Vì sao nước ối đục

Bà bầu bị nước ối đục phải làm sao

Bị nước ối đục  trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu.  Nước ối là môi trường sống bao quanh thai nhi, chứa chất dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi. Đồng thời thực hiện quá trình tái tạo và trao đổi chất nhằm tạo ra sự cân bằng lý tưởng giúp các cơ quan của thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, nước ối còn có vai trò như một màng đệm bảo vệ thai nhi tránh khỏi những va đập của tử cung và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bào thai. Với một thai kỳ khỏe mạnh, nước ối có màu trong,tính hơi kiềm. Vào những tuần cuối của thai kỳ, nước ối sẽ có màu trắng đục giống như nước vo gạo. Vậy bà bầu bị nước ối đục phải làm sao?

Mẹ bầu bị nước ối đục  là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, khám định kỳ thường xuyên.

Bị nước ối đục khi mang thai phải làm gì

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nước ối đục

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu tiểu khó khi mang thai:

  • Do chất gây của thai nhi tiết ra. Trường hợp này là tế bào chết của da, hay hệ tiêu hóa, đường niệu bong tróc và tiết vào nước ối khiến nó có màu đục. Hiện tượng này cho biết con bạn đang lớn dần và dù nước ối bị đục trong trường hợp này thì cũng chẳng có gì đáng lo ngại.
  • Do phân xu hòa lẫn khiến nước ối có màu đục, nó cho thấy bé của bạn có thể đang bị thiếu oxy và cần được thăm khám, kiểm tra ngay.

Bởi vậy nước ối đục chưa hẳn là đáng lo ngại mà bà bầu cần bình tĩnh để có cách xử lý để không bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Cách chăm sóc cho bà bầu bị nước ối đục

Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị nước ối đục hiệu quả nhất:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái, không lo lắng quá mức: Vì lo sợ thai nhi hít phải nước ối đục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, mắc bệnh về hô hấp nên các bà mẹ cực kỳ lo lắng.
  • Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn: Khi phát hiện nước ối đục các bác sĩ sẽ đưa ra lịch khám thai dành riêng và mẹ bầu phải tuân thủ đúng lịch trình. Điều này sẽ giúp thai kỳ được theo dõi sát sao, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Lúc này mẹ nên uống nước thật nhiều để oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tốt. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, ngủ đủ giấc… Tuyệt đối không nằm ngửa, cúi thấp người…
  • Không uống quá nhiều nước dừa, nước mía, ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào… sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân nhanh.

Bà bầu bị nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với trường hợp nước ối đục trong tháng cuối của thai kỳ thì hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi điều này sẽ không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của con yêu.

Khi nước ối bị đục do nguyên nhân thứ hai thì mẹ bầu cần phải kiểm tra xem xét vấn đề suy thai. Nếu tình trạng này xảy ra thì phải điều trị ngay để tránh việc thai nhi bị chết lưu, sinh non.

Một số lưu ý cho bà bầu bị nước ối đục

Bà bầu bị nước ối đục  nên ăn gì?

Uống nước ấm

Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là một lựa chọn tốt cho cơ thể của bà bầu. Đặc biệt, mẹ phải uống 1 cốc nước ấm trước khi đi tắm, sau khi đi bộ về, sau khi đi tiểu tiện, trước khi đi ngủ để bù vô lượng nước đã mất của cơ thể.

Uống ước dừa

Nước dừa cực giàu khoáng chất và tốt cho cơ thể. Uống nước dừa không chỉ cần thiết trong việc duy trì lượng nước ối mà còn tốt cho sức khỏe bà bầu lẫn thai nhi.

Uống các loại sữa hạt

Sữa hạt không những bổ dưỡng, an toàn mà còn tăng ối hiệu quả. Mẹ có thể dùng đậu nành, đậu xanh, đậu đen, gạo…  đun, xay lấy nước, cho thêm ít đường sữa rồi uống hằng ngày.

Bà bầu bị nước ối đục không nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:

  • Một số gia vị cay, nóng
  • Đồ ăn dưa muối chua như dưa cải, cà pháo ngâm, môn chua,…
  • Những thức ăn nhiều dầu mỡ nên hạn chế như mỡ động vật
  • Loại bỏ thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas,…
  • Không nên đồ ăn quá mặn

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị nước ối đục  phải làm sao? Bà bầu bị nước ối đục  có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị nước ối đục .

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

10 thg 9 2019 23:27

Ở những mẹ bầu khỏe mạnh có thai nhi phát triển ổn định, nước ối thường có màu trắng trong. Nhưng có một số trường hợp, khi đi khám mẹ được chẩn đoán có nước ối đục. Liệu việc nước ối bị biến đổi như vậy có gây tác động xấu gì đến mẹ và bé hay không? Lý do tại sao nước ối lại trở nên đục như vậy? Và làm thế nào để xử lý vấn đề này? 

Tại sao mẹ bầu bị nước ối đục?

Nước ối đục có thể xảy đến bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Một trong số các nguyên nhân khiến nước ối trong cơ thể mẹ bị đục là do lượng chất gây mà bé đã thải ra vào buồng ối [tìm hiểu nước ối là gì].

Nước ối ban đầu có màu trắng trong nhưng sau một thời gian có thể chuyển thành màu trắng đục

Chất gây này vốn được tạo thành từ nhiều thành phần khác nhau như các tế bào chết trên da, niêm mạc mạc miệng, đường niệu hay hô hấp. Nước ối lúc đầu thường có màu trắng trong giống như với màu của nước dừa non nhưng khi thai nhi càng lớn thì màu nước ối này sẽ ngày càng đục dần. Đến khi mẹ đã bước sang thời kỳ mang thai ở tuần thứ 38 thì nước ối lại càng đục hơn giống như màu của nước vo gạo.

Lý do là bởi thai nhi mà càng phát triển lên thì tình trạng bong tróc sẽ xảy ra nhiều hơn. Ngoài nguyên nhân vừa kể trên thì hiện tượng nước ối bẩn có thể xuất phát từ việc thải phân su của bé. So với trường hợp đầu tiên thì trường hợp thứ hai này nguy hiểm hơn vì lượng phân su có khiến nước ối biến đổi. Từ đó, lượng oxy cung cấp cho bé bị thiếu hụt dần và làm giãn ra cơ vòng hậu môn, phân su bị đẩy vào buồng ối.

Nước ối đục có nguy hiểm không?

Việc nước ối đột nhiên thay đổi khiến không ít chị em phụ nữ lo lắng nước ối đục có sao không và gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Thật ra, tùy vào nguyên nhân gây nên mà nước ối đục có thể tác động đến khả năng phát triển của bé hoặc là không gây ảnh hưởng gì. 

Với trường hợp nước ối đục do tình trạng bong tróc của một số bộ phận trong cơ thể, mẹ bầu sẽ không cần lo lắng. Và dù vấn đề này có xảy ra vào cuối thai kỳ thì cũng không hề tạo tác động xấu nào, bé vẫn sẽ khỏe mạnh chờ đến ngày được ra thế giới bên ngoài. 

Nhưng nếu bà bầu rơi vào tình huống nước ối đục do phân su của thai nhi thì cần phải cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị suy thai. Lúc này, phụ  nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ để khám. Nếu nguyên nhân xuất phát từ phân su thì mẹ sẽ cần có những biện pháp điều trị phù hợp để thai nhi phát triển ổn định, không bị chết lưu hay mẹ phải sinh non. 

Nước ối có lẫn phân su có thể khiến thai nhi bị ngạt thở

Một trường hợp khác mẹ bầu không nên bỏ qua chính là mẹ chỉ bị suy thai ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng thì các mẹ cũng cần đi khám và kiểm tra thường xuyên. Bởi nếu chủ quan, lơ là, không chăm sóc sức khỏe thì tình trạng suy thai có thể chuyển sang giai đoạn cấp tính vào thời điểm mẹ chuyển dạ sinh con.

