Vì sao người trẻ khắp nơi thích Nam tiến

Chợ Bến Thành, biểu tượng của Sài Gòn, luôn tấp nập ngày nào nay đìu hiu

VŨ PHƯỢNG

Rất nhiều người trẻ khắp mọi nơi đã bày tỏ như thế khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Sài Gòn diễn biến phức tạp, làm cho Sài Gòn “không được khỏe”, điều này khiến họ cảm thấy thổn thức và vô cùng lo lắng, cứ như chính bản thân mình đang bị tổn thương.

Nhìn Sài Gòn, quê hương thứ hai,  “bệnh”  thương cảm lắm!

Nguyễn Thị Thanh Nga [25 tuổi], giảng viên khoa Du lịch Trường ĐH Văn Lang [TP.HCM], chia sẻ: "Sài Gòn là thành phố sôi động bậc nhất cả nước, nhắc tới Sài Gòn người ta nghĩ ngay đến nhịp sống trẻ trung và sự náo nhiệt. Dịch bệnh Covid-19 ập đến bắt buộc thành phố phải sống khép mình, mọi thứ trở nên yên ắng và khó khăn hơn. Nếu người ngoài địa phương họ thương cảm vì thấy một thành phố từng sầm uất nay lắng mình chống chọi với dịch bệnh thì những người đang sinh sống tại Sài Gòn sẽ cảm nhận rõ hơn ai hết về nhịp thở của thành phố lúc này. Phố xá vắng người, hàng quán đóng cửa, những hàng rào và dây giăng dài từng ngõ phố, tiếng xe cứu thương qua lại thường xuyên…không buồn làm sao được".

Dây giăng và các sạp hàng bên trong chợ Bến Thành đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19

VŨ PHƯỢNG

Thanh Nga cho biết "Mình rời quê ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến Sài Gòn học tập và chọn nơi này làm việc đến nay đã 7 năm, tình cảm gắn bó với thành phố này chắc chắn cũng đủ lớn và luôn xem đây là quê hương thứ 2. Sài Gòn “bệnh” nhìn thương cảm lắm, thương nhất là những người lao động nghèo. Dịch bệnh khiến cho mỗi người có một nỗi khổ của riêng mình nhưng nhìn những người vô gia cư phải khốn đốn giữa mùa dịch Covid-19 khiến bản thân mình không cầm được nước mắt".

Không quen  một Sài Gòn im ắng lạ thường 

Mặc dù đang ở cách xa ngàn dặm nhưng Phan Văn Tuấn, 27 tuổi, du học sinh tại tỉnh Chiba [Nhật Bản], mỗi ngày vẫn luôn hướng về Sài Gòn. “Không còn cảnh kẹt xe mỗi sáng, không còn chiếc đòn gánh nặng trĩu trên đôi vai gầy của những người bán hàng rong mỗi ngày để chắt chiu từng đồng cho con ăn học thành tài. Hình ảnh Sài Gòn từ bạn bè tôi mấy hôm nay quá im ắng đến lạ thường. Cảm giác như một người đang khỏe mạnh, tràn đầy nhiệt huyết bổng nhiên chững lại. Sài Gòn đang không được khỏe…”, Tuấn thổn thức.

Đường phố Sài Gòn vắng lặng. Ảnh chụp trên đường Lê Duẩn, Q,1

CAO AN BIÊN

Tuấn kể: “Hôm trước tôi có gọi điện hỏi thăm vài người bạn đang sống ở Sài Gòn. Bạn tôi bảo: “Lạ lắm mày ạ, tao không quen. Sài Gòn cứ đang như một làng quê vậy…”. Có thể thấy cuộc sống sinh hoạt của họ thay đổi rất nhiều, từ vội vã, tấp nập chuyển sang chậm rãi. Không ai muốn điều đó nên mong dịch sẽ qua nhanh để trở lại trạng thái bình thường. Sài Gòn đang “không khỏe” nhưng tôi tin chắc Sài Gòn không cô đơn và tất cả những người con của đất Việt ở khắp mọi nơi đang ngày đêm hướng về Sài Gòn”.

Sài Gòn, nơi biết bao người thân yêu sinh sống

Nguyễn Trần Thủy Tiên, sinh viên năm 4, ngành quốc tế học, Trường ĐH Ngoại ngữ [ĐH Đà Nẵng], chia sẻ: “Nếu là tình cảm về đấng sinh thành thì Đắk Lắk là nhà, là tình yêu thương vô bờ bến của bản thân mình dành cho cha mẹ. Còn nói đến Sài Gòn thì mình dành sự quan tâm chân tình vì Sài Gòn đã cưu mang, bảo bọc các anh chị của mình trưởng thành và có cuộc sống tốt hơn. Mỗi nơi sẽ có những cảm xúc đặc biệt riêng. Trong giai đọan này, Sài Gòn đang gặp dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp, chính vì vậy tình yêu thương với Sài Gòn của mỗi người ngày một lớn hơn là điều dễ hiểu”.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ [Q.1] đìu hiu

TRẦN DUY KHÁNH

Thủy Tiên cho rằng: “Bản thân em và người trẻ khắp cả nước bày tỏ niềm thương yêu với Sài Gòn nhiều đến thế vì đơn giản nơi ấy có những người thân của chúng em đang sinh sống, là nơi hội tụ mọi giọng nói của con người khắp mọi miền Tổ quốc”.

Nông dân H.Cần Đước [tỉnh Long An] chuẩn bị nông sản nhà trồng để gửi đến người dân Sài Gòn trong mùa dịch Covid-19

BẮC BÌNH

Sài Gòn luôn bao dung và chấp nhận những khác biệt

Thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai, giảng viên thỉnh giảng tại Trường ĐH Hoa Sen, cho rằng: “Ở Sài Gòn chúng ta có thể bắt gặp người dân tứ xứ từ các tỉnh thành trên cả nước về đây làm ăn, sinh sống, học hành và du lịch. Chúng ta cũng có thể dễ dàng thưởng thức các món ăn đặc trưng của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam ngay tại Sài Gòn. Điều đó chứng tỏ vùng đất Sài Gòn là vùng đất mở, văn hóa Sài Gòn là văn hóa mở”.

Thạc sĩ Trần Minh Hải lý giải: "Cái gì mở rất dễ gần gũi, rất dễ gây thiện cảm cho người khác. Chính vì vậy thời gian gần đây khi Sài Gòn “không được khỏe” có rất nhiều bạn trẻ khắp nơi dành tình cảm tốt đẹp, đồng cảm và quan tâm sâu sắc đến Sài Gòn là điều tất nhiên”.

Tập kết nông sản Lâm Đồng trước khi chở về giúp người dân ở Sài Gòn gặp khó khăn trong mùa dịch Covid-19

LÂM VIÊN

Chính vì tập hợp nhiều dòng người nối tiếp nhau đến định cư, sinh sống cho nên văn hóa giúp đỡ người khác cũng đã hình thành từ đây. Ra đường phố chúng ta rất dễ dàng quan sát có bình trà đá, tủ bánh mì, tủ đựng khẩu trang ven đường được cung cấp miễn phí cho người thật sự cần đang gặp khó khăn. Thời gian gần đây xuất hiện thêm các điểm phân phát thực phẫm, cây ATM gạo…cung cấp miễn phí cho người khó khăn”, thạc sĩ Trần Minh Hải giải thích thêm.

Tình cảm của người dân khắp mọi miền đang hướng về Sài Gòn

BẮC BÌNH

Nguồn Thanhnien.vn

 "Đi đâu rồi cũng cập bến... Sài Gòn"

Tốt nghiệp chuyên ngành môi trường [Trường ĐH Tôn Đức Thắng] đã được 7 năm, Đặng Công [quê ở Đắk Lắk] đã thay đổi khá nhiều công ty làm việc. Chàng trai này từng làm ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, quê nhà Đắk Lắk... nhưng cách đây không lâu, Công quyết định vô Sài Gòn để kiếm việc làm, lập nghiệp ở thành phố phồn hoa này. Công bảo rằng đã thử sức ở nhiều nơi, trải nghiệm ở nhiều tỉnh, thành. Rốt cuộc thì "đi đâu loanh quanh rồi cũng quay lại Sài Gòn".

Sài Gòn trong tôi là...

Những câu chuyện như Công rất nhiều. Những người trẻ, họ từng trải qua thời gian sinh viên ở Sài Gòn, để rồi khi ra trường, đứng trước những ngả rẽ: về quê, tìm đến nơi phù hợp với ngành nghề, ở lại Sài Gòn... thì sau vài năm, Sài Gòn vẫn là nơi họ quyết định dừng chân, cập bến.

Không ít người từng có cuộc sống ổn định ở Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Thuận..., thế nhưng "vì Sài Gòn", họ quyết định rời bỏ những miền đất ấy. Rời bỏ cuộc sống mà nhiều người mơ ước, để vào Sài Gòn sống, lập nghiệp, tự tạo cho mình một cuộc sống mới, với hy vọng tốt đẹp hơn. 

Chúng tôi từng hỏi hàng chục học sinh THPT ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đa số họ đều lựa chọn sẽ học một trường trong Sài Gòn. "Dù gần nhà có trường đào tạo chuyên ngành yêu thích, sống gần nhà có điều kiện thoải mái hơn, có mức sống dễ chịu hơn... nhưng em vẫn sẽ vô Sài Gòn học tập", Nguyễn Lan Anh, học sinh Trường THPT Phan Thành Tài [Đà Nẵng], cho biết.

Nhiều sinh viên năm 3, 4 đang học ở Sài Gòn cũng chia sẻ rằng: "Ra trường sẽ ở lại Sài Gòn kiếm việc", hay "Không đâu bằng Sài Gòn, nên em sẽ sống và lập nghiệp ở Sài Gòn chứ chẳng về quê đâu"...

"Sài Gòn tiến"

Không chỉ là dân trí thức, những lao động phổ thông cũng lựa chọn Sài Gòn là nơi để mưu sinh. Với ước mơ để "cuộc đời sang trang", Trần Thành Hải [35 tuổi, quê ở Bình Định] cùng vợ con khăn gói vào Sài Gòn để lập nghiệp. Dù rằng ở quê, Hải cũng có nhà cửa đề huề, ăn nên làm ra. "Sài Gòn có cái gì đó lạ lắm, thôi thúc những thanh niên ở quê như tôi "vào cho bằng được"", Hải nói rồi cho biết thêm: "Ở quê tôi, phần lớn thanh niên đều vô Sài Gòn kiếm kế sinh nhai cả. Rất ít người bám trụ quê với con gà, con vịt, việc đồng áng...".

Có lẽ vì thế mà nếu như trước đây, mọi người hay truyền tai nhau câu nói "Nam tiến" để nói về việc vào Nam lập nghiệp, mưu sinh, thì giờ đây, "Nam tiến" dường như đã được thay đổi thành "Sài Gòn tiến".

Nhiều người trẻ đã chọn Sài Gòn để mưu sinh. Trong ảnh, nhóm thanh niên đu dây lau kính các tòa nhà cao tầng

Ảnh: Xuân Phương

Từng làm công nhân ở Khu công nghiệp Việt Hương 2 [Bình Dương] suốt 4 năm. Thế nhưng cách đây không lâu, chị Nguyễn Thị Hoa [32 tuổi, quê ở Quảng Trị] quyết định lên Sài Gòn để tìm kiếm công việc mới. Hay anh Lê Hữu Chức [36 tuổi, quê ở Thanh Hóa], cũng chia tay đồng nghiệp đã gắn bó suốt 6 năm trời khi cùng làm chung ở Khu công nghiệp Sonadezi [Đồng Nai], để lên Sài Gòn, làm việc ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam.

Nói về quyết định này, anh Chức bảo: "Trước đây có thời gian 2 năm làm việc ở khu công nghiệp Bàu Bàng [Bình Dương]. Sau đó thì qua Đồng Nai làm. Nhưng giờ sau nhiều năm trời, tôi vẫn nuôi ý định phải làm việc Sài Gòn. Cuộc sống ở một nơi mới, công việc mới không hề dễ dàng, thế nhưng tôi vẫn muốn".

Chức cũng kể rằng có nhiều bạn bè dù đang ổn định với công việc, với cuộc sống thân quen 5, 7 năm, nhưng cũng muốn tìm kiếm những cơ hội mới, xem Sài Gòn là "miền đất hứa" nên cũng quyết định nghỉ việc, "vào Sài Gòn", "đến Sài Gòn", "Sài Gòn tiến" để làm những công việc khác.

Giờ đây, sau khi tan ca làm lúc 18 giờ, Chức lại mở điện thoại vào ứng dụng xe ôm thông minh để tiếp tục kiếm thêm. "Lương lúc trước 7 triệu đồng/tháng. Sau giờ làm là về nhà với vợ con. Còn giờ lương chỉ 6 triệu đồng, phải chạy xe kiếm thêm, nhưng lại thích. Tôi và vợ hài lòng với quyết định 'Sài Gòn tiến' của mình", Chức kể.

Vì sao lại có những quyết định lạ lùng như thế? Vì sao Sài Gòn lại có sức hút kỳ lạ đến vậy? Phải chăng Sài Gòn có chất chứa những điều gì đó thật đặc biệt nên mới khiến nhiều người quyết định chọn miền đất này để sinh sống, làm việc? Có lẽ là có!... [còn tiếp]

Đón đọc kỳ 2: Sài Gòn dễ sống?

Hóa ra mỗi quyết định đều có lý do riêng của nó. Nhưng trên tất cả, Sài Gòn là nơi dễ sống, dễ kiếm kế sinh nhai. Ở Sài Gòn, cho người trẻ nhiều cơ hội...

Tin liên quan

  • Sài Gòn trong tôi là...
  • Em ơi Sài Gòn hẻm

Video liên quan

Chủ Đề