Tại sao lại đau đầu gối

Con số thống kê cho thấy có 10% người bị đau đầu gối chân khi đi đứng ở độ tuổi 25-30. Đến độ tuổi 50 thì có đến 55% người đã từng phải trải qua cảm giác đau đầu gối với nhiều mức độ và do nhiều bệnh lý khác nhau. Đầu gối bị đau nhức khi co duỗi luôn khiến bệnh nhân lo lắng, khó chịu, và làm giảm chất lượng cuộc sống. Đối với người lớn tuổi thì đau đầu gối chân sẽ nặng hơn và đau đớn hơn rất nhiều , gâu khó khăn trong di chuyển, đi đứng. Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời tình đau hai đầu gối thì bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đau đầu gối chân khi đi đứng là bệnh gì, nguyên nhân đến từ đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.


Hình 1: Đau đầu gối chân khi đi đứng là bệnh thường gặp

Nguyên nhân đau đầu gối chân khi đi đứng

Đau đầu gối chân khi đi đứng có thể có nhiều nguyên nhân, có thể là cơ giới hoặc bệnh lý.

Bao gồm các tổn thương từ bên ngoài do môi trường, khí hậu, tai nạn, công việc,…

  • Do công việc: Khi bạn thường xuyên phải mang vác, khiêng đồ, làm việc quá sức, đứng quá nhiều,… thì đầu gối phải chịu áp lực lớn đè lên, về lâu dài sẽ hình thành các tổn thương làm mỏi, ê ẩm đến đau nhức đầu gối. Lý do này khá phổ biến và chỉ xuất hiện khi vượt quá giới hạn chịu đựng của khớp gối.
  • Có chấn thương do tai nạn: Có thể bệnh nhân đã từng phẫu thuật xương đầu gối, có chấn thương ở khớp gối làm giảm sự linh hoạt của các mảnh xương, làm cho sự chuyển động của khớp gối không được như trước. Đặc biệt, cảm giác đau nhức tăng lên như trở trời hoặc thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
  • Béo phì: Đây cũng là một nguyên nhân điển hình dẫn đến đau đầu gối. Khi khối lượng cơ thể lớn cùng với lượng mỡ nhiều sẽ đè ép lên các khớp ở chân một lực lớn về lâu dài sẽ làm đau nhức các đầu gối.

Hình 2: Người béo phì thường bị đau đầu gối khi đi đứng

  • Ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Việc thường xuyên dùng chất kích thích, hút thuốc lá, ăn thiếu chất cũng làm cho cơ thể suy nhược, đôi khi đau mình mẩy và các xương ở các chi gây đau đầu gối.

Một số bệnh lý ở đầu gối có liên quan đến triệu chứng đầu gối bị đau nhức. Dưới đây là những bệnh lý có thể bị nghi ngờ, mỗi bệnh có hình thức, tính chất và mức độ đau là khác nhau.

  • Thoái hóa xương đầu gối: Đây là nguyên nhân rất phổ biến, đặc biệt với đối tượng từ 40 tuổi trở đi. Theo thời gian các khớp dần bị xơ hóa, dịch khớp teo dần, xương cũng rỗng và giòn hơn so với thời kỳ trưởng thành nên dễ bị tổn thương, gây ra các ổ viêm, sưng nóng đỏ đau. Với triệu chứng đau đớn, râm ran trong từng đoạn xương nếu không được xử lý và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đáng sợ nhất là liệt chân suốt đời.
  • Bệnh gout: Bệnh cũng xảy ra ở đầu gối khiến đầu gối đau ê ẩm, dai dẳng do sự lắng đọng các axit uric làm chèn ép các sợi thần kinh cảm giác ở các khớp.
  • Tràn dịch khớp đầu gối: Là tình trạng dịch ở các màng bao tràn ra gây ra các ổ viêm, sưng nóng đỏ đau. Do các tổ chức viêm chèn ép lên các sợi thần kinh và đè ép lên các khu trú xung quanh làm cho chân khó di chuyển, vận động. Tình trạng này tăng lên khi bệnh nhân vận động quá sức hoặc có va chạm mạnh.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh có triệu chứng viêm đa khớp, các khớp nhỏ đến trung bình có tính chất đối xứng, thường đau nhiều vào chiều tối và tờ mờ sáng, thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ.
  • Bệnh khô khớp gối: Bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi do các dịch trong màng bao khớp bị teo dần, giảm “ bôi trơn” cho các khớp làm sự linh hoạt của các khớp. Tình trạng này khiến bị nhức xương đầu gối giới hạn sự vận động của các khớp, làm bệnh nhân khó di chuyển, dễ cứng khớp vào buổi sáng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đầu gối bị đau khi co duỗi. Để giúp chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân nên được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chụp X quang và làm thêm các cận lâm sàng khác nếu cần.

Hình 3: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau nhức xương đầu gối

Đau hai bên đầu gối chân khi đi đứng có gì khác biệt trong chẩn đoán so với đau một bên

Chỉ bằng trực quan để quan sát trên lâm sàng thì không khẳng định được 100% có thể loại trừ một nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân kể trên khi đau cả hai bên đầu gối chân. Hai đầu gối chân có nhiệm vụ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau. Nên khi bị tổn thương thì rất dễ ảnh hưởng đến cả hai bên đầu gối.

Tuy vậy, có một số bệnh có liên quan chặt chẽ đến dấu hiệu xuất hiện đối xứng ở cả hai đầu gối. Điển hình trong số đó là Viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh tự miễn gây viêm và đau các khớp từ nhỏ đến lớn có tính chất đối xứng. Ví dụ như đau ở hai khớp cổ tay, đau ở hai khớp khủy tay, đau ở hai khớp đầu gối. Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, không chữa khỏi được nên bệnh sẽ tiến triển thành nhiều đợt và vì vậy người bệnh sẽ có nhiều lần bị đau đối xứng ở các khớp. Đây cũng là dấu hiệu để bạn có thể nghi nghờ mình bị Viêm khớp dạng thấp hay không.

Hình 4: Mô tả cụ thể về vị trí đau ở một hay cả hai bên gối giúp cung cấp thêm dữ liệu trong quá trình chẩn đoán

Thêm một dấu hiệu để suy đoán đó là cảm giác đau xuất hiện chỉ khi đi đứng hay là xuất hiện cả khi đầu gối không hoạt động. Thông thường một khi khớp bị tổn thương nào đó thì chắc chắn hoạt động di chuyển đi lại tại khớp gối sẽ gây đau. Tuy nhiên nếu khi không di chuyển mà khớp vẫn đau, thì đó có thể là dấu hiệu của yếu tố viêm, sưng đang tồn tại ở trong ổ khớp.

Một số hướng điều trị khi bị đau đầu gối khi di chuyển

Để chọn được phương pháp điều trị đau đầu gối khi di chuyển chính xác nhất thì bệnh nhân cần được đi khám tại các cơ sở chuyên khoa. Việc điều trị đau khớp gối luôn phải thực hiện là duy trì chế độ luyện tập và điều chỉnh chế độ ăn uống. Dựa trên nền tảng đó để kết hợp với một trong số các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc tân dược
  • Sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên
  • Phẫu thuật, vật lý trị liệu

Trong đó thì sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên là phương pháp luôn được ưu tiên hàng đầu bởi hiệu quả, tính an toàn cao và hiếm tác dụng phụ của nó. Một số thành phần tự nhiên thường được sử dụng trong điều trị đau đầu gối khi di chuyển bao gồm: Vẹm xanh, sụn cá mập, dầu cá tự nhiên, canxi, vitamin C, kẽm…Những thành phần thiết yếu cho khớp khỏe mạnh kể trên hiện có trong sản phẩm Viênbổ xương khớp Vẹm xanh. Sản phẩm được nhập khẩu từ Úc đạt tiêu chuẩn TGA của cơ quan quản lý về thuốc và thiết bị y tế tại Úc hiện đã và đang được lưu hành tại Việt Nam.

Hình 4: Viên bổ xương khớp Vẹm xanh được nhập khẩu nguyên hộp từ Úc

DS. Xuân Hương

Video Giới thiệu sản phẩm viên bổ xương khớp con vẹm xanh và ý kiến đánh giá của chuyên gia: Đoàn Văn Đệ - Phó chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam, chủ tịch Hội thấp khớp học Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề