Vì sao fiml pepa pig ko được chiếu

MANGA/FILM 28-05-2018 00:36:31

Có khá ít quốc gia trên thế giới sở hữu khâu kiểm duyệt gắt gao như người Trung Quốc. Tường lửa của họ là một trong những thứ mà các hacker thế giới khó vượt qua nhất, trong khi bất kỳ tác phẩm hay những thứ gì có khả năng tuyên truyền, nói xấu đất nước này đều bị bắn hạ từ xa.

Thậm chí chính phủ Trung Quốc còn nghiêm ngặt tới mức chỉ cho phép chiếu tối đa 34 phim điện ảnh nước ngoài. Người Trung Quốc có lý do của riêng họ, và hãy tìm hiểu xem, tại sao mà những bộ phim hoạt hình nổi tiếng dưới đây lại bị cấm phát sóng ở đất nước đông dân nhất thế giới này nhé.

Scooby Doo

Chắc chắn rằng bộ phim kể về những chuyến phiêu lưu của Scooby Doo cùng đồng đội chẳng bao giờ đả động gì tới những vấn đề nhạy cảm như chính trị, cũng như không mang xu hướng du nhập các trào lưu khác lạ, trái với văn hóa của người Trung Quốc. Thế nhưng, bộ phim này vẫn bị cấm phát sóng vì lý do khá trời ơi đất hỡi.

Bộ hoạt hình vô cùng nổi tiếng lại không đến được với khán giả Trung Quốc

Cụ thể, vào năm 2008, Scooby Doo đã bị cấm phát hành ở Trung Quốc, do nhà chức trách nước này lo ngại làn sóng hâm mộ bộ phim này quá mức của người dân sẽ dẫn tới việc các tác phẩm hoạt hình nội địa thiếu đi sức cạnh tranh, không có khán giả và các hãng phim hoạt hình Trung Quốc sẽ rơi vào cảnh thua lỗ trên diện rộng. Vẫn biết rằng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước là điều nên làm, nhưng cực đoan như chính phủ Trung Quốc thì quả là có phần hơi quá đáng.

Peppa Pig

Bộ phim hoạt hình Peppa Pig tưởng như chẳng có gì nguy hiểm, nhưng thực chất lại bị cấm một cách vô cùng triệt để tại Trung Quốc trong khi ở các nước khác, nó là một trong những bộ phim nhận được sự yêu thích của khá nhiều trẻ em, cũng như các gia đình.

Rất dễ thương, nhưng gia đình nhà lợn lại không được chào đón ở Trung Quốc

Tội lỗi của Peppa Pig chính là việc đã xuất hiện khá nhiều memes khiếm nhã mô phỏng theo bộ phim hoạt hình ăn khách này. Và với chính quyền Trung Quốc, những thứ này đi ngược với giá trị truyền thống, chưa kể còn bị cho là có phẩm chất đạo đức và giáo dục kém cỏi. Vâng, chỉ vì một vài memes thôi mà nguyên một bộ phim đã bị cấm triệt để tại Trung Quốc.

Winnie the Pooh

Tương tự như Peppa Pig, kể từ sau khi có nhiều memes mô phỏng và so sánh thì nhân vật này dường như đã không còn đất sống ở Trung Quốc nữa rồi.

Vì memes này mà gấu Pooh tuyệt chủng ở Trung Quốc rồi

Chắc chẳng có ai ngờ được chú gấu Pooh với hũ mật ong vô hại của mình lại có thể bị trừng trị nặng nề tới như vậy. Cũng đáng tiếc, vì có lẽ bản thân gấu Pooh chẳng bao giờ hiểu được tội của mình là gì mà khiến cho đất nước cả tỷ dân bài xích như vậy.

Bojack Horseman

Vào năm 2017, Netflix đã cố gắng tấn công thị trường đông dân và giàu tiềm năng bậc nhất thế giới này, và bộ phim mà họ lựa chọn chính là Bojack Horseman. Đen đủi thay, ban kiểm duyệt từ phía Trung Quốc kiên quyết không đồng ý, và Bojack Horseman đã bị loại hoàn toàn khỏi dịch vụ phát sóng trực tuyến iQiyi của đất nước này chỉ hai ngày sau đó.