Hầu hết mẹ bầu có nước ối đục thường không gặp vấn đề gì nghiêm trọng và vẫn mang thai bình thường. Chỉ khi nào thai nhi ngạt thở, sặc nước ối vào các thời điểm trước, trong hay sau khi lâm bồn do nhiễm phân su thì mới gặp nguy hiểm. Lúc này, bé có thể gặp rắc rối khi thực hiện hô hấp, tình trạng suy hô hấp hay rối loạn quá trình trao đổi không khí có thể xảy ra.

Nếu càng để lâu phổi sẽ bị viêm, bội nhiễm hay nhiễm trùng, nặng hơn là phổi bị xẹp, thiếu oxy trầm trọng. Mức độ nguy hiểm này sẽ còn tăng lên nếu bé không ngừng hít phân su. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị từ sớm thì lượng phân su thải ra có thể được lấy ra ngoài giúp cơ quan hô hấp của bé được dọn sạch sẽ hơn và bé hô hấp tốt hơn. 

Vì mức độ nghiêm trọng của nước ối đục nên mẹ phải luôn đi khám thai định kỳ để theo dõi lượng nước ối cũng như màu sắc của nó. Nếu có điều bất thường xảy ra thì cũng kịp thời xử lý và giữ an toàn cho cả hai mẹ con.

Làm thế nào để nước ối trong trở lại?

Tuy nước ối đục là hiện tượng bình thường mà hầu hết các bà bầu đều mắc phải nhưng nếu để tình trạng này kéo dài thì thai vẫn có thể bị ảnh hưởng. Do đó, khi siêu âm thấy nước ối đục mẹ nên tiến hành một số phương pháp sau để giúp cải thiện nước ối:

Không phải vô cớ mà các bác sĩ hay các chuyên gia luôn khuyên các mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể. Vì nước sẽ giúp cho mẹ không bị thiếu nước hay cạn ối. Bên cạnh đó, nước lọc còn có thể giúp hệ tiêu hóa, hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa bệnh tật, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ…

Bà bầu cần thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể để nước ối không bị đục

Và trong trường hợp này, nước lọc có thể biến đổi nước ối đục thành nước ối trong. Để được như thế, mẹ cần uống một lượng nước ấm nhất định hằng ngày. Mỗi ngày mẹ phải đảm bảo sao cho lượng nước đưa vào cơ thể phải đủ khoảng 2 hay 3 lít. Hoặc để chính xác hơn mẹ có thể đóng thành chai có lượng nước tiêu chuẩn như vậy.

Mẹ chỉ nên dùng nước hơi ấm chứ không nên dùng nước lạnh và phải chắc chắn dùng hết lượng nước quy định. Mẹ có thể uống nước vào bất cứ lúc nào trong ngày nhưng nếu có thể thì trước khi đi tắm nên uống một cốc hoặc uống khi đã đi bộ về, khi đi vệ sinh xong và trước giờ đi ngủ. 

Ngoài nước lọc thông thường ra, mẹ bầu có thể thử sử dụng nước dừa để giúp nước ối trong trở lại như trước và cũng là để thay đổi khẩu vị cho mẹ. Với các khoáng chất bổ dưỡng có trong nước dừa, nước ối của mẹ sau một thời gian sẽ chuyển về màu trắng trong. 

Thêm vào đó, nước ối còn giúp cho sức đề kháng được tăng cường và phát huy hiệu quả công dụng ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Mặc dù nước dừa rất tốt nhưng mẹ cũng cần lưu ý không nên dùng chúng khi đang mang thai thời kỳ đầu hoặc ban đêm, nhất là trước khi đi ngủ. 

Bởi thành phần điện giải trong nước dừa có thể gây nên các tình trạng lạnh bụng, tay chân run rẩy, chóng mặt… Và khi mua dừa, các mẹ nên chọn những loại quả dừa tươi đã được chặt mỏm trước và trước khi uống thì nên cho chút muối.

Bình thường, sữa hạt là một loại thức uống vô cùng bổ dưỡng. Đặc biệt khi mẹ bị thiếu ối hay nước ối có màu đục thì loại đồ uống này sẽ càng hữu ích, giúp mẹ tăng lượng nước ối, làm trong nước ối rất hiệu quả. Những loại hạt được chọn để chế biến sữa thường là đậu nành, đậu xanh, đậu đen, gạo… 

Lúc đầu mẹ cần đun chúng lên đến khi mềm thì đun lên rồi xay ra lấy phần nước và bỏ phần bã đi. Mỗi lần dùng thì cho thêm ít đường để vị sữa được ngon hơn. Bên cạnh cách này, mẹ cũng có thể thử chế biến theo cách khác. Chẳng hạn rang các hạt lên đến khi có mùi thơm thì đem đi đun nước. 

Và dùng nước đun đó để uống thay cho việc uống nước lọc. Ngoài nước đun từ các loại hạt, mẹ cũng có thể dùng nước nấu cơm. Lúc vo gạo thì mẹ có thể cho thêm nước nhiều hơn bình thường một chút. Đến khi nồi cơm sôi thì nhanh chóng múc phần nước dư ra bát rồi pha chút đường và uống.

Với những ai quá bận rộn không có thời gian để chế biến món sữa từ hạt thì có thể mua loại sữa tươi không đường rất tốt này. Chỉ cần mỗi ngày bạn nạp thêm cho cơ thể một lượng sữa nhất định thì sau một thời gian, bạn sẽ thấy nước ối trong hơn, lượng ối cũng được tăng lên và đặc biệt là trọng lượng thai nhi cũng phát triển tốt hơn.

Lượng nước cần thiết cung cấp cho cơ thể ngoài nước lọc hay sữa ra thì mẹ có thể lấy từ những loại quả mọng nước. Cho nên, mẹ nên dùng cà chua, các loại dưa, dâu, nho, quýt, bưởi, chanh, cam sành… 

Các loại trái cây này không chỉ tăng được lượng nước ối cho mẹ, làm trong lại nước ối bị đục mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất. Cơ thể mẹ nhờ đó mà khỏe khoắn hơn, vui tươi, trẻ trung hơn.

Không chỉ có hoa quả mà rau củ cũng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của mẹ. Chúng cũng sẽ giúp mẹ bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng, phòng chống táo bón và quan trọng nhất là làm sạch nước ối.

Không chỉ có nước lọc  sữa và nước dừa, mẹ bầu có thể dùng thêm nước mía, nước lá vối hay nước luộc rau để thay đổi khẩu vị. Vì đều là các loại nước lành tính nên mẹ có thể dùng thường xuyên và lâu dài. 

Nhưng với loại nước có hàm lượng đường nhiều thì nên uống với lượng vừa phải chứ không nên lạm dụng để tránh nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi đang mang thai.

Nước lá vối và nước mía có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng nước ối đục

Ngoài các cách làm trên, mẹ cũng có thể đi truyền nước biển, truyền vitamin hoặc mua bột điện giải về để pha nước uống mỗi ngày. Đây là cách nhanh chóng giúp bổ sung lượng ối và làm trong nước ối nếu mẹ bầu cảm thấy lười.

Bên cạnh việc cung cấp đủ nước cho cơ thể, phụ nữ mang thai cũng cần chú ý đến tư thế ngồi và nằm của mình. Một tư thế đúng không những giúp mẹ và bé thoải mái, dễ thở mà còn có thể cải thiện nước ối. 

Vì thế, mẹ bầu nên di chuyển nhẹ nhàng, khi nằm thì nên nằm nghiêng về phía trái, không nên nằm ngửa hay nằm sấp và ngay cả ngồi mẹ cũng nên ngồi ở tư thế đúng.

Kết luận

Tình trạng nước ối đục trong một số trường hợp không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé nhưng vẫn là vấn đề cần được quan tâm, lưu ý. Bất kỳ điều bất thường nào xảy ra đều có thể chuyển biến nặng nếu mẹ chủ quan. Vì vậy, dù gặp phải tình trạng gì, nguy hiểm hay không thì mẹ bầu cũng phải theo dõi thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ để có được phương pháp chữa trị thích hợp.

Xem thêm:

Đa Ối Là Gì? Đa Ối Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề