Vì sao máu kinh ra ít

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là vấn đề nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Họ thắc mắc không biết rằng: Liệu tình trạng này có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không? Nguyên nhân là gì và cách cải thiện ra sao? Hãy đọc ngay bài viết này để có đáp án!

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là vấn đề nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Họ thắc mắc không biết rằng: Liệu tình trạng này có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không? Nguyên nhân là gì và cách cải thiện ra sao? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có đáp án đầy đủ nhất!

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là tình trạng gì?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 21 – 35 ngày, thời gian hành kinh từ 2 – 7 ngày và lượng máu kinh là từ 20 – 80 ml. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể là lượng máu kinh giảm đột ngột, chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba của chu kỳ kinh bình thường, khoảng 20 - 30 ml, thời gian hành kinh diễn ra ngắn hơn.

 

Nhiều chị em gặp phải vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Nếu tình trạng này xuất hiện trong nhiều tháng thì chị em tuyệt đối không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. 

>>> Xem thêm: ĐAU BỤNG KINH như gãy xương sườn - Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân gây tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Theo thống kê, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày xuất phát từ việc nội tiết tố bị rối loạn, dẫn đến màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do những bệnh như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,...

Ngoài ra, kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày còn có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:

- Không giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dẫn đến viêm nhiễm.

- Khi hành kinh để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc tích nhiệt.

- Có chế độ ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm vitamin E, C, A,...

- Thường xuyên căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống, gia đình.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc tránh thai, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống viêm steroid,...

 

Một số loại thuốc gây tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

- Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột, ảnh hưởng tới nội tiết tố, từ đó dẫn đến kinh nguyệt ra ít.

- Giai đoạn mới dậy thì hoặc tiền mãn kinh, sự cân bằng nội tiết không ổn định có thể dẫn đến tình trạng máu kinh ra ít.

- Tập thể dục liên tục với cường độ cao cũng gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này thường xảy ra ở các nữ vận động viên.

- Bệnh tuyến giáp khiến cơ thể sản xuất nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp. Trong khi đó, hormone này đóng vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến những bất thường.

 >>> Xem thêm: Có kinh nguyệt nên ăn gì để đỡ đau dữ dội, bớt căng thẳng và mệt mỏi?

Cách cải thiện vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Kinh nguyệt ra ít không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động rất lớn đến yếu tố tâm lý, do đó, bạn không nên chủ quan với tình trạng này. Để giúp cải thiện vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày cũng như tránh tái diễn, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

- Tạo cho bản thân niềm vui bằng cách: Sống thoải mái, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, học tập, làm việc và vận động, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

 

Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện vấn đề kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

- Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Trước và sau khi quan hệ tình dục, trong chu kỳ kinh nguyệt là những thời điểm chị em phải chú ý nhiều hơn cả.

- Bạn nên hạn chế lượng muối cho vào thức ăn lúc chế biến, đồng thời nên kiểm soát lượng caffeine, đường và đồ uống có cồn tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày.

- Điều trị tây ý với việc bổ sung nội tiết tố estrogen đơn lẻ hoặc dùng liệu pháp hormone thay thế,...

>>> Xem thêm: 6 cách làm giảm đau bụng khi đến tháng hiệu quả nhất

Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày hiệu quả

Nguyên nhân gây tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố. Phương pháp điều trị theo tây y tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn nội tiết tố,... Trước thực tế đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện vấn đề sức khỏe này. Đây còn là xu hướng được nhiều phụ nữ lựa chọn bởi hiệu quả bền vững và không gây tác dụng phụ. Ở Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần N-Acetyl-L-Cystein.

 

N-Acetyl-L-Cystein hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Sản phẩm chứa nhiều thành phần quý được chắt lọc từ các cây thuốc trong tự nhiên như: Đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, kết hợp với N-Acetyl L-Cystein có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày cũng như vấn đề lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày không phải tình trạng quá nguy hiểm nếu nhận được sự quan tâm đúng đắn. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần N-Acetyl-L-Cystein kết hợp với các vị dược liệu quý để cải thiện sức khỏe, bạn nhé!

Dược sĩ Việt Kiều

Kinh nguyệt ít có sao không? Kinh nguyệt ra ít chắc hẳn là điều mà rất nhiều bạn nữ lo lắng. Thông thường, đây có thể là biểu hiện của sự rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề.

Kinh nguyệt ra ít, còn gọi là thiểu kinh, là tình trạng lượng máu kinh đột ngột giảm đi hoặc ít hơn so với những tháng trước. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28-35 ngày. Trong 3-7 ngày hành kinh, bạn nữ có thể sẽ mất đi khoảng 60-80ml máu. Tuy nhiên, khi bị thiểu kinh, lượng máu kinh nguyệt của bạn sẽ đột ngột giảm xuống chỉ còn 1/3 so với bình thường, thời gian ra máu chỉ trong 1-2 ngày.

Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít, bạn cần tìm hiểu chính xác lý do để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu vì có thể gây hại đến sức khoẻ sinh sản. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít.

Khi có thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp phụ nữ mang thai vẫn có kinh nhưng kinh nguyệt ra ít. Để biết chính xác rằng liệu bạn đang có thai hay không, hãy sử dụng các biện pháp thử thai hoặc đến bác sĩ để kiểm tra để có biện pháp chăm sóc cơ thể tốt nhất.

Ngoài ra, ra máu vùng kín cũng là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung, dễ gây nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu nghi ngờ hiện tượng kinh nguyệt ra ít do có thai ngoài tử cung, bạn cần thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương án xử lý kịp thời.

Cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ kinh kéo dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường, cùng với đó là lượng kinh nguyệt thay đổi.

Khi tăng cân, chất béo tích tụ quá nhiều khiến các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Tương tự, giảm cân cũng khiến cơ thể bị căng thẳng, gây mất cân bằng hormone. Điều này đặc biệt xảy ra ở những người áp dụng các chế độ ăn kiêng hạn chế calo nghiêm ngặt hoặc tập luyện với cường độ cao.

Xem ngay:  Mệt mỏi khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Theo các chuyên gia, cơ thể cần cân bằng hàm lượng protein, chất béo, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất để có thể duy trì hoạt động bình thường. Do đó, để tránh tình trạng kinh nguyệt ra ít, bạn nên có một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

Mời bạn xem thêm: Tập thể dục vào ngày “đèn đỏ”: Những điều cần lưu ý

Tình trạng kinh nguyệt có thể xảy ra khi bạn gặp các vấn đề tâm lý như: stress, lo âu quá mức, trầm cảm, trải qua cú sốc tâm lý…

Ngoài ra, căng thẳng quá mức về thể chất do luyện tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao… cũng có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Sự căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần đều gây ra rối loạn nội tiết, khiến chu kỳ kinh nguyệt biến đổi.

Khi cơ thể bạn được cân bằng cả về tâm lý lẫn thể chất, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Bạn nên giữ cho tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi và thư giãn sau khi làm việc căng thẳng.

Tình trạng kinh nguyệt ra ít cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như: thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai nội tiết…

Nếu cảm thấy các phương pháp này không phù hợp và an toàn với bản thân thì hãy thay thế bằng các phương pháp tránh thai không chứa hormone khác.

Dấu hiệu của tiền mãn kinh chính là kinh nguyệt ra ít, thời gian giữa các lần hành kinh cũng kéo dài hơn… Nếu đang trong độ tuổi tiền mãn kinh, bạn cũng không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng kinh nguyệt ít.

Hẹp cổ tử cung hoặc cổ tử cung đóng hoàn toàn sẽ khiến kinh nguyệt ít. Nguyên nhân gây hẹp cổ tử cung có thể là do thay đổi nồng độ estrogen hoặc ảnh hưởng sau khi trải qua các cuộc phẫu thuật cổ tử cung, gây ra sẹo tử cung.

Hẹp cổ tử cung khiến máu kinh bị giữ lại trong tử cung, chỉ có thể chảy ra rất chậm nên sẽ gặp hiện tượng kinh nguyệt ra ít.

Xem thêm:

Chuyên gia tiết lộ 7 biện pháp đơn giản giúp bạn nữ điều hòa kinh nguyệt

Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường không nên bỏ qua

Kinh nguyệt đến sớm: Liệu có nguy hiểm?

Nguồn tham khảo:

6 Common Reasons for Lighter Periods – //www.verywellhealth.com/can-i-be-pregnant-if-i-had-a-lighter-than-normal-period-2758450

Video liên quan

Chủ Đề