Bộ phận kiểm duyệt của Trung Quốc không chấp nhận hình ảnh này

Trong các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của người Trung Quốc, hình tượng người ngựa Horseman có lẽ là một thứ mà không nhiều người muốn đề cập tới trong xã hội hiện nay. Thật sự thì chính phủ Trung Quốc cũng không đưa ra một lời giải thích quá rõ ràng, nhưng lệnh cấm thì vẫn được ban hành đều. Ngay cả Death Note hay Attack on Titan còn bị gắn mác là có nội dung người lớn hoặc bạo lực thì việc mang một người ngựa lên sóng truyền hình Trung Quốc gần như là điều không tưởng.

Chia sẻ những thông tin đáng lo ngại, Huyền Chi, một bà mẹ có hai con đến từ Hải Phòng, cảnh báo: "Mọi người có con nhỏ hay xem Youtube nên để ý các kênh con xem. Vì dù là YouTube Kid nhưng vẫn có những video hoạt hình trá hình [Peppa Pig] dạy các bé tự tử, bạo lực như nhiều người đang chia sẻ. Đoạn đầu sẽ là clip bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, rồi sau đó là những hành động bạo lực mà nền vẫn là nhạc hoạt hình nên nếu không ngồi xem cùng con mà chỉ nghe tiếng sẽ không biết được". 

Đó là các video rất đáng sợ bắt chước theo phim Peppa Pig với tựa đề giống y hệt những tựa đề phim này trên YouTube. Trong các video này có hình ảnh dùng dao cắt trên người, cảnh tự nhổ răng đầy máu me, thậm chí là... cắt đầu.

Đây là một cảnh báo rất đáng lo ngại. Vì ở Việt Nam, hiện có nhiều bố mẹ cho con xem phim hoạt hình Peppa Pig trên YouTube bằng tiếng Anh để con nghe học tiếng Anh. Trong khi đó, cơ chế liên kết các video cùng chủ đề dễ khiến cho trẻ em "lạc" vào các clip này. 

Tương tự, chia sẻ trên Facebook cá nhân, chị Jasmine Christine Taylor [New Zealand] cảnh báo: "Nếu bạn có con, hãy cẩn thận với điều này. Nó cố gắng nhắm vào trẻ em và bày vẽ chúng tự cắt thân thể mình và cuối cùng là tự sát. Chúng ẩn mình trong các video trẻ em trên Youtube Kid như Peppa Pig và bật lên ở giữa video. Chúng đưa đến thông điệp giống như bạn nói với bố mẹ rằng họ sẽ chết. Youtube Kid được cho là an toàn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy".

Sabrina Melanson Goodspeed, một bà mẹ có con 4 tuổi ở New Hampshire [Mỹ], cho biết mình thấy rất "sốc" khi xem các video trá hình làm theo video Peppa Pig này. Nếu đưa con bạn máy tính bảng để xem Peppa Pig và chúng không đọc mô tả mà nhấp vào hình ảnh thì rất kinh khủng. 

Kristel Goodspeed - Correa [Pennsylvania, Mỹ] cũng cho biết cháu gái cô có một con gái nhỏ và đã dành thời gian để xem video Peppa Pig vì những cảnh báo trước đó. Có một số cá nhân loạn trí nghiêm trọng đang tạo ra những video như vậy.

Một game trên mạng đang gây phẫn nộ cho nhiều người hiện nay là "Thử thách Momo". Khi trẻ em tham gia thử thách trong game, chúng sẽ liên lạc với một người lạ ẩn danh có tên là Momo với hình ảnh đáng sợ [mặt dài, mắt to...] và giao tiếp chủ yếu thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Momo khuyến khích người tham gia hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau nếu họ muốn tránh bị "nguyền rủa". Một số nhiệm vụ bao gồm tự gây hại, mà Momo yêu cầu người tham gia cung cấp bằng chứng chụp ảnh để tiếp tục trò chơi. Cuối cùng, trò chơi kết thúc với việc Momo nói với người tham gia lấy mạng sống của chính họ và ghi lại trên phương tiện truyền thông xã hội.

Huyền Chi còn cho biết game bắt bé làm theo những gì Momo bảo: uống thuốc tự tử, đợi bố mẹ ngủ rồi bật lò nướng và để đấy, cách đâm người, cách cắt tay tử tự và nhiều trò bạo lực khác.. Trẻ cũng không được nói cho ai biết, nếu không gia đình sẽ bị xui xẻo hoặc sẽ bị Momo bắt. 

Thách thức Momo khiến nhiều người chơi tuổi teen tự sát

Ngày 27.2, đài CBS News [Columbia, Mỹ] có bản tin cảnh báo về trò chơi này. Bản tin cho biết cảnh sát và các trường học đang đưa ra cảnh báo cho phụ huynh trên phương tiện truyền thông xã hội về sự xuất hiện của game. Vào tháng 8.2018, cơ quan thực thi pháp luật đã điều tra ảnh hưởng của "Thử thách Momo" đối với cái chết của một trẻ 12 tuổi ở Argentina, khiến các bậc cha mẹ trên toàn cầu lo lắng về những nguy cơ thực sự này. 

Năm 2018, trò chơi Blue Whale Challenge [Thử thách Cá voi xanh] cũng gây lo ngại khắp thế giới. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, vào lúc 4 giờ sáng mỗi ngày. Game dẫn dắt người chơi thực hiện nhiều việc làm khác nhau, từ bình thường đến nguy hiểm, từ nhẹ nhàng đến "đẳng cấp cao", như trao đổi trên mạng về cá voi xanh; xem phim Cá voi xanh; xem phim kinh dị; vẽ hình cá voi xanh [bằng bút bi] lên cơ thể; sử dụng dao, lưỡi lam hoặc kim khâu để tạo hình dáng cá voi lên cánh tay hoặc chân... Vào ngày cuối cùng [ngày thứ 50], người chơi sẽ được cộng đồng mạng thừa nhận là "người chiến thắng" khi "dũng cảm" tự kết liễu đời mình [tự sát]...

Chia sẻ của một bà mẹ về game "Thử thách Momo"

Ảnh: Becci McGuigan

Trịnh Mai Hạnh, một bà mẹ có con 3 tuổi tại TP.HCM, cảm thán: "Thật không hiểu mục đích để làm những loại video kinh tởm như thế này là gì nữa. Hoặc là người lớn phải coi trước để kiểm duyệt, hoặc là không để các bé coi một mình!...

 

Trường học Anh cảnh báo phụ huynh

Ngày 27.2, báo Mirror [Anh] cũng có bài viết nói về việc các trường học liên tục đưa ra cảnh báo về video Peppa Pig trá hình và game "Thử thách Momo"

Một tuyên bố trên trang Facebook của Trường tiểu học Haslingden [Lancashire, Anh] cảnh báo các video của trẻ em bị ghép các hình ảnh không phù hợp. Thông báo cho biết: "Chúng tôi ngày càng nhận thức được các video không phù hợp lưu hành trực tuyến và đang được trẻ em trên toàn trường xem. Những video clip này đang xuất hiện trên nhiều trang truyền thông xã hội và Youtube [bao gồm cả Youtube dành cho trẻ em]. Một trong những video bắt đầu một cách bình thường, chẳng hạn như bắt đầu một tập phim Peppa Pig, nhưng nhanh chóng biến thành một phiên bản thay đổi với bạo lực và ngôn ngữ gây khó chịu. Một video clip khác có tên là "MoMo" đang thúc đẩy trẻ em làm những nhiệm vụ nguy hiểm mà không cần nói với cha mẹ. Ví dụ chúng tôi nhận thấy ở trường trẻ em xem thông tin yêu cầu trẻ bật ga hoặc tìm và uống những viên thuốc. Chúng tôi khuyến khích bạn nên cảnh giác khi con bạn đang sử dụng bất kỳ thiết bị nào hoặc xem bất kỳ clip nào".

Trường cộng đồng Northcott [Bransholme, Anh] đã cảnh báo với các bậc cha mẹ về hiện tượng "đáng lo ngại" được ngụy trang để "tránh sự phát hiện của người lớn". Nhà trường nói: "Chúng tôi biết rằng một số thử thách khó chịu [Thử thách Momo] đang xâm nhập vào các chương trình của trẻ em. Các thử thách xuất hiện giữa chừng trên YouTube Kids, Fortnite, Peppa Pig để tránh bị người lớn phát hiện. Hãy cẩn thận với con bạn khi sử dụng công nghệ vì những hình ảnh này rất đáng lo ngại.

Trong một bức thư gần đây gửi cho phụ huynh, Trường tiểu học St Bedes RC [Carlisle, Anh] cũng cảnh báo về trò chơi "đau khổ" này. Nhà trường cho biết: "Nhẹ nhàng và vui vẻ ngay từ đầu, nhưng sau đó trải nghiệm trò chơi này nhanh chóng "tối" đi. Người chơi được khuyến khích thực hiện các hành động bạo lực và tự làm hại bản thân thông qua một loạt các thử thách. Những thách thức được đưa ra trong trò chơi này có nguy cơ nghiêm trọng đối với sự an toàn, hạnh phúc của trẻ em tại các trường học của chúng tôi ở Anh...

Video liên quan

Chủ Đề