Vì sao màng sinh chất có tính khảm động

Hay nhất

Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin [trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin].
Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.
Cấu trúc đó giúp cho màng sinh chất trao đổi chất 1 cách có chọn lọc.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi Vì sao nói cấu trúc của màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm động? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì với tế bào .... Sinh học lớp 10 góp phần giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Câu hỏi: Vì sao nói cấu trúc của màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm động? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì với tế bào?

Quảng cáo

Trả lời:

- Nói cấu trúc của màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm động vì:

Cấu trúc khảm do lớp kép photpholipit được khảm bởi các phân tử protein 

+ Cấu trúc động vì các phân tử photpholipit và protein có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử photpholipit là các liên kết yếu. Một số protein có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.

- Cấu trúc khảm động giúp cho màng sinh chất trao đổi chất một cách có chọn lọc.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Sinh học lớp 10 chọn lọc có trả lời chi tiết hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Câu trả lời chính xác nhất: Màng sinh chất có có tính khảm động vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin [trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin].Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.

Để nắm rõ hơn về Màng sinh chất là gì? Mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây

1. Màng sinh chất là gì?

Màng tế bào [màng sinh chất] được định nghĩa là màng phospholipid hai lớp ngăn cách bên trong tế bào với môi trường bên ngoài ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Singer và Nicolson lần đầu tiên mô tả cấu trúc màng tế bào vào năm 1972. Theo mô hình khảm chất lỏng do Singer và Nicolson giải thích, các phospholipid trong màng sinh chất được tạo thành từ các đầu phosphat ưa nước và các đuôi axit béo kỵ nước. Các phospholipid được sắp xếp theo cách hướng các đuôi kỵ nước vào trong và các đầu ưa nước hướng ra ngoài.

Có hai lớp phospholipid hiện diện trong màng tế bào. Trong lớp kép phospholipid, các loại protein khác nhau được định vị. Ba loại protein là protein tích phân, protein ngoại vi và protein xuyên màng. Một số protein trải dài qua màng và đóng vai trò như các kênh hoặc thụ thể tế bào trong khi những protein khác có thể được tìm thấy ở rìa của màng tế bào, gắn với carbohydrate [glycoprotein]. Cholesterol cũng có thể được tìm thấy trong màng sinh chất. Cholesterol ảnh hưởng đến tính lưu động của màng sinh chất.

2. Tại sao nói màng sinh chất có tính “khảm động”?

Màng sinh chất có tính khảm động vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin [trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin].

Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.

Cấu trúc đó giúp cho màng sinh chất trao đổi chất một cách có chọn lọc.

>>> Xem thêm: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ

3. Chức năng của màng sinh chất

* Màng tế bào [hay màng sinh chất] bao phủ xung quanh tế bào chất của các tế bào sống, về cơ bản màng phân cách các phần nội bào với mội trường ngoại bào. Màng tế bào còn có vai trò trong việc nâng giữ khung xương để hình thành nên hình dạng bên ngoài của tế bào và gắn kết chất nền ngoại bào với các tế bào khác lại với nhau để hình thành nên các mô. Ở các loài nấm, vi khuẩn, vi khuẩn cổ và kể cả thực vật đều có thành tế bào giúp cung cấp cơ chế hỗ trợ cho tế bào và ngăn cản các đại phân tử vượt qua nó.

Màng tế bào có tính thấm chọn lọc và có thể kiểm soát những gì ra và vào tế bào, do đó tạo điều kiện để vận chuyển các chất cần thiết cho sự sống. Sự di chuyển của các chất đi qua màng có thể là "thụ động" diễn ra mà tế bào không sản sinh ra năng lượng hoặc "chủ động" đòi hỏi tế bào phải tiêu hao năng lượng cho việc vận chuyển các chất. Màng nhận nhiệm vụ duy trì điện thế cho tế bào và làm việc như một bộ lọc chỉ cho phép những thứ thiết yếu vào và ra khỏi tế bào. Tế bào sử dụng một số các cơ chế chuyển đổi có liên quan đến các màng sinh học:

-Sựthẩm thấuvà khuếch tán bị động: một số chất [các phân tử nhỏ, ion] chẳng hạn như carbon dioxide [CO2] va oxi[O2] có thể di chuyển qua màng sinh chất nhờ vào sựkhuếch tán- một quá trình vận chuyển bị động. Màng hoạt động như một rào chắn đối với các phân tử thiết yếu và ion, diễn ra ở nhiều nồng độ khác nhau trên hai mặt bên của màng. Chẳng hạn như nồng độ Gradien qua màng có tính bán thấm hình thành nên một luồng thẩm thấu cho nước.

- Màng vận chuyển cáckênh proteinvà các tác nhân vận chuyển: Các chất dinh dưỡng như đường hayamino acidphải được đưa vào trong tế bào và các sản phẩm thiết yếu của quá trình trao đổi chất phải ra khỏi tế bào. Chẳng hạn như các phân tử khuếch tán một cách bị động thông qua cáckênh proteinnhư những kênh nước[đối với nước [H2O]] trong trường hợp đủ điều kiện khuếch tán hoặc được bơm qua màng nhờ các tác nhân vận chuyển của màng vận chuyển.Các kênh protein còn được gọi là các màng thấm, chúng thường khá cụ thể, nhận biết và vận chuyển chỉ một số hoá chất có trong một nhóm thức ăn được giới hạn, thậm chí thường chỉ là đơn chất.

- Quá trìnhnhập bào: là quá trình mà trong đó tế bào hấp thu các phân tử bằng cách nhấn chìm chúng. Màng sinh chất tạo ra một sự biến dạng nhỏ ở bên trong được gọi là lỗ hõm mà tại đó các chất được vận chuyển bị bao bọc lấy. Sau đó, sự biến dạng này được tách ra khỏi màng bên trong của tế bào và tạo ra một túi để chứa đựng các chất bị bao bọc. Quá trình nhập bào là quá trình cho việc tiếp nhận một bộ phận nhỏ các chất đáng tin cậy ["thực bào"], các phân tử nhỏ và ion ["ẩm bào"] và đại phân tử. Quá trình nhập bào tiêu tốn năng lượng nên nó được xem như một hình thức vẩn chuyển chủ động.

* Với các protein màng trên màng tế bào, màng tế bào còn có thể thực hiện các chức năng:

- Chức năngenzim: Xúc tác cho các phản ứng hóa học xảy ra trên màng hoặc trong tế bào

- Chức năngthu nhận, truyền đạt thông tin: các thụ quan có hình dạng đặc thù để gắn với thông tin hóa học để kích thích hoặc ức chế các quá trình trong tế bào sao cho phù hợp với môi trường

- Chức năng nối kết: kết nối các tế bào thành một khối ổn định

- Chức năng neo màng: protein liên kết với protein sợi hoặc các sợi trong tế bào chất, tạo sự ổn định bền chắc của màng

- Chức năng vận chuyển các chất qua màng

Ngoài ra màng còn có thể nhận biết tế bào nhờcacbohydratgắn trênprotein.

Mong rằng với những kiến thức trên đây của Top lời giải về Tại sao màng sinh chất có tính khảm động. Sẽ giúp các bạn có nhiều thông tin bổ ích để phục vụ cho việc học môn Sinh học. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao!

Video liên quan

Chủ Đề