23 bài 6: lực, hai lực cân bằng -vật lí 6

Câu hỏi: Thế nào là 2 lực cân bằng. Lấy ví dụ

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật.

Ví dụ 1: hai người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1 cái ghế sofa thì sẽ tác dụng lên cái ghế sofa hai lực cân bằng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về hai lực cân bằng nhé!

1.Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Dưới tác dụng của lực cân bằng:

+ Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên

+ Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

=> Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

Chú ý:

- Hệ lực cân bằng khi tác dụng vào một vật thì không làm thay đổi vận tốc của vật.

- Ở lớp 6 đã đề cập đến trường hợp vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

- Đối với lớp 8, yêu cầu xét tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.

=> Như vậy, tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật được phát biểu khái quát hơn :”Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi không có lực tác dụng lên vật và ngay cả khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau”.

- Việc dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật chuyển động thực hiện trên cơ sở suy luận lôgic. Vì lực gây ra sự thay đổi vận tốc chuyển động, còn hai lực cân bằng khi đặt lên vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, như vậy nó không làm thay đổi vận tốc. Do đó lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay đổi vận tốc nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Kết luận này được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm trên máy A – tút.

2.Bài tập

Câu 1: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Lời giải:

Chọn D

Câu 2: Cặp lực tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên là hai lực cùng cường độ,có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.

D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

Lời giải:

Chọn D

Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

Câu 3: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột tăng vận tốc

C. Đột ngột rẽ sang trái.

D. Đột ngột rẽ sang phải.

Lời giải:

Chọn D

Vì khi ô tô đột ngột rẽ sang phải do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy mình bị nghiêng người sang bên trái.

Câu 4: Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao?

Lời giải:

Khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đoàn tàu sẽ làm đoàn tàu không thay đổi vận tốc. Do vậy điều này không mâu thuẫn với nhận định lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật.

Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào một sợi dây cố định [H.5.1]. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu.Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm.

Lời giải:

Trọng lực P của quả cầu có độ lớn: P = 10.m = 10.0,2 = 2N

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Thế nào là hai lực cân bằng, lấy ví dụ.

Trả lời:

Quảng cáo

Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Hai đội kéo co cùng kéo sợi dây. Nếu hai đội mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đáp án:

1, 2 người tác động lực vào cái tủ, 2 lực cùng phương nhưng ngược chiều và có cùng độ lớn nên cái tủ đứng yên.

2,  2 đội thi kéo co, sợi dây không dịch chuyển vì lực của của đội cùng phương, cùng chiều và có cùng độ lớn.

3, Quả bóng đang đứng yên trên sàn nhà.

4, Cuốn sách nằm yên trên bàn.

5, 2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1 tủ quần áo thì sẽ tác dụng lên cái tủ quần áo hai lực cân bằng.

Hai lực cân bằng là gì? Ví dụ về hai lực cân bằng

3.4 [68%] 5 votes

Thực tế, một vật đứng yên sẽ phải chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Vậy hai lực cân bằng là gì? Những kiến thức tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn gợi nhớ lại một phần kiến thức quan trọng về lực trong chương trình vật lý 6! Mời các bạn cùng đón xem nhé!

Lực là gì? Hai lực cân bằng là gì?

Lực là gì? 

Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực. Thực tế, có rất nhiều loại lực khác nhau như lực đẩy, lực kéo, lực nâng, lực hút, lực uốn, lực nén, sát lực,… nhưng đều được gọi chung là lực và được ký hiệu là chữ F, đơn vị tính là N [Niuton].

Ví dụ về lực:

  • Xe ngựa và người ngồi trên xe ngựa có thể chuyển động được nhờ ngựa kéo [Hay chính là lực kéo của ngựa].
  • Gió thổi vào cánh buồm làm cho cánh buồm chuyển động. Khi đó, gió đã tác dụng một lực đầy lên cánh buồm.
Định nghĩa về lực

Mỗi lực sẽ có phương, chiều và có độ lớn xác định. Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. Ví như sau:

  • Dùng tay nén hai đầu của lò xo lại. Khi đó, ta thấy cả tay và lò xo đều bị biến dạng. 
  • Một quả bóng đang nằm trên mặt đất, ta dùng chân đá trái banh. Khi đó, lực tác dụng từ chân đã làm cho trái bánh đang đứng yên bắt đầu chuyển động. Hay khi đóng đinh vào tường, lực tác dụng từ tay làm cho chiếc đinh đang đứng yên chuyển động và cắm sâu vào tường,… 
  • Hay khi bạn ném một trái bóng vào tường. Lực tác dụng từ tay đến đã làm cho trái bóng thay đổi chuyển động và bị biến dạng. 

>>> Bài viết tham khảo: Trọng lượng là gì? công thức tính trọng lượng

Hai lực cân bằng là gì?

Trước khi tìm hiểu thế nào là hai lực cân bằng, chúng ta sẽ thực hiện thí nghiệm sau:

– Dụng cụ chuẩn bị:

  • Dây dài 15cm
  • Móc treo đứng
  • Một quả nặng hình cầu.

– Thực hiện thí nghiệm: Buộc dây vào quả nặng hình khối rồi treo lên móc.

– Kết quả: Quả nặng không rơi mà treo lơ lửng giữa không trung. 

Vậy tại sao quả nặng lại không rơi? Nguyên nhân lý giải như sau: 

  • Lực hút Trái Đất khiến cho quả nặng này có xu hướng rơi xuống đất.
  • Tuy nhiên, dây đã tác dụng một lực kéo để giữ cho vật không bị rơi xuống. 

Khi đó, ta nói quả nặng hình khối đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật đó vẫn đứng yên thì được gọi là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng có độ lớn như nhau, cùng phương, cùng tác dụng lên vật nhưng ngược chiều nhau. 

Hệ quả: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. 

Kiến thức tổng hợp về hai lực cân bằng

>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng tịnh là gì? ý nghĩa của khối lượng tịnh

Ví dụ về hai lực cân bằng

Ví dụ số 1: Một quyển sách nằm yên trên bàn sẽ chịu tác dụng của hai lực cân bằng, đó là:

  • Lực hút của Trái Đất tác dụng lên sách có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • Lực đỡ của mặt bàn cũng tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng nhưng chiều từ dưới lên trên.
  • Hai lực này có độ lớn như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều và cùng tác dụng lên quyển sách, giữ cho quyển sách đứng yên nên là hai lực cân bằng.  

Ví dụ số 2: Khi hai đội kéo co có sức mạnh ngang nhau và cùng tác dụng một mực có độ lớn như nhau vào sợi dây khiến sợi dây đứng yên, không bị dịch chuyển. Khi đó, ta nói hai lực mà hai đội tác dụng lên dây được gọi là hai lực cân bằng. 

Hai đội kéo co có sức mạnh ngang nhau tác dụng hai lực cân bằng làm dây kéo đứng yên

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ lực là gì, hai lực cân bằng là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề