Vì sao có con thì hôn nhân bền vững hơn

Skip to content

Trang chủ Tin nổi bật Làm gì để giữ gìn hạnh phúc gia đình bền vững

Hôn nhân là sự gắn kết đặc biệt giữa hai con người vốn từng xa lạ. Nó chính là tổ ấm, là nơi nương tựa của mỗi người khi trưởng thành. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng. Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy cuộc hôn nhân của bạn đang gặp vấn đề.

1. Cuộc trò chuyện hàng ngày trở thành “khẩu chiến”

Dạo gần đây bạn thường xuyên cảm thấy bị tổn thương bởi nhiều hành động và lời nói của đối phương. Mọi cuộc thảo luận bỗng dưng biến thành một cuộc chiến vì bạn cảm thấy quan điểm của mình không được người ấy lắng nghe. Cả hai bạn bắt đầu khơi gợi lại những lỗi lầm trong quá khứ của nhau để săm soi, trách móc.

Thông thường, sau nhiều năm chung sống với người bạn đời, chúng ta ngừng tích cực lắng nghe và bắt đầu đưa ra các giả định như người ấy đã thay đổi, người ấy chẳng còn tôn trọng mình nữa… Các giả định này có rất nhiều điểm không chính xác bởi chúng hình thành dựa trên cảm xúc và góc nhìn chủ quan một phía.

Do đó, không tích cực lắng nghe có thể khiến cuộc hôn nhân của bạn dần đi vào bế tắc. Hai bạn đang mong muốn suy nghĩ của mình được đối phương lắng nghe nhưng không ai chịu hiểu cho nhau để hướng tới một giải pháp có hiệu quả.

Hãy nỗ lực để thực hiện kỹ năng lắng nghe tích cực bằng cách thể hiện sự tôn trọng thông điệp mà người nói đưa ra. Bạn cần thu thập thông tin trong quá trình nghe, tránh phản ứng bằng những câu nói gây ảnh hưởng đến tinh thần của đối phương và cố gắng tìm ra giải pháp để cả hai đều thỏa mãn.

2. Có rất nhiều khoảng lặng trong hôn nhân

Dạo gần đây, bạn rất hay im lặng vì cảm thấy không có gì để nói và việc thảo luận về các vấn đề hôn nhân của mình với người khác trở thành một việc thú vị. Tuy nhiên, vợ/chồng của bạn nên là người nhận được sự tin tưởng của bạn thông qua việc trò chuyện với nhau mỗi ngày, cho bạn lời khuyên hay tìm cách giúp bạn khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Sự thân mật tình cảm này chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững.

Khi bạn chọn người khác để sẻ chia, bạn sẽ vô tình phủ nhận vai trò của bạn đời. Theo Tiến sĩ Shirley Glass và Jean Staeheli, tác giả của sách Không chỉ là bạn bè, việc chia sẻ những chuyện đáng chú ý trong ngày của bạn hoặc những rắc rối trong hôn nhân với một đối tượng khác chính là đang xây dựng một bức tường ngăn cách giữa bạn và vợ/chồng. Càng nhiều rào cản giữa hai bạn, hôn nhân càng đi vào ngõ cụt.

3. những yếu tố tiêu cực xuất hiện

Theo nhà nghiên cứu tâm lý John Gottman, cuộc hôn nhân của bạn chắc chắn sẽ gặp trục trặc nếu xuất hiện 4 yếu tố tiêu cực sau:

Phê bình tiêu cực

Phê bình là đưa ra đánh giá về những phần tốt và phần xấu của một cái gì đó. Tuy nhiên, khi phê bình vợ/chồng mình, bạn thường chỉ nhắm đến những điều chưa tốt. Bạn phàn nàn về chiếc áo sơmi mới của chồng vì nó quá đắt, chỉ trích gay gắt vợ mình khi cô ấy nấu canh hơi mặn… Thay vì nhìn nhận mọi thứ ở góc độ khách quan, bạn chỉ nhìn thấy lỗi lầm của họ và không có bất kỳ sự cảm thông nào.

Phòng thủ quá mức

Khi nghe bất cứ lời góp ý nào từ đối phương, bạn cũng có xu hướng phòng thủ tuyệt đối. Bạn tự biện minh cho mình bằng cách cố tình gạt bỏ tất cả những lý lẽ chính đáng của họ cho dù bạn biết mình đang sai. Bạn luôn có cảm giác mình bị tấn công và cần phải phòng thủ một cách quyết liệt. Thật không may, điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn không hề nghiêm túc và rất ích kỷ. Sự phòng thủ hiếm khi dẫn đến những giải pháp tốt trong các tình huống.

Khinh thường

Bạn hay chế giễu bạn đời vì một số điều kiện của họ không bằng mình như tiền lương, hoàn cảnh gia đình, địa vị… Điều này làm cho đối phương cảm thấy tự ti và cho rằng bạn không tôn trọng họ.

Phản ứng dữ dội

Khi vợ/chồng bạn từ chối đi đâu đó cùng bạn, gọi điện không nghe máy vì họ đang bận… bạn sẽ phản ứng rất gay gắt bằng cách lớn tiếng hoặc có những hành động thiếu lịch sự. Trong một mối quan hệ, khi việc “ném đá” như thế này đã bắt đầu, nó có thể nhanh chóng trở thành một thói quen xấu và khó dừng lại.

4. Chuyện ân ái không còn mặn nồng

Tình dục không chỉ tốt cho cảm xúc mà còn giúp duy trì sự bền vững của hôn nhân. Quan hệ tình dục thường xuyên với bạn đời giúp cải thiện sự tự tin của cả hai. Khi “yêu”, cả hai bạn đặt niềm tin vào nhau và điều đó giúp gia tăng sự thân mật. Sự sẻ chia và thấu hiểu trong “chuyện ấy” tạo ra mong muốn gần gũi và gắn bó với bạn đời, dẫn đến sự hài lòng trong mối quan hệ được cải thiện. Do vậy, thiếu vắng chúng sẽ khiến hôn nhân trở nên nguội lạnh.

5. Không có nhiều thời gian dành cho nhau

Thay vì dành thời gian cho nhau thì bạn lại bận rộn với các cuộc vui ngoài xã hội và thậm chí ngay khi ở nhà, bạn cũng làm việc riêng ở một góc nào đó. Nếu bạn tránh việc dành thời gian cho người bạn đời của mình, cả hai bạn sẽ bị mất kết nối và ngày càng xa nhau hơn. Khoảng cách này khiến đối phương hiểu rằng bạn không còn xem trọng mối quan hệ.

Mọi sinh vật đều cần được chăm sóc. Không được chăm sóc và nuôi dưỡng, chúng sẽ chết. Cũng giống như đứa trẻ, thú cưng hoặc cây trồng trong nhà, mối quan hệ hôn nhân của bạn sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự chăm sóc và vun đắp.

6. Không làm gì để cứu vãn cuộc hôn nhân

Tất cả các cặp vợ chồng đều trải qua thời kỳ “khủng hoảng” trong hôn nhân. Tuy nhiên, nếu thời kỳ đó kéo dài hơn hai năm mà không có dấu hiệu cải thiện, có lẽ đã đến lúc bạn tìm đến một chuyên gia tư vấn hôn nhân. Nếu không còn thiết tha với mối quan hệ này nữa thì một kết thúc trong êm đẹp có lẽ là hướng giải quyết tốt nhất cho cả hai.

7. Mơ mộng về một cuộc sống không có bạn đời

Thường xuyên tưởng tượng về một cuộc sống không có vợ/chồng cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn không còn thiết tha với mối quan hệ hôn nhân nữa. Bạn biến cuộc hôn nhân của mình thành cuộc sống độc lập của hai người xa lạ bằng cách đưa ra các quyết định về các vấn đề trong gia đình như bạn đang độc thân. Bạn không còn cân nhắc ý kiến ​​hay nguyện vọng của đối phương. Cho dù bạn có quyết định duy trì mối quan hệ hay không, bạn vẫn đang ngầm gửi tín hiệu cho người ấy biết rằng bạn chẳng còn xem trọng sự tồn tại của họ nữa.

CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?

Hãy dành một chút thời gian ngay bây giờ và nhắm mắt lại. Chỉ tập trung vào hơi thở của bạn và tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn cảm thấy mình thật sự tĩnh tâm. Trong trạng thái này, hãy tự hỏi, cuộc hôn nhân của mình có hạnh phúc thật sự không?

Lúc này, chính trực giác của bạn sẽ nói lên sự thật. Bề ngoài, bạn cố tình phủ nhận mọi dấu hiệu cho thấy rạn nứt đang xảy ra nhưng trực giác của bạn thì không. Hãy trung thực với chính mình. Càng để lâu thì càng có nhiều vấn đề không thể khắc phục được.

Sau khi đã đối mặt với sự thật, bạn hãy tiếp tục tự hỏi chính mình những câu như “Mình có còn muốn gắn bó với người ấy nữa không?”, “Mình có thể làm gì để cứu vãn cuộc hôn nhân này?”… Sau khi suy nghĩ xong, hãy tự đưa ra quyết định thật đúng đắn bạn nhé!

Thực tế rằng tỷ lệ ly hôn của xã hội ngày nay rất cao và có xu hướng gia tăng. Vì sao lại như vậy? Và tại sao có nhiều người trở nên sợ hôn nhân đến thế? Chúng ta thử tìm hiểu sự khác biệt về quan điểm hôn nhân ngày nay và ngày xưa để có cái nhìn đa chiều hơn.

Về phương diện đạo đức, quan điểm về hôn nhân của người xưa rất đáng để thế hệ mai sau học hỏi. Ngày xưa, một khi đôi nam nữ đã buông lời hẹn ước thì sẽ phải giữ lời hứa suốt đời, bên nhau trọn đời, không bao giờ từ bỏ.

Nhìn quan điểm về hôn nhân của một người, có thể đánh giá được phẩm cách của người đó về tu dưỡng đạo đức. Thời xưa, nam nữ một khi đã hẹn ước với nhau thì cả đời phải giữ lời hứa. Bất kể sau này có giàu hay nghèo, hoặc những gì thay đổi trong gia đình hoặc điều kiện vật chất; họ vẫn phải giữ lời hứa của mình. Trong văn hóa Trung Hoa ngày xưa rất chú trọng về “chữ tín, lời hứa và nhân cách…” Văn hóa truyền thống Việt Nam cũng đông dạng như vậy.

Người xưa định nghĩa hôn nhân là gì?

Thời xưa, hôn nhân được coi là sợi dây liên kết giữa hai gia đình với nhau, hai gia tộc với nhau, hoặc thậm chí là hai quốc gia với nhau. Hôn nhân là thứ đảm bảo cho gia đình tồn tại về mặt kinh tế, và một quốc gia tránh khỏi việc bị xâm lược; hoặc hai gia tộc trở thành liên minh với nhau. Hôn nhân thời xưa mang nặng tính kinh tế và lợi ích hơn. Còn những sự đồng điệu về tâm hồn, những rung động tình cảm hầu như không quá đặt nặng.

Lễ cưới truyền thống của Huế xưa [Ảnh minh họa]

Tư tưởng hôn nhân là liên minh đã trở thành một đường lối ngoại giao ở hầu hết các nền văn hóa cổ xưa. Các công chúa nhà Hán được gả cho vua Hung Nô để giữ yên bờ cõi phía Bắc Trung Hoa, Công chúa Huyền Trân được gả cho vua Champa để nhà Trần ổn định biên giới phía Nam, Lý Chiêu Hoàng được gả cho Trần Cảnh – người sau này là hoàng đế đầu tiên của nhà Trần, để từ đó dòng họ này vươn lên nắm chính sự Triều Lý.

Do đó, ông bà ta mới có loạt câu thành ngữ về hôn nhân như: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”; hoặc “Môn đăng hộ đối”; hay như câu “Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”.Đại đa số các cuộc hôn nhân thời trước, yếu tố về gia cảnh, trình độ học vấn đặt lên hàng đầu. Cha mẹ mới là người quyết định xem đôi trai gái đó có được phép cưới nhau không.

Thời đó, vợ chồng chủ yếu quan tâm đến chuyện sinh nở nhiều hơn có yêu thương nhau hay không. Mọi người có gắng làm tròn bổn phận của một người cha, người mẹ; đổi lấy những sự an toàn, tán dương của họ hàng xung quanh. Thật ra nếu nói tình cảm không nảy sinh cũng đúng lắm; mà họ nghĩ tình cảm có thể bù đắp được. Vợ chồng ngoài tình ra còn có nghĩa.

Có lẽ bởi vậy, hôn nhân ngày xưa không có tự do cá nhân cao nhưng lại rất bền vững. Vì hôn nhân bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố mà không chỉ do đôi nam nữ tự quyết định, nên việc ly hôn là rất bị xã hội kỳ thị.

Ngày nay, nhiều giá trị đạo đức và quan điểm sống đã thay đổi; vấn đề hôn nhân cũng không ngoại lê. Chính xác hơn, quan niệm của chúng ta về hôn nhân đã thay đổi rất nhiều so với thời “ông bà ta”. Hiểu được sự khác biệt đó, chúng ta sẽ có cái nhìn thực tế và đúng đắn về hôn nhân, từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp.

Đầu tiên, nói đến tình yêu đôi lứa. Tình yêu và hôn nhân là hai khái niệm khác nhau, không như nhiều người nhầm lẫn. Vì tình yêu là mối quan hệ giữa hai người nam nữ; nhưng hôn nhân là còn gắn với mối quan hệ với cha mẹ, con cái sau này và thậm chí còn cả dòng họ hai bên.

Ảnh cưới chụp ngoại cảnh

Trong lịch sử, chưa bao giờ tình yêu và hôn nhân lại có sự “thoải mái” như ngày nay. Hiện tại, nam nữ có quyền tự do cá nhân trong việc tìm hiểu đối tượng, chủ động trong mối quan hệ và quyết định có đi tới hôn nhân hay không. Thậm chí việc yêu đương cũng rất dễ dàng thay đổi khi không có tiêu chuẩn đạo đức ước thúc.

Xã hội không còn những ràng buộc quá nhiều về họ hàng, gia thế cho hôn nhân. Các đôi nam nữ đến với nhau bằng tình yêu; và sự đồng điệu về tâm hồn và thể xác nhiều hơn. Cách mạng công nghiệp cũng tạo tiền đề cho “chủ nghĩa cá nhân” lên ngôi. Con người theo đuổi nhu cầu không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Có lẽ câu nói “Cha mẹ đăt đâu con ngồi đó”, nên được đổi thành “Con đặt đâu cha mẹ ngồi đó”.

Tuy vậy, ý nghĩa về hôn nhân không phải là bị phá vỡ một cách hoàn toàn. Những giá trị về gia đình vẫn còn nguyên, người chồng phải có nhiệm vụ trụ cột kinh tế, người vợ vừa là người lo hậu phương vừa cân bằng công việc cá nhân. Sự thủy chung trong tình yên và hôn nhân vẫn được đề cao. Dù rằng, thực tế vì quan niệm đạo đức đã xuống dốc nên nhiều người không giữ được các phẩm cách tốt đẹp, dẫn những hậu quả của hiện tượng “tự do hôn nhân”; nghĩa là việc cưới và ly hôn diễn ra dễ dàng và tràn lan. Vì không có sự ràng buộc xã hội nhiều để ước thúc đạo đức; nên những hiện tượng như ngoại tình, bạo lực gia đình, ly thân, ly hôn…. ngày càng phổ biến.

Ngày nay, hôn nhân trở thành con đường đầy thú vị nhưng cũng đầy cạm bẫy. Không ai biết trước phía trước của hôn nhân là gì? Liệu sẽ có những nguy cơ gì đang chờ đợi. Chúng ta bước vào hôn nhân với sự vui sướng được cưới người mình yêu. Nhưng nếu chỉ dựa vào tình yêu thì hôn nhân không chắc bền vững. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo sợ, không dám nghĩ đến một viễn cảnh xa hơn liệu có xảy ra đổ vỡ hay không.

Lễ trao nhãn cưới.

Sự kỳ vọng một hôn nhân mỹ mãn ngày nay thể hiện qua “chiếc nhẫn cưới”. Đó là kỷ vật giúp đánh dấu sự gắn kết và ràng buộc giữa nam và nữ từ đó về sau. Đó còn là trách nhiệm mà bạn đời đặt vào nhau; nó nhắc nhở chúng ta sống sao cho không hổ thẹn với người kia.

Hôn nhân dù thời đại nào vẫn mang ý nghĩa thiêng liêng về một mối quan hệ nghiêm túc và đi cùng nhau tới cuối đời. Đừng nên vì không có ràng buộc xã hội ước thúc đạo đức mà dễ dàng phá hủy đi mối duyên đã định sẵn. Người xưa có câu “Tu trăm kiếp mới nên duyên vợ chồng”.

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề