Ví dụ về quan hệ mâu thuẫn trong logic

Mở đầuTrong quá trình tồn tại của mình , con người luôn khát vọng hiểubiết vè tự nhiên và xã hội . Do vậy, nhận thức hiện thực khách quan làmột nhu cầu tất yếu của con người. Nhưng làm thế nào con người cóthể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, tìm ra chân lý và hànhđộng có hiệu quả tốt ?Nhận thức đúng giúp là điều kiện cần giúp con người hành độngđúng, đạt được hiệu quả mong muốn. Ngược lại, nhận thức sai, khôngnắm bắt được bản chất và quy luật của hiện thực khách quan thì conngười sẽ hành động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ đi đến thất bại.Ta xét hai ví dụ suy luận:“Mọi người đều phải chết.Socrate là người.Vậy, Socrate phải chết." [1]và:“Vợ tôi là đàn bà.Em là đàn bà.Vậy, em là vợ tôi” [2]Rõ ràng suy luận thứ nhất đúng, còn suy luận thứ hai thì sai. Nhưng căn cứ vàocơ sở nào mà ta xác định được như vậy? Tất nhiên là có thể căn cứ trực tiếp vàothực tiễn. Tuy nhiên thực hiện việc đó gặp phải rất nhiều khó khăn, vì ở đây saukhi kiểm tra thấy kết luận đúng ta cũng không thể nói rằng chắc chắn suy luậnđúng. Một phương pháp khác thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều là sử dụng cácquy luật của tư duy, tức là các quy luật mà môn logic nghiên cứu, để làm cơ sởcho việc xét đoán. Suy luận nào tuân theo các quy luật đó thì hợp lý, đúng; suyluận nào không tuân theo những quy luật đó thì vô lý, sai.Như đã biết, quy luật của tư duy là những mối liên hệ bên trong, bản chất, lặp đilặp lại trong các quá trình tư duy. Con người phát hiện ra các quy luật của tư duythông qua hoạt động nhận thức trải nhiều thế kỷ chứ không phải bẩm sinh đãbiết đến chúng. Con người biết cách vận dụng các quy luật đó, biết suy luận tuântheo các quy luật đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ không phải cótính chất bản năng.Trong số các quy luật của tư duy có bốn quy luật cơ bản. Các quy luật này đượcgọi là cơ bản vì: thứ nhất, chúng phản ánh những tính chất cơ bản nhất của cácquá trình tư duy; thứ hai, vì bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải tuân theochúng; thứ ba, vì các quy luật khác có thể rút ra được từ chúng, nhưng không thểrút ra chúng từ các quy luật khác. Các quy luật cơ bản đó là: quy luật đồng nhất,quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam.0Mục lụcMở đầu.......................................................................................................................... 1Mục lục......................................................................................................................... 21. Quan niệm chung.....................................................................................................32. Quy luật cấm mâu thuẫn.........................................................................................32.1 Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫn...........................................32.2 Nội dung.............................................................................................................. 42.3 .Yêu cầu và các lỗi logic thường có...................................................................63. Ý nghĩa...................................................................................................................... 84. Kết luận.................................................................................................................... 811. Quan niệm chung-Quy luật là những mối liên hệ bên trong tất yếu và phổ biến của các sự vậtvà hiện tượng.Quy luật của tư duy là những mối liên hệ bản chất tất yếu, bền vững , lặpđi lặp lại của các bộ phận cấu thành tư tưởng hoặc giữa các tư tưởng trong quátrình tư duy .Vd: “A là người thì A phải già”. Và “B có em gái tên là C, C kém B 2 tuổithì mọi nữ tên C kém B 2 tuổi đều là em gái của B”.=> Suy luận thứ 1 đúng còn suy luận thứ 2 sai. Nhưng dựa vào đâu chúng ta cóthể xác định như vậy? Có 1 phương pháp chính xác và tiện lợi đó là sử dụng cácquy luật trong tư duy tức là các quy luật trong logic để là cơ sở cho việc xétđoán. Quy luật nào tuân theo thì đúng còn quy luật không tuân theo thì sai.Các quy luật cơ bản :Quy luật đồng nhấtQuy luật cấm mâu thuẫnQuy luật bài trung [ loại trừ cái thứ ba]Quy luật lý do đầy đủ2. Quy luật cấm mâu thuẫnQuy luật đồng nhất gắn kết hữu cơ với quy luật. Không có quy luật thứnhất thì sẽ không có quy luật thứ hai. Đồng thời quy luật cấm mâu thuẫn vẫn cótính độc lập của mình.Quy luật đồng nhất quy định tính xác định của tư duy đúng đắn thì quyluật cấm mâu thuẫn đảm bảo cho tính nhất quán, phi mâu thuẫn của tư duy đúngđắn.2.1 Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫnQuy luật cấm mâu thuẫn phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tưduy, Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy phải tránh nó.- Cơ sở của quy luật đồng nhất là tính xác định về chất của các đối tượng đượcbảo toàn trong khoảng thời gian nhất định . Từ đó suy ra , nếu có đối tượng nhưthế , thì nó đồng thời không thể không tồn tại , nó không thể có các thuộc tínhxác định về chất như thế này và đồng thời lại không có chúng , không thể vừanằm vừa không nằm trong quan hệ nào đó với các đối tượng khác . Đặc điểm đócủa giới hiện thực là cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫnVd: một bông hoa hồng đỏ không thể cùng lúc vừa đỏ vừa không đỏMâu thuẫn mà chúng ta nói đến ở đây là mâu thuẫn hình thức chứ không phảimâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thức không thể có được vì, như đãbiết, logic hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là sự phản ánh cácsự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan trong sự đứng im củanó, nghĩa là phản ánh hiện thực khách quan theo kiểu lý tưởng hóa .2--=> Thực tiễn này được phản ánh trong tư duy và là cơ sở nội dung quy luật cấmmâu thuẫn trong tư duy2.2 Nội dungMâu thuẫn logic là hiện tượng của tư duy, khi nêu ra hai phán đoán loạitrừ nhau về chính một đối tượng được xét trong cùng một thời gian và cùng mộtquan hệ. Mâu thuẫn logic làm rõ tính quy luật là, hai phán đoán loại trừ nhaukhông thể cùng đồng thời chân thực. Tính quy luật khách quan này được phảnánh trong quy luật mâu thuẫn logic hình thức và phát biểu: “ Hai phán đoán đốilập trên hoặc mâu thuẫn nhau về một đối tượng trong cùng một thời gian, cùngmột quan hệ, không thể cùng chân thực, ít nhất một trong chúng giả dối.”Ví dụ : lúc 3h sáng hôm qua Duy vừa đi bar vừa ở nhàPhân biệt mâu thuẫn logic , mẫu thuẫn biện chứngMâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn thực tế - mâu thuẫn nội tại , tồn tại trongmọi sự vật, hiện tượng, trong quá trinh vận động , biến đổi không ngừng củachúng, mâu thuẫn biện chứng của tư duy phản ánh hai mặt đối lập cùng tồn tạitrong hiện thực, do đó cả hai tư tưởng đối lập trong mâu thuẫn đều chân thật.VD: vũ khí: mâu và thuẫn, đối lập nhưng cùng tồn tại trong hiện thựcMâu thuẫn logic là mâu thuẫn giữa hai phán đoán hay hai tư tưởng phản ánhhai đối tượng không thể cùng tồn tại trong hiện thực, chúng hoàn toàn loại trừlẫn nhau và do đó, hai phán đoán hay hai tư tưởng đó tất nhiên không thể cùngchân thật. VD: A nói : “Cả ngày hôm qua tôi đi học nhưng sáng hôm qua tôi ởnhà”.Phép biện chứng là logic học, đó là logic biện chứng. Logic biện chứng doHêgen xây dựng và được cải tạo [theo hướng duy vật bởi các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác - Lênin là sự vượt bỏ lôgic học do Arítstốt xây dựng. Nếu logichọc của Arítstốt coi mâu thuẫn logic là biểu hiện của tư duy sai lầm, rằng muốnbiết một mâu thuẫn nào đó là đúng hay sai phải căn cứ vào tiêu chuẩn thực tiễn.-Chỉ có một logic học, tức logic biện chứng mới là phương pháp luận khoa họccho hoạt động nhận thức của con người, mới đúng là khoa học dạy cho conngười phương pháp tư duy đúng đắn.Mâu thuẫn logic được chia làm hai loại:+ Mâu thuẫn logic tầm thường, chẳng hạn như có người khẳng định: “ tôi chắcchắn rằng trong cuộc sống chẳng có gì chắc chắn cả”. Loại mâu thuẫn này nhấtthiết bị cấm trong tư duy đúng đắn.+ Mâu thuẫn logic không tầm thường, ví dụ như “một vật thể đang chuyển độngvừa ở một chỗ vừa không ở chỗ đó” là loại tư duy không thể cấm trong tư duyđúng đắn vì nó không biểu hiện sai lầm trong tư duy, trái lại phản ánh mâu thuẫnbiện chứng khách quan.3Mệnh đề "vận động vừa ở chỗ này nhưng đồng thời lại không ở chỗ này" códạng A hoặc Ā. Đó là một mâu thuẫn logíc, mâu thuẫn logic này không biểuhiện sự sai lầm của tư duy. Chính F.Engghen và Lênin đã quan niệm như vậy.Engghen viết: "Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn, ngay như sự di độngmột cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được cũng chỉ là vì mộtvật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ờ cùng một chỗduy nhất lại vừa không ở chỗ đó". Trong "Bút ký triết học", khi dẫn lại ý kiếncủa Hêgen "vận động có nghĩa là vừa ở chỗ này nhưng đồng thời lại không ởchỗ này", Lênin đã nhận xét bên lề: "đúng!".Không phải mọi mâu thuẫn logic đều sai lầm. Điều đó cũng có nghĩa rằng khôngphải phi mâu thuẫn bao giờ cũng là quy luật tư duy đúng đắn . Logic học là khoahọc dạy cho con người phương pháp tư duy đúng đắn. Logic được Arítstốt xâydựng coi phi mâu thuẫn là quy luật của tư duy đúng đắn. Logic học ấy vì thế,không phải bao giờ cũng đúng đắn.-Quy luật cấm mâu thuẫn phản ánh một tính quy luật tác động trong lĩnh vựcmâu thuẫn logic , tức là hai tư tưởng loại trừ nhau cùng về một cái gì đó. Tuynhiên, không phải tất cả các mệnh đề không hợp nhau đều chứa mâu thuẫn logic.Ví dụ 1: Một phán đoán nhận xét của cây thứ nhất “ Cái cây này có quả”Một phán đoán nhận xét cây thứ hai: “Cái cây kia không có quả”Hai phán đoán nhận định về sự có và không có quả của hai cây không hề mâuthuẫn.=>Như vậy, hai phán đoán đối lập nhau nhưng nói về các đối tượng khác nhau,giá trị của phán đoán này không phụ thuộc giá trị của phán đoán kia nên khôngcó mâu thuẫn logic.Ví dụ 2: Anh A bị tòa án tỉnh B tuyên án sau nhiều ngày xét xử vụ án buôn lậuqua biên giới với hình phạt 5 năm từ giam.Điều đó nhận định “Anh A là người có tội” là chân thực nhưng trước đó, khichưa bị bắt vẫn có thể nói “Anh A không phải là người có tội” cũng chân thực.=> Hai phán đoán đối lập phản ánh cùng đối tượng nhưng khác nhau về thờigian có thể không mâu thuẫn.Ví dụ 3: “Ở lớp, A học giỏi hơn B”“Ở lớp, A không học giỏi bằng C”Hai mệnh đề đối lập nhau “học giỏi” và “không học giỏi” cùng phản ánh về mộtđối tượng trong cùng một thời điểm xác định nhưng hai mệnh đề này đồng thờicó thể chân thực.=> Tức là, hai mệnh đề đối lập cùng về một đối tượng trong cùng một khoảngthời gian xác định vẫn không mâu thuẫn logic nếu chúng được xét trong cácquan hệ khác nhau.4Do đó, theo quy luật cấm mâu thuẫn, khi hai phán đoán nói về cùng một đốitượng trong cùng một thời gian và mối quan hệ mà phán đoán này khẳng định,phán đoán kia lại phủ định thì không thể đồng thời cùng đúng. Trong hai phánđoán nhận định như vậy có ít nhất một phán đoán, nhận định sai.VD: Tất cả các năm tôi đều đi đến chùa nhưng năm ngoái t lại không đi. Lĩnh vực tác độngQuy luật cấm mâu thuẫn có lĩnh vực tác động khá rộng. Quy luật ấy trướchết là sự khái quát thực tiễn sử dụng các phán đoán: phản ánh mối quan hệmang tính quy luật giữa hai phán đoán đơn khẳng định và phủ định; quan hệkhông tương thích của chúng về giá trị logic ‘nếu một phản đoán là chân thực,thì phán đoán kia nhất định là giả dối’. Vd: nếu đã phán đoán quả cam nàychua thì không thể đồng thời nói quả cam này không chua. Vì các phán đoánphức được cấu thành từ các phán đoán đơn nên luật cấm mâu thuẫn cũng tácđộng ở đây, nếu các phán đoán phức nằm trong quan hệ loại trừ nhau.Quy luật cấm mâu thuẫn cũng rất ảnh hướng đến các khái niệm, đặc biệtlà đến quan hệ giữa chúng. Đó là các quan hệ không điều hòa. Ví dụ: Một ngườitốt bụng, đồng thời anh ta không thể “không tốt bụng” [quan hệ mâu thuẫn] hay“xấu xa” [quan hệ đối lập]Quy luật cấm mâu thuẫn tác động mạnh trong các suy luận. Diễn dịch trựctiếp bằng cách biến đổi phán đoán tiền đề đều dựa trên cơ sở quy luật này. Thaotác này có thể thực hiện được là vì đối tượng không thể đồng thời thuộc vàkhông thuộc về một lớp xác định. Trái lại thì sẽ có mâu thuẫn logic. Ví dụ: “Rắnthuộc loài bò sát” không thể có “rắn không thuộc loài bò sát” Trong các suyluận thông qua quan hệ các phán đoán đơn trên hình vuông logic, sự tác độngcủa quy luật mâu thuẫn thể hiện ở nếu một phán đoán nào đúng thì phán đoánmâu thuẫn hay đối lập với nó sẽ sai.Các quy luật cấm mâu thuẫn có tác dụng trong chứng minh. Luật này làcơ sở của một trong các quy tắc cho các luận cứ của phép chứng minh: chúngkhông được mâu thuẫn nhau. Không có sự tác động của quy luật này thì khôngthể có phép bác bỏ. Khi chứng minh tính chân thực của một luận đề, chúng takhông thể từ đó kết luận về tính giả dối của luận điểm mâu thuẫn hoặc đối lậpvới nó nếu không có luật cấm mâu thuẫn. Công thức của quy luật cấm mâu thuẫn5Quy luật cấm mâu thuẫn được diễn đạt dưới công thức sau:Công thức: 7[ a ᴧ 7a]A107a01a ᴧ 7a007[a ᴧ7a]11Như vậy ta có công thức 7 [a ᴧ7a]= 1 hoặc a ᴧ7a =0+ 7[a ᴧ7a] =1 : được đọc là “ không thể có chuyện vừa là a vừa không phảilà a; Điều này luôn đúng.+ a ᴧ7a =0 : được đọc là “ vừa là a vừa không phải là a; điều này là sai.Công thức trên cho thấy a và 7a cùng tồn tại là sai , điều đó cũng có nghĩa achỉ có thể là a hoặc là 7aVí dụ: “ Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương”Hoặc“Hải Phòng không là thành phố trực thuộc trung ương”Nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn biểu hiện rõ ở một số quan hệ giữacác phán đoán đơn+ S là P và S không phải là P “táo là một loại trái cây và táo không là một loạitrái cây”+ ∀ S là P và ∀ S không là P “ Mọi số chẵn đều chia hết cho 2 và mọi số chẵnđều không chia hết cho 2”+ ∀ S không là P và ∃ S là P “ Tất cả học sinh không mặc đồng phục và có mộtsố học sinh mặc đồng phụcTrên đây là một số biểu hiện vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn, những vi phạmthường xuất hiện vì việc tư duy thiếu tính chặt chẽ, liên kết và mạch lạc hoặcmâu thuẫn từ trong tư tưởng. Chúng ta cần tránh những lỗi trên đây để có tư duychính xác, rõ ràng, mạch lạc và khách quan.Nhận xét:Quy luật cấm mâu thuẫn chỉ ra rằng hai phán đoán trái ngược nhau không thểđồng thời cùng đúng.Thực chất của quy luật cấm mâu thuẫn, nghĩa là trong tư duy không được mâuthuẫn. Tư duy có mâu thuẫn là tư duy sai lầm, không chính xác, thiếu nhất quán.Chính vì vậy, quy luật cấm mâu thuẫn chủ trương gạt bỏ mâu thuẫn trong tư duy,đảm bảo cho tư duy lành mạnh, chính xác.Tư duy của chúng ta không được chứa mâu thuẫn, vì tư duy phản ánh hiện thựckhách quan mà ở trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời điểm xác định khôngthể có trường hợp một đối tượng vừa có vừa không có tính chất nào đó. Mâuthuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tu duy nhất định phải tránh nó.6Cần lưu ý rằng mâu thuẫn mà chúng ta nói đến ở đây là mâu thuẫn hình thứcchứ không phải mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thức không thể có đượcvì logic hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách phản ánh sự vật và hiện tượngcủa hiện thực khách quan trong sự đứng im của nó nghĩa là phản ánh hiện thựckhách quan theo kiểu lí tưởng hóa. Còn mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn thựctế, mâu thuẫn nội tại, tồn tại bên trong mọi sự vật, hiện tượng trong quá trìnhvận động, biến đổi không ngừng của chúng. Vì vậy, quy luật cấm mâu thuẫn chỉtác động ở những nơi nào xuất hiện mâu thuẫn logic, Tư duy sẽ là mâu thuẫn khicùng một đối tượng trong cùng một thời gian, không gian và quan hệ xác địnhlại thừa nhận hai phán đoán đối lập nhau cùng tồn tại.Ở khía cạnh này quy luật cấm mâu thuẫn còn được gọi là quy luật cấm mâuthuẫn logic trong tư duy. Ở các trường hợp khác thì tư duy hoàn toàn không mâuthuẫn với logic.2.3 .Yêu cầu và các lỗi logic thường cóQuy luật cấm mâu thuẫn trong tư duy yêu cầu con người không mâu thuẫntrong các lập luận, trong việc liên kết các tư tưởng. Để là chân thực thì các tưtưởng phải nhất quán , phi mâu thuẫn . Một tư tưởng sẽ là giả dối khi có chứamâu thuẫn logic .Yêu cầu :-Thứ nhất: không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng địnhmột đối tượng và đồng thời lại phủ định ngay chính nóví dụ : báo cáo cô giáo lớp 12A sĩ số đủ duy nhất chỉ thiếu 2 bạn làbạn Kiên và bạn Lan=> ở đây câu trước là khẳng định một đối tượng “lớp 12A sĩ số đủ” nhưng câusau lại phủ định ngay chính nó “duy nhất chỉ thiếu 2 bạn là bạn Kiên và bạnLan”Ví dụ:-Thứ 2: không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy, tức là khẳng định đốitượng, nhưng lại phủ nhận hệ quả tất yếu suy ra từ nó.ví dụ : Khí hậu nóng lên khiến cho Băng ở Nam Cực tan nhưng màmực nước biển không tăng.=>Tức là ở đây băng tan kéo theo hệ quả là mực nước biển sẽ tăng lên, tuy nhiêncâu sau đã phủ định luôn hệ quả của nó là “mực nước biển không tăng”Nếu như mâu thuẫn trực tiếp dễ nhận thấy và dễ tránh thì mâu thuãn gián tiếp lạikhó nhận thấy hơn và vì vậy khó tránh hơn nhiều.VD: Lời nói của Đức Phật với quỷ Mala: “[…] Ta không cần danh vọng, Mala,mi hãy thuyết những điều đó với những kẻ hám danh vọng. […] Thành đạt, danhtiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự hư ảo, sự thắng lợi của kẻ này là thất bạicủa người kia. […] Ta trải cơ mạn xa để chiến đấu với người đây. Ta thà chếtvinh trong trận chiến, còn hơn sống nhục trong đầu hàng.”[3]Trong lời nói nàyta thấy câu cuối cùng “ta thà chết vinh trong trận chiến, còn hơn sống nhụctrong đầu hàng” mâu thuẫn với những câu ở phía trên.7Khi rèn luyện tư duy ta sẽ nâng cao được khả năng phát hiện mâu thuẫn trongcác suy luận của chính mình và của người khác để phát hiện những cái không ổntrong các suy luận đó, nghĩa là phát hiện ra khả năng chứa mâu thuẫn gián tiếpcủa nó ta có thể tiến hành đặt liên tiếp hàng loạt các câu hỏi để người đưa ra suyluận trả lời và bằng cách đó chỉ ra mâu thuẫn trực tiếp.VD: Khi phát hiện lời khai của kẻ bị tình nghi có chứa điều gì đó không ổn thìcảnh sát điều tra sẽ tiến hành đặt hàng loạt các câu hỏi cho đến khi người đókhông trả lời được nữa vì thấy mình đã gặp mâu thuẫn rõ ràng trực tiếp.VD: Trong câu chuyện tiếu lâm về con rắn vuông, khi nghe chồng kể về mộtcon rắn khổng lồ, chị vợ đã liên tục tỏ ý nghi ngờ về chiều dài của nó. Điều nàylàm cho anh chồng liên tục rút ngắn chiều dài của con rắn, và cuối cùng là cóđược con rắn vuông. Như vậy, mâu thuẫn chưa lộ rõ hẳn giữa sự tồn tại của conrắn khổng lồ trong câu chuyện của người chồng với thực tế đến lúc này đã trởthành mâu thuẫn rõ ràng giữa sự tồn tại của con rắn vuông với thực tế.Câu “nói dối hay cùng” chính là nói về những trường hợp như thế này.Ngoài hai yêu cầu cơ bản trên, từ nội dung và cơ sở khách quan của quy luậtcấm mâu thuẫn ta cần lưu ý thêm một số một số yêu cầu khác trong quá trình tưduy.Thứ nhất, nếu đã thừa nhận một tiền đề là chân lý thì trong suốt quá trình suyluận không được thừa nhận một tiền đề khác đối lập với nó cúng là chân lý.VD: nếu đã thừa nhận “buôn lậu là phạm pháp” thì không được cho rằng “buônlậu không những không phạm pháp” mà còn có công làm cho giá cả hàng nộiđịa rẻ hơn.Thứ hai, không được xuất phát từ tiền đề sai để khẳng định mệnh đề đối lập vớinó là đúng hay sai. Bởi vì từ tiền đề sai thì mệnh đề đối lập với nó có thể đúnghoặc sai.VD: có người nói : “anh A không là bác sĩ” là phán đoán sai thì không thể nói lạilà : “ anh A là bác sĩ” vì anh A có thể làm nghề khác.Thứ ba, trong tư duy không được nhầm lẫn hoặc tự ý thay đổi mối quan hệ củađối tượng khi đang xem xét về nó.VD: khi đến lớp muộn, B giải thích với cô giáo lúc thì xe bị hỏng lúc thì lại tắcđường.Như vậy, trong tư duy của B đã vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn là chuyển từ lýdo này sang lý do khác [ từ quan hệ này sang quan hệ khác].Các lỗi logic:Xảy ra do vi phạm các yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn.Có nhữngngười luôn có phán đoán , lập luận trái ngược với người khác, những phánđoán , lập luận đó có thể đúng hoặc sai nhưng ở đó không hề có sự mâu thuẫn8logic. Mâu thuẫn logic xảy ra chỉ khi nào một người thừa nhận hai mệnh đề đốilập nhau cùng chân thực.Lúc đầu khẳng định sau đó lại phủ định ngay dấu hiệu đó ở cùng một đốitượng trong một thời điểm, một quan hệ cụ thể hay lúc khẳng định rồi lại phủnhận hệ quả tất yếu suy ra từ nó.Tôn trọng quy luật cấm mâu thuẫn là điều kiện cần để tránh mâu thuẫntrong tư duy. Lê nin đã chỉ ra rằng “tính mâu thuẫn logic” tất nhiên trong điềukiện tư duy logic đúng đắn không được tồn tại cả trong việc phân tích kinh tế vàphân tích chính trịThông thường việc vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn biểu hiện ở các quátrình tư duy mà tiền hậu bất nhất vừa khẳng định vừa phủ định một thuộc tínhcủa đối tượng khi đối tượng vẫn là nó chưa thay đổi.VD: “Có anh chồng trẻ lần đầu tiên say rượu, khi tỉnh dậy, anh ta rất hối hận vàcầu xin vợ tha thứ. Người vợ nói rằng cô ta sẽ quên và tha thứ cho anh.Sau một tháng, cứ cách vài ngày, cô vợ lại nhắc đến chuyện say rượu hôm trướccủa anh chồng. Anh ta không chịu được nữa bèn nói :- Em đã nói là sẽ quên và tha thứ cho anh, vậy mà sao em cứ nhắc đi nhắclại mãi thế ?- Vâng đúng thế ! Em chỉ muốn nhắc cho anh nhớ là em đã quên chuyệnđó và đã tha thứ cho anh”.[Báo Tiền phong chủ nhật số 13/1995].Cô vợ ở đây đã vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn vì nếu cô ta đã quên và tha thứcho hành động uống rượu say của ông chồng thì sẽ không nhắc lại, vì nhắc lạitức là cô ta còn nhớ việc say rượu của ông chồng.Trong lập luận người ta thường dùng quy luật cấm mâu thuẫn để chứngminh, bác bỏ một luận đề nào đó. Chẳng hạn muốn bác bỏ một luận đề thì phảichứng minh luận đề của nó là đúng đắn. Phản đề đúng thì theo quy luật cấm mâuthuẫn thì luận đề của nó phải sai [ vì không thể có hai tư tưởng trái ngược nhaumà cùng đúng được]VD: Trong tiểu thuyết Rudin của Tuốcgheniép, hai nhân vật đã tranh luận vớinhau về chuyện có lòng tin hay không như sau:NV1: “Thôi được, vậy theo ông có tồn tại lòng tin hay không ?NV2: - Không, không hề có.NV1: - Ông tin chắc như vậy chứ ?NV2: - Nhất định rồi !NV1: - Ông vừa nói là ở con người ta không có lòng tin, nhưng chính ông tinchắc rằng không có lòng tin, vậy là chính ông đã cho một thí dụ đầu tiên về sựtồn tại lòng tin.Cả phòng đều cười …”9VD trên đã vi phạm yêu cầu thứ nhất trong quy luật cấm mâu thuẫn trongtư duy.NV2 vừa khẳng định ở trên là “không tồn tại lòng tin” nhưng ngay sau đóông lại tự phủ định lại chính mình khi thừa nhận là ông “ tin” chắc chắn làkhông hề có lòng tin.3. Ý nghĩa- Bảo đảm tính chặt chẽ, mạch lạc của tư tưởng. Giúp rèn luyện tư duy rõ ràng ,tăng tính thuyết phục , độ tin cậy của lập luận , phản ánh chân thực hiện thựckhách quan- Quy luật cấm mâu thuẫn không hề mâu thuẫn với việc thừa nhận mâu thuẫnbiện chứng mà chính là khi tư duy không mâu thuẫn thì mới phản ánh chính xácmâu thuẫn biện chứng-Về sự tác động của quy luật cấm mâu thuẫn trong khoa học , phân biệt mâuthuẫn logic mà mâu thuẫn biện chứng vô cùng quan trọng. Quy luật cấm mâuthuẫn và các yêu cầu của nó cấm các mâu thuẫn logic chứ không và không thểcấm các mâu thuẫn biện chứng. Việc loại trừ các mâu thuẫn logic có ý nghĩa rấtquan trọng trong khoa học.Không có mâu thuẫn trong tư duy là điều kiện để nhận thức chân lý. Quy luậtcấm mâu thuẫn biểu hiện tính chất cơ bản của tư duy là tính liên tục và khôngmâu thuẫn.4. Kết luận+ Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn chính là vi phạm tính cân đối bên trong, tínhchân thực logic của tư duy. Vì vậy, nhận thức và vận dụng quy luật cấm mâuthuẫn là điều kiện cần để nhận thức đúng đắn các sự vật, hiện tượng của thế giớikhách quan, trao đổi tư tưởng với nhau và hiểu nhau một cách đúng đắn pháthuy được vai trò năng động sáng tạo của tư duy trong hoạt động thực tiễn.+ Tuân thủ nghiêm quy luật cấm mâu thuẫn trình bày trên đây sẽ giúp chúng tasuy nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,mạch lạc, dễ hiểu. Ứng dụng quy luật này chúng ta cũng dễ dàng phát hiện cácsai lầm trong suy luận của người khác và của chính mình để phản bác, để vạchtrần sự ngụy biện, hoặc để tránh sai lầm.+ Tôn trọng yêu cầu của quy luật là điều kiện cần thiết để tránh mâu thuẫn trongtư duy khi phản ánh về một đối tượng ở cùng một phẩm chất trong cùng mộtthời gian, không gian, một điều kiện và một mối quan hệ xác định.10

Video liên quan

Chủ Đề