Vì sao hitler lên nắm quyefn ở đức

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm Hitler là ai, các tội ác của Hitler trong quá khứ cũng như cái chết của ông trùm phát xít này, để biết rằng vì sao cho đến tận bây giờ cái tên Hitler đến tận bây giờ vẫn còn là một chủ đề tránh được nói đến tại nước Đức thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé.

Xem thêm Du học nghề Đức tại //avt.edu.vn/du-hoc-nghe-tai-duc

Nếu tìm hiểu Germany là nước nào, ta không thể nào không nhắc đến Hitler. Cuộc đời của con người này cũng có rất nhiều điều mà ta cần biết

Hitler tên đầy đủ là Adolf Hitler, sinh ngày 20 tháng 4 năm 1889 làng Ranshofen, một ngôi làng được sáp nhập vào năm 1938 với thành phố Braunau am Inn, Đế quốc Áo-Hung. Hitler là người con thứ tư trong gia đình 6 người con. Cha ông là một viên chức hải quan, còn mẹ ông là một người phụ nữ gốc Áo.
Thời thơ ấu, Hitler là một cậu bé ốm yếu và rất mực được mẹ cưng chiều. Còn cha của Hitler lại là một người khá chuyên quyền, nóng tính và giáo dục con bằng đòn roi.
Năm 11 tuổi, Hitler được cha gửi đến một trường trung lập ở Linz với mong muốn Hitler sẽ trở thành một công chức. Tuy nhiên, Hitler đã chống đối lại ý tưởng này, trở thành một kẻ chán nản học hành với điểm số cực kì tệ hại.

Hitler là ai?

Cha Hitler qua đời vào năm 1903, khi Hitler được 13 tuổi. Mẹ ông phải nuôi sống gia đình một cách khó khăn bằng lương hưu và số tiền dành dụm ít ỏi. Trong khoảng thời gian này, Hitler vẫn rong chơi và nuôi ước mơ trở thành một họa sĩ.
Năm 1906, Hitler 17 tuổi đã đến sống ở thủ đô Viên của nước Áo để dự kỳ thi tuyển sinh vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật Viên. Tuy nhiên bài thi của Hitler không đủ điểm, trong lúc ấy, mẹ của Hitler đang hấp hối vì bệnh ung thư và qua đời. Đây là khoảng thời gian rất khó khăn của Hitler khi ông phải mưu sinh bằng những công việc khó khăn và sống tại một phòng trọ lụp xụp.
Năm 1913, Hitler đến Munich, tiếp tục con đường họa sĩ của mình và bắt đầu hoạt động chính trị.

  • Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong quân đội Đế quốc Đức và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Sự thất bại của Đức đã khiến Hitler phẫn nộ và đã trở thành một trong những lý do khiến Hitler bước chân vào con đường chính trị.
  • Năm 1919, Hitler tham gia một ham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở Munich. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này vào 2 năm sau.
  • Năm 1928, NAZI phát động một đợt chính biến được gọi là “Đảo chính nhà hàng bia”. Tuy nhiên cuộc đảo chính này đã thất bại, Hitler bị bắt và phải ngồi tù trong 9 tháng. Tuy nhiên trên thực tế Hitler đã được phóng thích chỉ sau chưa đầy một tháng ngồi tù.
  • Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra. Nó khiến nền kinh tế Đức chìm trong đen tối với lạm phát, thất nghiệp. Cùng lúc đó, xã hội ngày càng trở nên bất ổn hơn và người dân Đức trở nên bất mãn với chính Đảng. Lợi dụng thời cơ đó, Đảng Quốc Xã đưa ra những chính sách cứu đất nước khiến đại đa số người Đức ủng hộ sự thống trị của Hitler.
  • Năm 1932, sau cuộc bầu cử liên bang, Quốc Xã trở thành đảng chính trị lớn nhất trong Nghị viện. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng Đức và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài.

>>>Xem thêm những điều khác liên quan đến con người này mà nhất định bạn phải biết tại:

Trong suốt khoảng thời gian cai trị từ năm 1933 – 1945, Hitler đã tạo ra một chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc. Chế độ này đưa nước Đức vào sự cai quản gần như mọi mặt của cuộc sống một cách đầy tàn bạo.

  • Các đảng đối lập bị cấm chỉ và các đối thủ của Đảng Quốc Xã đều bị giết hại.
  • Người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đều bị tra tấn và thủ tiêu.
  • Thậm chí các Giáo hội Cơ đốc cũng bị áp bức, với hàng loạt lãnh đạo bị bắt nhốt.

Với sự lãnh đạo của Hitler, Đức Quốc Xã ngày càng hung hăng và đòi hỏi về lãnh thổ. Lần lượt vào các năm 1938 và 1939 Quốc xã xâm chiếm Áo rồi đến Tiệp Khắc. Tháng 9 năm 1939, Đức đã tiến hành xâm lược Ba Lan. Sự kiện này đã châm ngòi Thế chiến thứ II khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
Cuộc chiến trở nên thảm khốc và ác liệt hơn với sự đối đầu giữa hai phe: phe đồng minh bao gồm Anh, Liên Xô và Mỹ còn phe Trục phát xít là sự tham gia của Đức, Ý và Nhật Bản. Đến tận bây giờ, Thế chiến II vẫn là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất với cái chết của hơn 70 triệu người.

Tội ác của Hitler làm cả thế giới phải rùng mình

Tội ác kinh khủng nhất của Hitler chúng ta phải kể đến đó là tội ác diệt chủng. Trong vòng nhiều năm, Đức Quốc Xã đã tiến hàng vây bắt, sát hại các chủng tộc trong các trại tập trung và trại hủy diệt của chúng.
Trong đó sự kiện đáng sợ nhất đó là cuộc tàn sát trên quy mô lớn người Do Thái và các nhóm dân tộc thiểu số khác trong cuộc diệt chủng Holocaust. Đây là cuộc diệt chủng dẫn đến cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.
Đức Quốc xã đã tập trung các nạn nhân ở 35 quốc gia châu Âu có người Do Thái đến các trại lao động và trại hành quyết. Các nạn nhân sẽ bị tra tấn dã man bằng nhiều phương thức sau đó mới bị giết. Phát xít Đức không chỉ dùng súng mà còn sử dụng độc dược, hơi ngạt để giết người trên diện rộng. Chiến dịch tàn sát tiếp tục diễn ra cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai tại chiến trường châu Âu chấm dứt vào năm 1945.

Bắt đầu từ năm 1942, phát xít Đức dần thất bại trên mọi chiến trường. Hồng quân Liên Xô cùng quân đội các nước đồng minh khác đã phát động các cuộc tấn công nước Đức và giành được chiến thắng.
Cuối 1943 Đức Quốc xã đã đánh mất phần lớn lãnh thổ ở phía đông họ từng chiếm được. Khoảng thời gian cuối năm 1944 – đầu năm 1945, Đức đã gần như thất bại toàn bộ trước quân Đồng minh.
Vào những ngày cuối đời, Hitler trở nên dữ tợn và mất tự chủ cũng như đưa ra các quyết định trả thù tàn bạo nhưng không đưa đến kết quả. Ngày 27/4/1945, hồng quân Liên Xô đã tiến vào thủ đô Berlin.
Vào ngày 30/4/1945, Hitler và vợ là Eva Braun quyết định tự sát trong Führerbunker. Thủ đô Berlin thất thủ vào ngày 2/5/1945, đánh dấu sự thua trận của phát xít Đức trong Thế chiến II.

Những lời đồn về cái chết của Hitler nảy sinh bởi sau khi Hồng quan tiến vào Berlin, thi thể được cho là Hitler và vợ đều bị cháy. Phần thi thể còn lại rất khó để nhận diện. Ngày 16/8/1945, một số tờ báo ở Nam Mỹ đưa tin rằng Hitler và vợ không hề tự sát vào ngày 30/4/1945 mà đã chạy trốn sang Argentina bằng tàu ngầm. Theo một số nhân chứng, Hitler đến Argentina cùng khoảng 50 người và trú ẩn tại các thị trấn trong các gia đình người Đức.
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ Hitler là ai, cũng như các tội ác của trùm phát xít này. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nước Đức và nhanh chóng hòa hợp được với cuộc sống nơi đây.
Hiện nay, du học nghề Đức được xem là một trong những điểm nhấn nổi bật không thể không kể đến khi nhắc đến Đức. Vậy đi du học Đức cần những thủ tục gì? Tìm hiểu ngay tại các thủ tục cần thiết khi du học Đức.

Skip to content

Du học nghề Đức

091 229 6060

Du học Hàn Quốc

094 188 1515

Nếu như hiện nay Đức nổi tiếng với nhiều người bởi hình thức du học nghề Đức thì trong quá khứ, phát xít Đức chính là điểm nhấn quan trọng khi nói về đất nước này. Nhắc đến phát xít Đức chắc hẳn chúng ta không thể quên được tội ác kinh khủng mà chúng đã gây ra cho nhân loại. Vậy vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông gắn liền với sự độc tài, dã man, tàn bạo và chiến tranh. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa và bản chất của chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên nhìn chung chủ nghĩa phát xít được cấu thành bởi những yếu tố sau chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa độc tài quân sự, chủ nghĩa quân phiệt,..
Một định nghĩa khá dễ hiểu về chủ nghĩa phát xít đó là lực lượng đế quốc phản động, hiếu chiến, có chủ trương thủ tiêu, đàn áp mọi quyền tự do cơ bản của con người và gây ra chiến tranh xâm lược nhằm thống trị thế giới.

Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

Chủ nghĩa phát xít có nguồn gốc chính thức tại Ý từ thời La Mã cổ. Tuy nhiên nó chỉ được công nhận như một hệ tư tưởng chính trị khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành chủ nghĩa phát xít từ cuộc tổng khủng khoảng kinh tế xã hội năm 1929 – 1933 ở các nước bại trận lẫn những nước thắng trận. Cuộc khủng hoảng này đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế của các nước, đưa cuộc sống của người dân vào cảnh sống cùng cực. Các quốc gia đều lâm vào tình trạng xã hội mất an ninh nghiêm trọng, các phong trào bạo lực xã hội của những người thất nghiệp dần gia tăng. Với tình hình như vậy, các chính phủ phương Tây đã đi theo một trong những lối thoát đó là tăng cường chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội. Đây chính là sự mở đầu cho chủ nghĩa phát xít tàn bạo, dã man trong lịch sử.

>>>Tham khảo thêm chủ nghĩa phát xít là gì để biết chi tiết hơn.

Một trong những quốc gia bị thống trị bởi chủ nghĩa phát xít nổi tiếng nhất trong lịch sử đó chính là Đức. Phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của  Adolf Hitler đã gây ra rất nhiều tội ác kinh hoàng, trong đó bao gồm việc châm ngòi chiến tranh thế giới thứ 2 – một trong những cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa phát xít Đức hình thành từ sự ra đời của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Từ một nhóm nhỏ cảnh hữu, NAZI đã trở thành đảng chính trị lớn nhất trong nghị viện vào cuộc tổng tuyển cử năm 1932.

Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tường Đức, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của nước Đức – Quốc xã chiếm quyền lực. Chủ nghĩa phát xít Đức lúc này không chỉ là một hiện tượng chính trị mà còn trở thành chế độ chính trị xã hội.

Chủ nghĩa phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Hitler

Như các quốc gia phương Tây khác, Đức cũng gánh chịu hậu quả nặng nề từ cuộc tổng khủng hoảng kinh tế xã hội 1929 – 1933. Tuy nhiên nền kinh tế nước Đức lại phải nhận khủng hoảng nghiêm trọng hơn cả vì trước đó nước Đức đã chìm sâu trong hỗn loạn, bạo động và bất ổn.
Nguyên nhân của tình trạng này đó là Đức phải bồi thường thiệt hại chiến tranh sau khi Thế chiến I kết thúc. Chính phủ đã tiến hành in tiền để trả nợ và dẫn tới hậu quả là lạm phát tăng cao và các cuộc bạo động diễn ra liên tiếp. Chính vì vậy khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra đã tác động hết sức tàn khốc đối với nước Đức.

Tình trạng bất ổn của đất nước càng khiến người dân Đức bất mãn với cách làm việc của chính Đảng tại Đức. Chính Đảng không thực sự có những chính sách tăng cường sức mạnh kinh tế cũng như dẹp yên tình trạng bất ổn dân sự. Người dân phải đối mặt với sự bạo loạn kéo dài và mất niềm tin vào chính Đảng.
Chính sự bất lực của chính Đảng đã giúp Hitler và đảng Quốc xã có cơ hội giành lấy sự ủng hộ về phía mình, tạo đà cho việc chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền tại nước Đức.

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức đó chính là sự ảnh hưởng của Hitler và Đảng Quốc xã. Trong tình hình khủng hoảng tăng cao, Đảng Quốc xã đã nắm bắt đúng thời cơ để tăng thêm lòng tin từ người dân. Với tài hùng biện và thủ đoạn tuyên truyền của mình, Hitler đã khiến người dân tin rằng đảng Quốc xã sẽ có những chính sách hiệu quả nhằm tái lập trật tự trong xã hội, đưa nền kinh tế trở về thời kỳ hoàng kim và nâng cao uy tín của Đức trên trường quốc tế. Cùng lúc đó, Đảng Quốc xã chi tiêu mạnh hơn cho quân sự và vận dụng kinh tế hỗn hợp, từ đó phần nào khôi phục được nền kinh tế và chấm dứt nạn thất nghiệp. Có thể nói, Hitler và đảng Quốc xã đã mở ra một con đường mới đầy hi vọng cho nước Đức.

Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức là một kết quả tất yếu dưới sự thúc đẩy của những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức và hiểu về một trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động này của nước Đức.

Xem thêm những thông tin liên quan khác tại //avt.edu.vn/nuoc-duc/thu-tuc

Copyright ©2020 Bản quyền thuộc về tổ chức giáo dục AVT

  • Facebook
  • Youtube
  • Tiktok
  • 091 229 6060

Video liên quan

Chủ Đề